Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trao đổi nguyên lý hoạt động và kinh nghiệm sửa Nguồn Tổ Ong Trung Quốc.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi jojo1110i Xem bài viết
    Cấp nguồn vào rít và chết luôn 1 bên công suất. Hiện tượng chết biến áp chính cũng có. Khi đó gây nổ 1 bên công suất. Tôi gặp vài trường hợp này rồi. Còn biến áp nhỏ là biến áp đảo pha đúng không ạ? có hiện tượng khi chết biến áp nhỏ thì xụt áp. Áp ra thấp. thay biến áp nhỏ khác là lại bình thường. Ngoài ra hiện tượng xụt áp còn do IC dao động, cặp đảo pha chết 1 trong 2 hoặc 1 trong 2 diode zener 1N4752(ghim áp 33v thì phải) ở ngay cạnh IC. Chỗ này tôi cũng chưa hiểu lắm. Bạn có rõ tại sao lại dùng zener 33v ở chỗ này vui lòng giải thích giúp tôi.
    Khi công suất hoạt động mạnh quá, điện áp phản hồi về cao tới mức diode zener đó thông, đưa áp vào chân 4 IC để cắt dao động, bảo vệ mạch. Trường hợp diode zener đó bị rò sẽ dẫn đến mất dao động hoặc đơn giản chỉ làm giảm tần số làm việc của đôi công suất nên sinh ra tiếng rít.

    Comment


    • #17
      [QUOTE=jojo1110i;n1662002]Cấp nguồn vào rít và chết luôn 1 bên công suất. Hiện tượng chết biến áp chính cũng có. Khi đó gây nổ 1 bên công suất. Tôi gặp vài trường hợp này rồi. Còn biến áp nhỏ là biến áp đảo pha đúng không ạ? có hiện tượng khi chết biến áp nhỏ thì xụt áp. Áp ra thấp. thay biến áp nhỏ khác là lại bình thường. Ngoài ra hiện tượng xụt áp còn do IC dao động, cặp đảo pha chết 1 trong 2 hoặc 1 trong 2 diode zener 1N4752(ghim áp 33v thì phải) ở ngay cạnh IC. Chỗ này tôi cũng chưa hiểu lắm. Bạn có rõ tại sao lại dùng zener 33v ở chỗ này vui lòng giải thích giúp tôi.[/cái này thì mình cũng không nhớ mạch vì cũng khál âu rồi chưa làm nguồn này để mai bới lại rồi chả lời bác.còn về vụ Cấp nguồn vào rít và chết luôn 1 bên công suất thì có thể do tần số sai ban kiểm tra lại tụ trở định tần số làm việc ở chân 5,6 IC.lam theo hướng dẫn của bac doleminh chỉ mỗi tội anh em mình không có dao động ký để đo tần số chứ không thì cái nguồn này cũng không có gì phức tạp mấy.nói thật với bác em cũng chỉ là làm bên điện công nghiệp nhưng yêu thích điện tử lên sửa thôi nhưng mà cũng không sửa nhiều còn nguồn tổ ong thì cũng chưa bó tay con nào cả

      Comment


      • #18
        Anh chú ý, khi thay diode, chúng là loại cao tần chứ không phải diode thường

        Comment


        • #19
          Lúc trước tôi thay bằng 1N4007 thì cũng thấy được. Nhưng giờ thì vẫn thế. để tôi thay lại diode nguyên bản của nó. vì tôi đo thấy không chết.
          Cảm ơn doleminh nhé. Nhờ bạn giải thích tôi hiểu hơn rồi.
          Bạn quanhao2406 cũng thế à. Tôi học điện tử nhưng làm không chuyên lắm. Giờ làm Quảng Cáo, nguồn dành cho biển hỏng nhiều quá nên vật ra sửa. Cũng có một số bệnh quanh quanh thôi nhưng có loại bệnh này tôi chưa mò ra được. Giờ đầu tư cái dao động ký để sửa thì đầu tư hơi sâu. nhưng chắc sẽ đầu tư trong tương lai vì đam mê thôi. À còn vụ bác nói vẫn bỏ ra quấn lại biến áp thì cho tôi hỏi là bạn quấn lại biến áp chính hay biến áp nhỏ vậy? Có cách nào hiệu quả để tách lõi cục biến áp ra nguyên vẹn không ? tôi tháo mấy lần đa số toàn bị vỡ.



          0912.159.369

          Comment


          • #20
            bác dùng skype không mình chao đổi cho nhanh

            Comment


            • #21
              Anh jojo1110i,
              Cái biến áp cũ anh phải kiểm tra chất lượng của nó thì mới biết nó còn tốt không ( cả biến áp đảo pha và biến áp xung ). Anh dùng đồng hồ LCR so sánh giá trị của các cuộn dây tương đương giữa biến áp của nguồn còn sống và nguồn đang bị bệnh. Nếu Q<3 thì biến áp hoặc là hơi bị rò hoặc là lõi ferit có vấn đề anh ạ. Khi đó thì chỉ có vứt chứ không quấn lại được.

              Comment


              • #22
                Tôi có dùng skype vanhuong681. Muốn cùng trao đổi trên này để ai có cùng khó khăn thì tham khảo. Bạn qua skype tôi nhé. Có gì post lên đây sau. Tôi đang online.

                0912.159.369

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi doleminh Xem bài viết
                  Anh jojo1110i,
                  Cái biến áp cũ anh phải kiểm tra chất lượng của nó thì mới biết nó còn tốt không ( cả biến áp đảo pha và biến áp xung ). Anh dùng đồng hồ LCR so sánh giá trị của các cuộn dây tương đương giữa biến áp của nguồn còn sống và nguồn đang bị bệnh. Nếu Q<3 thì biến áp hoặc là hơi bị rò hoặc là lõi ferit có vấn đề anh ạ. Khi đó thì chỉ có vứt chứ không quấn lại được.
                  Ý bạn nói là đo trở của từng cuộn dây phải không? Bạn có thể nói rõ hơn không? Vì tôi lấy biến áp từ nguồn đang chạy bình thường thay sang.

                  0912.159.369

                  Comment


                  • #24
                    về việc tháo biến áp xung thì bác cứ bỏ vào nước xôi luộc 5 phút là keo chẩy ra bác dùng tay là gỡ ra được.và khi sửa nguồn em hay dùng bóng đèn sợi đốt 60w mắc nối tiếp với nguồn vào 220v của nguồn để có gì đỡ bị cháy nổ và cũng đỡ chết mấy con cs chứ như bác thay thử rồi lại chết thế thì tốn kém quá.vài lời góp ý với bác có gì không phải các bác chém nhẹ tay cho

                    Comment


                    • #25
                      Không đo trở anh ạ , mà đo độ tự cảm của cuộn dây. Cái đồng hồ đó đo được cả Q. Khi một cuộn dây còn tốt, nếu gõ một xung vào cuộn dây đó thì nó sẽ giao động được từ 5 lần trở lên. Nhưng nếu cuộn dây đó có vấn dề hoặc ferit có vấn đề, số lần giao động sẽ giảm xuống. Theo kinh nghiệm là giảm dưới 3 thì nên thay vì khi đó chạy nóng công suất và sinh ra lắm thứ khó ngờ lắm anh .

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi doleminh Xem bài viết
                        Không đo trở anh ạ , mà đo độ tự cảm của cuộn dây. Cái đồng hồ đó đo được cả Q. Khi một cuộn dây còn tốt, nếu gõ một xung vào cuộn dây đó thì nó sẽ giao động được từ 5 lần trở lên. Nhưng nếu cuộn dây đó có vấn dề hoặc ferit có vấn đề, số lần giao động sẽ giảm xuống. Theo kinh nghiệm là giảm dưới 3 thì nên thay vì khi đó chạy nóng công suất và sinh ra lắm thứ khó ngờ lắm anh .
                        Tiếc là tôi cũng không có đồng hồ LCR. Chắc lại cũng phải đầu tư rồi.
                        Cám ơn bạn. Tôi sẽ tiếp tục kiểm tra thêm .

                        0912.159.369

                        Comment


                        • #27
                          Anh chịu khó nhổ luôn 2 con diode thứ cấp ra kiểm tra, con này rò cũng làm chết công suất. Nó là con Schottky, ba chân giống như Transistor nằm ở bên cạnh của board mạch và cũng được ép vào tản nhiệt ý.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi doleminh Xem bài viết
                            Anh chịu khó nhổ luôn 2 con diode thứ cấp ra kiểm tra, con này rò cũng làm chết công suất. Nó là con Schottky, ba chân giống như Transistor nằm ở bên cạnh của board mạch và cũng được ép vào tản nhiệt ý.
                            Đó là đôi diode kép đúng không ạ? Tôi đã kiểm tra ngay từ đầu nhưng không chết, không rò rỉ nhưng vẫn bị. Hiện tại tôi đã gửi nguồn bị bệnh này cho bác quanhao2406 để kiểm tra giúp. Sẽ update sau cho bác.

                            0912.159.369

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi doleminh Xem bài viết
                              Không đo trở anh ạ , mà đo độ tự cảm của cuộn dây. Cái đồng hồ đó đo được cả Q. Khi một cuộn dây còn tốt, nếu gõ một xung vào cuộn dây đó thì nó sẽ giao động được từ 5 lần trở lên. Nhưng nếu cuộn dây đó có vấn dề hoặc ferit có vấn đề, số lần giao động sẽ giảm xuống. Theo kinh nghiệm là giảm dưới 3 thì nên thay vì khi đó chạy nóng công suất và sinh ra lắm thứ khó ngờ lắm anh .
                              Bác có thể chỉ dẫn cách thực hiện cái mầu đỏ được không ?

                              Comment


                              • #30
                                Bác mua cái này:
                                http://www.amazon.com/Blue-Ring-Test.../dp/B00O0BNKFW
                                Nó sẽ có hướng dẫn sử dụng. Cứ một đèn sáng lên là cuộn dây giao động một lần, 8 đèn là 8 lần. Cái này thì rẻ, nếu bác có điều kiện thì mua đồng hồ LCR, thang đo chính đặt ở L và thang đo phụ đặt ở Q nó sẽ trả kết quả cho bác. Theo kinh nghiệm cuộn sơ cấp biến áp xung không bao giờ nhỏ dưới 100 micro H, Q>3. Nếu L chỉ còn <10 micro H và Q<3 là cuộn đang đo chập. Nếu 10<L<100 và 3<Q<4 là cuộn khác cùng biến áp đó chập. Nếu L>100 Q<5 cần kiểm tra gấp các Diode nắn và tụ hóa bên thứ cấp biến áp xung.
                                Bác jojo1110i,
                                Chỗ tôi có mấy cái biển kích thước 3mx6m thôi mà cái nguồn này cũng chết lăn nhiều lắm, có lẽ là đặt trong biển môi trường nóng và ẩm. Mọi người sửa chữa nhưng bước 1 là nhổ biến áp xung sau đó kiểm tra toàn bộ các linh kiện và thay thế cả những chiếc chỉ kém chứ chưa chết ( mục đích là để bền vì ngại trèo tháo ) nên hỏi anh em chưa ai bị rít cả. Duy có một lần do tôi chủ quan đo đôi đảo pha ngay trên mạch thây không chết lắp vào cấp điện thấy tiếng rít và áp ra chỉ có 9v, nhanh tay ngắt nguồn sờ luôn đôi công suất đã thấy nóng rực...hú vía. Sau đó lại nhổ công suất ra và cặp Oscillo vào chân B thì thấy sóng ra méo mó biến dạng. Nhổ tiếp đảo pha ra đo thì thấy một chiếc rỉ rất nhẹ, bèn thay cả đôi là OK luôn. Tôi đánh dấu riêng chiếc này và đến nay nó đã phục vụ được 6 tháng rồi bác ạ. Về nguồn xung thì các ca bị rít, thường gặp ở tivi nhiều hơn.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                jojo1110i Tìm hiểu thêm về jojo1110i

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X