Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp em cái nguồn ốn áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp em cái nguồn ốn áp

    Tình hình là kiến thức phân tích và tính toán mạch điện của em yếu quá,thấy đưa cái mạch nguồn về tự tính thông số:
    Mạch như sau:
    Click image for larger version

Name:	nguon.JPG
Views:	1
Size:	36.8 KB
ID:	1413361
    cho em hỏi đây có phải mạch nguồn ổn áp có bảo vệ quá dòng ko,thông số em chọn ok chưa ạ.
    Nguồn vào lớn hơn 12V,áp ra là 12V 0.5A.

    Bác nào giúp em thông cái mạch này với!
    ĐT: 0972 20 58 68
    Gmail:

  • #2
    Mạch bảo vệ quá dòng hình như bị ngược, khi quá dòng sụt áp trên R6 đủ để Q4 dẫn làm B của Q2 càng dương nên càng tăng áp ra !
    Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
    Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

    Comment


    • #3
      Q4 dẫn thì B của Q2 càng âm chứ bác Tâm.

      Khi ngõ ra bị đoản mạch, Q1 chưa kịp ngưng (do tụ C1 vẫn còn giữ điện) Dòng qua BE có thể làm cháy Q4.
      sau.ph

      Comment


      • #4
        Ừ mình nhìn nhầm, mà để bảo vệ quá dòng 0,5A thì R6 nên lấy lớn hơn cỡ 1 Ohm vì 0,5A x 1 Ohm = 0,5V là chớm ngưỡng dẫn của Q4.
        Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
        Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Q4 dẫn thì B của Q2 càng âm chứ bác Tâm.

          Khi ngõ ra bị đoản mạch, Q1 chưa kịp ngưng (do tụ C1 vẫn còn giữ điện) Dòng qua BE có thể làm cháy Q4.
          Vậy khắc phục là bỏ hoặc giảm điện dung C1 xuống phải ko bác.
          R3 phân cực cho Q2 vậy còn C1 làm nhiệm vụ gì ạ?

          Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
          Ừ mình nhìn nhầm mà để bảo vệ quá dòng 0,5A thì R6 nên lấy lớn hơn cỡ 1 Ohm vì 0,5A x 1 Ohm = 0,5V là chớm ngưỡng dẫn của Q4.
          Cảm ơn 2 bác nhiều lắm.

          - Cầu phân áp R4 + RV1 + R5 tạo điện áp mẫu đưa về chân B Q3.
          - R2 D1 tạo điện áp chuẩn để Q3 so sánh với điện áp mẫu ổn định áp ra.
          Vậy cho em hỏi có phải
          - R1 định thiên cho Q1 ko và tính nó như thế nào ạ hay tuỳ chọn.
          - R3 phân cực cho Q2 còn C1 làm gì ạ,nếu chọn thì tính như thế nào ạ.
          ĐT: 0972 20 58 68
          Gmail:

          Comment


          • #6
            R1 xả dòng rò cho Q2 và giúp Q1 mau ngắt khi tải giảm đột ngột.

            C1 để lọc nhiễu và chống dao động tự kích. Theo mình nên chọn khoảng 0.1 thôi.

            Để bảo vệ Q4 bạn nên thêm con trở hạn dòng (vài trăm ôm) cho chân B.
            sau.ph

            Comment


            • #7
              * Trước hết ta thấy R1 đóng vai trò như tải chân E của Q2. Bạn thấy 2 cái Q2 và Q1 mắc darlington. Về nguyên tắc thì có R1 hay không có R1, Q1 và Q2 cũng vẫn hoạt động tốt. Xét riêng Q1, nó được phân cực bởi Q2 và R1. Như vậy R1 tương đương với điện trở ổn định điểm làm việc của Q1 (chẳng biết bây giờ được gọi là gì, có lẽ gọi là 'định thiên' như Hoàng Nam đã gọi). Ngoài ra nó hạn chế bớt dòng vào chân B của Q1 để khỏi bị hỏng Q1 khi nguồn vào quá lớn.
              * C1 lọc gợn ở B của Q2. Qua Q1 và Q2, hệ số lọc gợn được tăng lên ('beta' 1 x 'beta' 2) lần. Cái này được gọi là phương pháp "nhân tụ", nó tương đương với 1 tụ lọc gợn khá lớn ở lối ra của nguồn. Nhưng C1 lớn quá lại làm phản ứng của mạch bị chậm so với thay đổi nhanh của lối vào, không tốt.
              * Khi lối ra bị quá tải, điện áp sụt trên R6 vượt quá mức mở Q4 bão hòa. Q4 thông nên C1 phóng điện qua C-E của Q4 tới tải (đang đoản mạch) nên BE của Q4 chẳng bị làm sao cả.
              Với R6 = 0,47, dòng tới hạn của mạch bảo vệ là Imax = 0,7/R6 = khoảng 1,5A. Như vậy là hợp lý. Nếu tăng R6 lên thì nguồn sẽ ngắt (tự bảo vệ) sớm hơn.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                R1 xả dòng rò cho Q2 và giúp Q1 mau ngắt khi tải giảm đột ngột.

                C1 để lọc nhiễu và chống dao động tự kích. Theo mình nên chọn khoảng 0.1 thôi.

                Để bảo vệ Q4 bạn nên thêm con trở hạn dòng (vài trăm ôm) cho chân B.
                cảm ơn bác ạ.
                Em đã sửa như bác nói,bác xem giúp em đã chuẩn chưa ạ.
                Click image for larger version

Name:	nguon 1.JPG
Views:	1
Size:	46.4 KB
ID:	1363044
                ĐT: 0972 20 58 68
                Gmail:

                Comment


                • #9
                  Lưu ý là C1 chỉ có tác dụng lọc gợn từ đầu vào chứ không thay cho tụ lọc ở lối ra. C1 "chuẩn bị" sẵn cho lối ra một điện áp "sạch sẽ" ngay từ đầu vào. Trong khi đó, tụ lọc lối ra là để ổn định điện áp khi dòng tải thay đổi bằng việc phóng nạp dòng điện tích...

                  Bổ sung:
                  Sơ đồ đầu tiên là sơ đồ được dùng trong các TV đen trắng của Viettronics mà... Nó đã được thực tế kiểm chứng là ổn định và được lắp trong hàng trăm ngàn chiếc TV đen trắng của thập niên 1990. Kể cả SAMSUNG cũng dùng nguồn này (có lẽ vì thế Viettronics copy về)
                  Giống hầu hết các giá trị linh kiện của nguồn Viettronics (R1, R2, R3, C1)...
                  Chỉ khác là, trong nguồn Viettronics, VZ=7V nên các điện trở phân áp lối ra có khác giá trị chút ít. Đó là điều bình thường.
                  Nguồn Viettronics có thêm 1 cái tụ 0,47 nối từ con chạy của biến trở xuống GND để chống nhiễu (không có cũng chẳng thấy khác gì lắm).
                  Chỉ có điện trở R6 và Q4 là mới thêm vào. Mà R6 và Q4 như vậy là đúng rồi.
                  Lắp theo Tơ Lơ Mơ là nguồn tần số cao và dòng bé.
                  Last edited by HTTTTH; 23-06-2012, 18:28. Lý do: thêm phần bổ sung sau khi xem nguồn của HN sửa lại theo TLM
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  hoangnam555 Tìm hiểu thêm về hoangnam555

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X