Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch hạ áp bằng tụ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tòan "học giả" (không phải học thật) dùng zener vào áp Ac rồi hùa nhau tán phét.

    Tại #102 bạn gì đó đã cho link sơ đồ và lý giải nguyên tắc. Tây họ không dám dùng áp 220volt Ac , chỉ dám dùng áp 12vac thôi, lại cho biết điện áp của nó nhấp nhô 7 volt trong khi áp tòan mạch 10volt.

    "Học thật" đầu tiên tính Rc của tụ lấy 220v/ dòng muốn có ra RC. Từ Rc áp dụng công thức tính C.
    Các "học giả" chưa bao giờ cầm cái VOM đo Rc tụ. Đặt thang đo RX1 chạm que đo vào 2 đầu tụ kim bật lên gấn 0 ohm rồi bắt đầu giảm xuống vô cực. Tôi viết tiếng Việt bắt đầu cấp điện zener chết vì áp cao, (chưa kể áp đỉnh 310 volt) dòng cao, sau đó dòng mới hạ thấp mà tòan thể "học giả" không biết điều quá ư là đơn giản này.

    Tôi chưa biết cái VOM vuông hay tròn nhưng nhìn mạch biết là rác như bác tuyennhan nhiều kinh nghiệm đã nói .

    Các học giả cứ tiếp tục bàn cải cho vui. Chúc tòan thể các bác "học giả" sức khỏe dồi dào để "tám".
    Tôi không tham gia hội nói phét.

    Comment


    • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
      "Đánh thủng" trong zener không có nghĩa là chết. Người ta cố tình chế tạo ra zener hoạt động ở chế độ đánh thủng.

      Chưa thấy tài liệu hoặc cao nhân nào nói Vb lớn hơn Vc làm chết Transistor, trừ bác vvp. Thực tế gặp hoài có chết đâu.
      "Học giả" lấy áp 12 volt kích vào BE transistor, CE transistor 5 volt . Chân C transistor lấy tìn hiệu vào MCU.
      Transistor không chết như học giả nói chỉ chết MCU thôi.

      Áp VBE > max VCE xem có chết transistor không?
      Học giả tòan nói nhảm.

      Comment


      • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        "Đánh thủng" trong zener không có nghĩa là chết. Người ta cố tình chế tạo ra zener hoạt động ở chế độ đánh thủng.

        Chưa thấy tài liệu hoặc cao nhân nào nói Vb lớn hơn Vc làm chết Transistor, trừ bác vvp. Thực tế gặp hoài có chết đâu.
        Thực là tài liệu có nói về Vb, Vc, mình đã hỏi mấy thày khoa điện tử ĐHKHTN tpHCM rồi, có điều là mình cũng đã thí nghiệm ở tần số dao động 80kHz nhưng có lẽ vì là mạch đa hài nên xem như zen trong thớt này, chạy hoài không chết trans. Rảnh rỗi chắc phải thử cho đóng cắt cực B bằng rơle để kiểm chứng quá à! Híc

        Comment


        • Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết

          "Học giả" lấy áp 12 volt kích vào BE transistor, CE transistor 5 volt . Chân C transistor lấy tìn hiệu vào MCU.
          Transistor không chết như học giả nói chỉ chết MCU thôi.

          Áp VBE > max VCE xem có chết transistor không?
          Học giả tòan nói nhảm.
          Vậy cho Vce=15V lớn hơn Vbe=12V thì trans có chết không? Rõ ràng là nó chết do thiếu Rb chứ không phải chết do Vb lớn hơn Vc.

          Bác vvp thì nói có Rb trans vẫn chết.

          Trong link của dcongchuc có nói zener dùng được cho AC: Nó dùng để xén ngọn (clipping)
          sau.ph

          Comment


          • Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
            Tòan "học giả" (không phải học thật) dùng zener vào áp Ac rồi hùa nhau tán phét.

            Tại #102 bạn gì đó đã cho link sơ đồ và lý giải nguyên tắc. Tây họ không dám dùng áp 220volt Ac , chỉ dám dùng áp 12vac thôi, lại cho biết điện áp của nó nhấp nhô 7 volt trong khi áp tòan mạch 10volt.

            "Học thật" đầu tiên tính Rc của tụ lấy 220v/ dòng muốn có ra RC. Từ Rc áp dụng công thức tính C.
            Các "học giả" chưa bao giờ cầm cái VOM đo Rc tụ. Đặt thang đo RX1 chạm que đo vào 2 đầu tụ kim bật lên gấn 0 ohm rồi bắt đầu giảm xuống vô cực. Tôi viết tiếng Việt bắt đầu cấp điện zener chết vì áp cao, (chưa kể áp đỉnh 310 volt) dòng cao, sau đó dòng mới hạ thấp mà tòan thể "học giả" không biết điều quá ư là đơn giản này.

            Tôi chưa biết cái VOM vuông hay tròn nhưng nhìn mạch biết là rác như bác tuyennhan nhiều kinh nghiệm đã nói .

            Các học giả cứ tiếp tục bàn cải cho vui. Chúc tòan thể các bác "học giả" sức khỏe dồi dào để "tám".
            Tôi không tham gia hội nói phét.
            https://i.imgur.com/coZmMiF.jpg
            Xin được quote người học thật và không tán phét
            Em gà mờ nên dụng cụ thật chả đủ, nên cũng chỉ mò mò với mấy cái mô phỏng ghẻ lở.
            Nhờ người học thật chỉ cho em cái đoạn bôi đậm là trong cái đồ thị mô phỏng kia thì bắt đầu cấp điện t=0 zener chết ở đoạn nào.
            À, ở cmt trước, bác cũng không đọc chính cái nội dung trong cái link mà bác đưa nên em viết lại cho chắc
            ...bắt đầu cấp điện zener chết vì áp cao, (chưa kể áp đỉnh 310 volt) dòng cao...
            Bác có thể tải ảnh về rồi đánh dấu luôn vào ảnh thì tốt quá
            Cảm ơn bác nhiều

            Comment


            • Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết
              https://i.imgur.com/coZmMiF.jpg
              Xin được quote người học thật và không tán phét
              Em gà mờ nên dụng cụ thật chả đủ, nên cũng chỉ mò mò với mấy cái mô phỏng ghẻ lở.
              Nhờ người học thật chỉ cho em cái đoạn bôi đậm là trong cái đồ thị mô phỏng kia thì bắt đầu cấp điện t=0 zener chết ở đoạn nào.
              À, ở cmt trước, bác cũng không đọc chính cái nội dung trong cái link mà bác đưa nên em viết lại cho chắcBác có thể tải ảnh về rồi đánh dấu luôn vào ảnh thì tốt quá
              Cảm ơn bác nhiều
              Mình học giả, chỉ có thí nghiệm là thật.
              Mình đã ráp mạch đó, dùng zenner dán 5V1, tính các linh kiện sao cho dòng max ở 220V là 56mA, thế rồi mình cấp hẳn 254V/50Hz vào mạch đo áp ra. Rồi cứ rút ra cắm vào phíc điện cấp nguồn cho mạch mà chả thấy hư zen, áp ra cứ gần 5V khi có điện. Sau mình để một lúc, sờ tay chỉ thấy ấm.

              Bác tuyennhan nói thế, mình hiểu ngụ ý là chê kẻ thiết kế mạch kia, chỉ biết tiết kiệm 1 con linh kiện mà chả thèm tính tới các vấn đề khác như thông số,... mới dẫn tới nóng rồi hư zen.

              Theo mình, zen nó có hư thì vẫn phần nhiều là do dòng/công suất chứ không do áp, nếu như không kể lí do khác có thể ở thiết kế này là họ ...tiết kiệm luôn con diode xả dòng cho rơ le, thế nên tắt mở vài lần là hiệu ứng áp cao tĩnh điện gì đó sẽ xảy ra, hư zen, vì khi ấy, mạch vào hở, cao áp từ cuộn dây rơ le phóng qua zen,... mình chỉ tạm nghĩ được thế, có gì bạn bổ sung giuóp nhé!
              // chà chà, bạn kia khóa luôn rồi, không cho mình phản hồi, đành nhờ bài của bạn vandong1111.

              Comment


              • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                #126
                Em mô phỏng thấy thông số đều bình thường, điện áp sin xoay chiều vào đỉnh 310V, dòng đỉnh phân cực ngược zener <60mA, phân cực thuận <200mA, điện áp KA phân cực ngược đỉnh ~12V, thế này thì zener sống nhăn răng
                Người học thật nói zener chết lúc cấp nguồn em cũng chưa nhìn ra, đang chờ người học thật đánh dấu trên cái ảnh đồ thị kia

                Comment


                • Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                  Tòan "học giả" (không phải học thật) dùng zener vào áp Ac rồi hùa nhau tán phét.

                  Tại #102 bạn gì đó đã cho link sơ đồ và lý giải nguyên tắc. Tây họ không dám dùng áp 220volt Ac , chỉ dám dùng áp 12vac thôi, lại cho biết điện áp của nó nhấp nhô 7 volt trong khi áp tòan mạch 10volt.

                  "Học thật" đầu tiên tính Rc của tụ lấy 220v/ dòng muốn có ra RC. Từ Rc áp dụng công thức tính C.
                  Các "học giả" chưa bao giờ cầm cái VOM đo Rc tụ. Đặt thang đo RX1 chạm que đo vào 2 đầu tụ kim bật lên gấn 0 ohm rồi bắt đầu giảm xuống vô cực. Tôi viết tiếng Việt bắt đầu cấp điện zener chết vì áp cao, (chưa kể áp đỉnh 310 volt) dòng cao, sau đó dòng mới hạ thấp mà tòan thể "học giả" không biết điều quá ư là đơn giản này.

                  Tôi chưa biết cái VOM vuông hay tròn nhưng nhìn mạch biết là rác như bác tuyennhan nhiều kinh nghiệm đã nói .

                  Các học giả cứ tiếp tục bàn cải cho vui. Chúc tòan thể các bác "học giả" sức khỏe dồi dào để "tám".
                  Tôi không tham gia hội nói phét.
                  Nhắc mới nhớ ngày xưa bác vvp cứ cãi lúc bắt đầu cắm điện làm gì có dòng cao.

                  Vật cái R nối tiếp với C để làm gì hả bác dcongchuc?
                  sau.ph

                  Comment


                  • Cái r=15 ohm để làm dáng cho đẹp chứ làm gì nữa. bác đừng gọi tôi nữa tôi sổ mũi hắt hơi.

                    Comment


                    • Đúng là cái 15R đó hơi vô dụng ở đây, vì dòng max giới hạn ở tụ 1uF rồi, khoảng 97mA. Có lẽ nó đóng vai trò là cầu chì chống cháy nổ khi tụ 1uF bị xì thông mạch.

                      @vandong1111: bạn mô phỏng pmềm gì mà Imax mạch lớn, I max qua zen nhỏ vậy? Mình chạy mp thì Imax (đỉnh sin) qua mạch hay zen( không tải) là ~97mA, Irms qua zen là 68mA( không tải)

                      //xem lại thì thấy bạn mạch bạn tụ tới 2uF, thớt này có 1uF thôi, như vậy soft đó mô phỏng không tin cậy rồi!!!

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                        Đúng là cái 15R đó hơi vô dụng ở đây, vì dòng max giới hạn ở tụ 1uF rồi, khoảng 97mA. Có lẽ nó đóng vai trò là cầu chì chống cháy nổ khi tụ 1uF bị xì thông mạch.

                        @vandong1111: bạn mô phỏng pmềm gì mà Imax mạch lớn, I max qua zen nhỏ vậy? Mình chạy mp thì Imax (đỉnh sin) qua mạch hay zen( không tải) là ~97mA, Irms qua zen là 68mA( không tải)
                        Tùy thông số linh kiện nữa, như thống số của em nếu không tải là zener chết liền
                        Của em mô phỏng có cả tải nên I lớn
                        Nếu chạy không tải như bác thì dòng trong mạch là dòng qua zener khi phân cực ngược, mà lên 97mA thì zener của bác làm thật chạy không bền, datasheet có hơn 70mA trong 10mS

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                          Đúng là cái 15R đó hơi vô dụng ở đây, vì dòng max giới hạn ở tụ 1uF rồi, khoảng 97mA. Có lẽ nó đóng vai trò là cầu chì chống cháy nổ khi tụ 1uF bị xì thông mạch.

                          @vandong1111: bạn mô phỏng pmềm gì mà Imax mạch lớn, I max qua zen nhỏ vậy? Mình chạy mp thì Imax (đỉnh sin) qua mạch hay zen( không tải) là ~97mA, Irms qua zen là 68mA( không tải)

                          //xem lại thì thấy bạn mạch bạn tụ tới 2uF, thớt này có 1uF thôi, như vậy soft đó mô phỏng không tin cậy rồi!!!
                          Trở 15 ôm đó rất quan trọng. (đúng ra phải dùng trở lớn hơn nữa). Điều gì xảy ra nếu tụ đang 0V, đem cắm vào nguồn lúc đang đỉnh sin 310V?

                          Đây là dạng mạch ổn áp song song. Khi có tải thì dòng qua zener sẽ giảm đi. Ở #83 mình có nói rồi mà.
                          sau.ph

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi ne_yo_0202 Xem bài viết
                            Em đang vướng mạch sau, theo sơ đồ thì cầu nắn lại dùng 2 diode thường và 2 zener, điện áp ra đi qua tụ C2, ko thấy nối song song với zener để ghim áp, vậy mạch này ghim áp bằng cách nào? Có phải 2 con zener ở cầu kia ghim được áp?
                            Phiền bạn vẽ hoặc chụp giúp mình và mọi người phần tải nhé, chỉ cần tải rơ le thôi, không cần phần VĐK, để tiện xem zenner hay hư do đâu, chứ vì thày bói xem voi, tranh luận dữ quá!!! Cảm ơn bạn.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                              Trở 15 ôm đó rất quan trọng. (đúng ra phải dùng trở lớn hơn nữa). Điều gì xảy ra nếu tụ đang 0V, đem cắm vào nguồn lúc đang đỉnh sin 310V?

                              Đây là dạng mạch ổn áp song song. Khi có tải thì dòng qua zener sẽ giảm đi. Ở #83 mình có nói rồi mà.
                              Đúng thiết kế thì nó rất quan trọng, mình đã nói "hơi vô dụng ở đây" là ... khách sáo lắm đó, hì hì. Vì tụ 1uF hạn Imax 97mA/220Vac , zen 12V so với 311V thì Imax vẫn cỡ 97mA, 15 ôm hoàn toàn vô tác dụng!

                              Lúc nói sẽ mô phỏng xem nó nóng và hư vì đâu là mình có ý nói Imax 97mA này, nhưng có lẽ đó không là lí do bởi zen 12V/1W thì có Imax 86.3mA thì 97mA chỉ trong vài ms/20ms thì ăn thua gì đâu nên bỏ qua đó bạn.

                              Do vậy, chỉ với dữ liệu đầu vào như thế, mình kết luận zen có hay hư là do công suất, chứ con R đó đủ lớn để hạn Irms max vào khoảng 1/3 công suất zen thôi thì chắc khó mà hư hư được.

                              Comment


                              • Tụ 0.2uF có dung kháng là 64k. Tại sao lúc cắm tụ vào ổ điện nghe tiếng nổ lép bép còn khi cắm trở 64k thì không nghe thấy gì?

                                Mắc tụ nối tiếp với 2 led song song ngược chiều. Cắm, rút vào ổ điện dăm ba lần thì led chết mặc dù theo tính toán thì dòng tổng chỉ có 14 mA, dòng trung bình qua mỗi led chỉ có 7 mA. Dùng điện trở thì cắm rút thoải mái không bị chết led như khi dùng tụ?

                                Lúc trước đã up cái hình soi oscillo lúc cắm tụ 1 uF vào điện 220V. Dòng điện nạp cho tụ từ 0V lên 310V là 40A chỉ trong vài micro giây nhưng đủ giết chết những linh kiện nhỏ. Phải thêm điện trở nối tiếp nữa thì led mới không bị chết.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhchanh Tìm hiểu thêm về lanhchanh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X