Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện áp ắc quy khi đầy là bao nhiêu vôn 13,8 hay 12,6v

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Accu chia làm 2 lọai :
    1- Lọai dùng khời động: đại diện tiêu biểu là accu nước, nó cung cấp 1 dòng rất lớn trong thời gian ngắn, sau đó sụt áp.
    2- Lọai tải thời gian dài: đại diện accu AGM, nó không cung cấp dòng lớn trong thời gian dài mà cung cấp dòng vừa phải (tùy lọai accu) trong thời gian dài, dùng trong viễn thông hay xe đạp điện.

    Có thể dùng accu lọai khởi động để thay thế accu tải nhưng không thể làm ngược lại vì tính chất của nó. Mỗi lọai accu có 1 ưu điểm khác nhau vì vậy điện áp nạp đầy của nó cũng khác nhau.
    Dưới đây là bảng điện áp accu AGM khi nạp đầy.


    Không thể nói tỷ trọng dung dịch điện phân cao làm thay đổi điện thế khi accu đầy và là nguyên nhân làm accu mau hỏng, tài liệu nước ngòai nói đầu tiên nó phục vụ cho quân đội, thời gian sử dụng đến 5-7 năm.

    Thời gian năm 1977 tôi dùng accu nồng độ 23 độ B nghe radio, điện thế 12.6volt sau 1 tháng không nạp lại là hư accu. Sau đó tôi chỉ cho tỷ trọng accu 10 độ B , điện áp vẫn 12.6 volt, sau 1 tháng không nạp vẫn nghe radio tốt.

    Tôi kết luận nồng độ acid cao chỉ tăng dòng mà không tăng áp, nhưng sẽ mau chóng sulfat hóa điện cực. Tôi không đủ trình độ đánh giá sản phẩm nước ngòai, chỉ có ý kiến thô thiển như thế mà thôi.

    Comment


    • #17
      https://kythuatacquy.blogspot.com/2015/09/ty-trong-ke-ty-trong-dung-dich-ac-quy-nong-do-dung-dich.html

      Theo như bài này thì tỉ trọng có ảnh hưởng đến áp đầy accu (không biết chính xác không, chắc phải làm thí nghiệm kiểm chứng). Có thể sau khi thay đổi tỉ trọng rồi bác vẫn giữ nguyên chế độ sạc ( áp sạc tối đa) nên áp đầy vẫn không thay đổi. Khả năng nếu tăng áp sạc lên thì ngưỡng đầy của accu sẽ tăng lên.

      Tiện đây các bác cho em hỏi, cái bình để ở nhà cứ tự phản ứng, tạo khí quá mức bình thường, cứ một vài giờ sau làm nghiêng bình thì bọt khí lại ồng ộc thoát ra. Đã súc và thay nước rồi vẫn vậy, không biết nó bị bệnh gì nữa!

      Comment


      • #18
        Vâng,ý bác là tỷ trọng accu 23 độ B thì nhanh bị sulfat hóa điện cực hơn 10độ B phải không ạ.Nhưng bù lại tăng dòng ở đây có đồng nghĩa với tăng được dung lượng điện lên không hả bác
        Và,với ắc quy AGM thì mình dùng sao cho tốt hả bác ,nên dùng gần đến ngưỡng hết điện mới nạp,hay chỉ dùng 50 % cũng nên nạp lại.Cháu thấy accu xe máy cứ nổ máy là nạp mà sao nó dùng vẫn bền được vài năm,chứ accu xe điện cứ năm là hỏng hết

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
          l

          Theo như bài này thì tỉ trọng có ảnh hưởng đến áp đầy accu (không biết chính xác không, chắc phải làm thí nghiệm kiểm chứng). Có thể sau khi thay đổi tỉ trọng rồi bác vẫn giữ nguyên chế độ sạc ( áp sạc tối đa) nên áp đầy vẫn không thay đổi. Khả năng nếu tăng áp sạc lên thì ngưỡng đầy của accu sẽ tăng lên.

          Tiện đây các bác cho em hỏi, cái bình để ở nhà cứ tự phản ứng, tạo khí quá mức bình thường, cứ một vài giờ sau làm nghiêng bình thì bọt khí lại ồng ộc thoát ra. Đã súc và thay nước rồi vẫn vậy, không biết nó bị bệnh gì nữa!
          Cháu hiểu lầm rồi.
          Khi accu hết điện, acid đã tác dụng vào điện cực thành sulfat chì Pbso4, tỷ trọng acid hạ xuống. Lúc nạp điện, điện thế tăng và tỷ trong acid cũng tăng theo. Khi nạp đầy điện,điện áp dù đạt 12.6 volt nhưng tỷ trọng acid chưa đủ 23 độ B vẫn là chưa đầy điện. Đánh giá điện áp accu qua tỷ trọng acid là chính xác 100%.. Không phải tỷ trọng acid cao là điện thế cao.
          Accu phát ra tiếng kêu ồng ộc như cá thóat bọt tăm là accu tự xả điện, tuổi thọ accu sắp hết rồi.

          @uret87: Cháu xem tài liệu này để biết cách sử dụng accu AGM nhé. Tăng dòng không có nghĩa là tăng dung lượng accu. Dung lương Accu được tính bằng tổng diện tích bề mặt điện cực tiếp xúc với acid với cái gì nữa đó. (lâu quá mấy chục năm rồi quên mất.)
          http://www.aussiebatteries.com.au/de...battery-guide/

          psdinhthuong: accu hết điện đem súc rồi châm acid 23 độ B mới vào đem nạp tỷ trong acid lên quá cao sẽ có tiếng kêu ồng ộc, điện áp vẫn 12.6 volt. Bây giờ đổ acid ra hết thay bằng nước thường, đem nạp cho đầy, sau đó đổ nước đó đi (cẩn thận bây giờ đã là acid có nồng độ khá cao rồi đó) thay acid 23 B mới vào sẽ hết tiếng kêu ồng ộc.
          Last edited by vi van pham; 21-06-2017, 16:25. Lý do: thêm p/s

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi uret87 Xem bài viết
            ...Và,với ắc quy AGM thì mình dùng sao cho tốt hả bác ,nên dùng gần đến ngưỡng hết điện mới nạp,hay chỉ dùng 50 % cũng nên nạp lại.Cháu thấy accu xe máy cứ nổ máy là nạp mà sao nó dùng vẫn bền được vài năm,chứ accu xe điện cứ năm là hỏng hết
            Tuổi thọ của battery nói chung (ko chỉ riêng Acid chì) được tính bằng chu kỳ sạc xả (cycle). Nếu việc sạc xả nằm trong tiêu chuẩn thì tuổi thọ của pin sẽ giảm càng mạnh theo độ sâu của chu kỳ xả.

            Accu xe máy thông thường nó dùng chế độ nạp thả nổi nên có thể sạc liên tục, ko cần ngắt nghỉ. Lâu thì chỉ hao nước thôi. Hơn nữa nó chỉ dùng với 1 bình.

            Bộ điều khiển chất lượng kém, nhất là hàng khựa, set cutoff ở ngưỡng 0%: 10.5V để chạy được nhiều hơn 1 chút khiến accu bị xả kiệt làm giảm cycle cực nhanh.

            Rồi thì với việc nạp lại. Mình thấy rất nhiều bộ sạc thiết kế cực tồi, chỉ có 2 giai đoạn, báo đầy ko tự ngắt, áp cao hơn ngưỡng cho phép của accu. Nạp lâu, để quên, accu nóng hổi, rất nhanh bị phù bình.

            Accu xe điện thì thường là 1 chuỗi nối tiếp. Cho dù pin acid chì có khả năng tự cân bằng các cell, nhưng khi chạy tải lớn, dòng xả cao việc mất cân bằng vẫn sẽ xảy ra do bản thân các cell trong 1 bình ko đồng nhất, rồi thì các bình trong chuỗi cũng ko thể đồng nhất. Nó sẽ gây ra việc chết cục bộ, chỉ cần 1 cel của 1 bình trong chuỗi 3 - 4 bình (chuỗi 18-24 cell) chết thì cũng kéo theo việc mất dung lượng và phải thay cả bộ accu mới.

            Đám teen đi thì thôi rồi: chở quá tải, tăng giảm ga đột ngột... Bấy nhiêu lý do đó khiến cái bộ bình xe điện chỉ dùng được 1-2 năm, dù có là accu hàng thương hiệu, chất lượng tốt.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi uret87 Xem bài viết
              Vâng,ý bác là tỷ trọng accu 23 độ B thì nhanh bị sulfat hóa điện cực hơn 10độ B phải không ạ.Nhưng bù lại tăng dòng ở đây có đồng nghĩa với tăng được dung lượng điện lên không hả bác
              Và,với ắc quy AGM thì mình dùng sao cho tốt hả bác ,nên dùng gần đến ngưỡng hết điện mới nạp,hay chỉ dùng 50 % cũng nên nạp lại.Cháu thấy accu xe máy cứ nổ máy là nạp mà sao nó dùng vẫn bền được vài năm,chứ accu xe điện cứ năm là hỏng hết
              Tuổi thọ của các loại nguồn có thể sạc lại phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sạc. 1 chu kỳ sạc được tính là sạc từ 0% đến 100%, nếu sạc 50% đến 100% chỉ gọi là nửa chu kỳ. Vì vậy trong cùng 1 khoảng thời gian, nếu ứng dụng accu vào việc gì mà cần nhiều năng lượng hơn thì hiển nhiên chu kỳ sạc cũng sẽ nhiều hơn. Accu xe đạp điện nó lôi cả xe lẫn người đi, trong khi accu xe máy chỉ dùng để đề, bóp còi, xi-nhan, đèn phanh, cùng lắm là đèn pha và 3 thứ lặt vặt, tổng công suất ko thể bằng công suất của 1 trong số các accu xe đạp điện phải gánh được nên chu kỳ sạc vẫn ít hơn. Dù là sạc liên tục nhưng ví dụ còn 99% là lại nổ máy đi tiếp, vậy thì phải 100 lần như thế thì mới thành 1 chu kỳ. Khi accu đầy thì bộ sạc trên xe cũng tự ngắt nữa.

              Comment


              • #22
                Vâng,cám ơn bác trthnguyen ,đúng là accu xe máy khi chạy hầu như không hoạt động nên nó bền hơn là phải
                @thanhdfc Hix,bác nói trúng chỗ em đang băn khoăn đây.Khi tổ hợp accu là 1 chuỗi nối tiếp 4-5 bình thì việc mất cân bằng giữa các bình là dễ xảy ra .Mà khi 1 bình kém nó còn gây ra nguyên nhân không ngắt được sạc.Mà bản thân các accu không thể giống nhau mãi được.Vậy em muốn hỏi trong quá trình nạp nó có quá trình nào cân bằng điện áp giữa bình yếu và bình khỏe không với các bộ nạp trung quốc được quảng cáo là nạp 3 giai đoạn
                Giai đoạn 1 sạc với dòng không đổi cỡ 1/8 dung lượng ắc quy cho đến khi điện áp đạt khoảng 14,4-14,5v mỗi bình
                Giai đoạn 2 sạc với áp không đổi 14,4v/bình và dòng sạc nhỏ dần đến cỡ 0.05A chuyển sang giai đoạn 3
                Giai đoạn 3 sạc thả nổi với áp 13.6-13,8v/bình,lúc này sạc chuyển sang đèn báo đầy
                (thông số 3 giai đoạn là theo cái sạc accu của anh Tập mà em đang xài).Trong đó giai đoạn 2 gọi là sạc cân bằng thì phải.Em thắc mắc là cái từ cân bằng ở đây có phải nó cân bằng giữa các cell trong 1 bình và giữa các bình với nhau không.
                vi van pham Cám ơn tài liệu của bác,nhưng dốt tiếng anh như cháu chắc phải nhờ a gu gồ tran lết dài

                Comment


                • #23
                  Sạc 3 giai đoạn là: 1. Đẳng dòng, 2. Đẳng áp, 3. Thả nổi. Nó giúp accu thực sự đầy và an toàn hơn các phương án chỉ có 1 giai đoạn. Riêng giai đoạn thả nổi là giai đoạn bù hao hụt do bình tự phóng điện, giữ bình luôn đầy sau 2 giai đoạn kia, cho tới khi được xả.

                  Sạc 3 giai đoạn ko phải giai đoạn 2 là giai đoạn cân bằng. Sạc cân bằng Equalizing Charge là 1 chế độ riêng. Chế độ này ko nhất thiết phải dùng thường xuyên, mà tùy theo hãng có khuyến cáo hay ko, nếu có thì khoảng 1 - 2 tháng 1 lần nếu sử dụng nhiều. Nếu ít sạc xả thì tới 6 tháng 1 lần. Ở chế độ sạc này thì sau khi sạc đầy, accu sẽ được nạp tới 2.50V/cell trong khoảng thời gian 2 - 16h.

                  Với từng loại bình thì sẽ cần hoặc có bình bị cấm sử dụng chế độ này, VD như gel. Việc sạc bình gel với áp quá cao (2.5V/cell) sẽ dẫn tới tình trạng bọt khí tích tụ trong lớp gel gây tụt dung lượng, hỏng bình nhanh chóng.

                  Muốn bền thì phải có bộ cân bằng sạc xả. Nếu cân bằng thụ động chỉ sạc ko thì khá dễ, Nhưng nếu cân bằng chủ động cho cả sạc, xả thì mạch sẽ phức tạp và đắt tiền.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi uret87 Xem bài viết
                    Vâng,cám ơn bác trthnguyen ,đúng là accu xe máy khi chạy hầu như không hoạt động nên nó bền hơn là phải
                    @thanhdfc Hix,bác nói trúng chỗ em đang băn khoăn đây.Khi tổ hợp accu là 1 chuỗi nối tiếp 4-5 bình thì việc mất cân bằng giữa các bình là dễ xảy ra .Mà khi 1 bình kém nó còn gây ra nguyên nhân không ngắt được sạc.Mà bản thân các accu không thể giống nhau mãi được.Vậy em muốn hỏi trong quá trình nạp nó có quá trình nào cân bằng điện áp giữa bình yếu và bình khỏe không với các bộ nạp trung quốc được quảng cáo là nạp 3 giai đoạn
                    Giai đoạn 1 sạc với dòng không đổi cỡ 1/8 dung lượng ắc quy cho đến khi điện áp đạt khoảng 14,4-14,5v mỗi bình
                    Giai đoạn 2 sạc với áp không đổi 14,4v/bình và dòng sạc nhỏ dần đến cỡ 0.05A chuyển sang giai đoạn 3
                    Giai đoạn 3 sạc thả nổi với áp 13.6-13,8v/bình,lúc này sạc chuyển sang đèn báo đầy
                    (thông số 3 giai đoạn là theo cái sạc accu của anh Tập mà em đang xài).Trong đó giai đoạn 2 gọi là sạc cân bằng thì phải.Em thắc mắc là cái từ cân bằng ở đây có phải nó cân bằng giữa các cell trong 1 bình và giữa các bình với nhau không.
                    vi van pham Cám ơn tài liệu của bác,nhưng dốt tiếng anh như cháu chắc phải nhờ a gu gồ tran lết dài
                    Ở giai đọan 3 này, dù dòng rất nhỏ nhưng khí H2 và O2 vẫn sinh ra rất nhiều. Điện cực accu lúc này không còn cứng nữa, nó mềm, bọt khí sinh ra tạo áp suất len lỏi giữa điện cực âm và điện cực dương, theo lớp sợi thủy tinh bốc hơi phá hư điện cực.

                    Điện áp thả nổi 13.8 volt cao hơn điện thế accu 12,6 volt. Lúc này phản ứng điện giải đã tái tạo cực dương thành Pbo2 và cực âm thành Pb nên nó sẽ phân tích nước trong dung dịch điện phân. Muốn nó không điện giải nước tạo bọt khí, điện thế lúc này bắt buộc phải là 12.6 volt để cân bằng với điện thế accu.

                    Các máy charge accu trong các thiết bị đắt tiền ở Mỹ, Pháp, Đức giai đọan cuối này nguồn xung PWM duty của nó chỉ còn 12.6 volt.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                      Ở giai đọan 3 này, dù dòng rất nhỏ nhưng khí H2 và O2 vẫn sinh ra rất nhiều. Điện cực accu lúc này không còn cứng nữa, nó mềm, bọt khí sinh ra tạo áp suất len lỏi giữa điện cực âm và điện cực dương, theo lớp sợi thủy tinh bốc hơi phá hư điện cực.

                      Điện áp thả nổi 13.8 volt cao hơn điện thế accu 12,6 volt. Lúc này phản ứng điện giải đã tái tạo cực dương thành Pbo2 và cực âm thành Pb nên nó sẽ phân tích nước trong dung dịch điện phân. Muốn nó không điện giải nước tạo bọt khí, điện thế lúc này bắt buộc phải là 12.6 volt để cân bằng với điện thế accu.

                      Các máy charge accu trong các thiết bị đắt tiền ở Mỹ, Pháp, Đức giai đọan cuối này nguồn xung PWM duty của nó chỉ còn 12.6 volt.
                      Bác ơi.Cháu tưởng accu AGM theo bảng thông số bác đưa thì nó đầy ở 13V .Nếu vậy thì chỉ cần chế độ thả nổi rút điện thế xuống 13V là được chứ bác.
                      Để cháu tìm lại các thông số accu loại cháu hay dùng cháu gửi hình lên đây

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết


                        psdinhthuong: accu hết điện đem súc rồi châm acid 23 độ B mới vào đem nạp tỷ trong acid lên quá cao sẽ có tiếng kêu ồng ộc, điện áp vẫn 12.6 volt. Bây giờ đổ acid ra hết thay bằng nước thường, đem nạp cho đầy, sau đó đổ nước đó đi (cẩn thận bây giờ đã là acid có nồng độ khá cao rồi đó) thay acid 23 B mới vào sẽ hết tiếng kêu ồng ộc.[/URL]
                        Khi đó em làm y chang bác chỉ: xả hết điện, đổ axit thay bằng nước giếng đun sôi để nguội rồi nạp đầy, sau đó đổ nước trong bình đi ( rất ít cặn nâu đỏ) và thay bằng dung dịch axit 0.28g/cm3, thế mà nó vẫn vậy.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                          Khi đó em làm y chang bác chỉ: xả hết điện, đổ axit thay bằng nước giếng đun sôi để nguội rồi nạp đầy, sau đó đổ nước trong bình đi ( rất ít cặn nâu đỏ) và thay bằng dung dịch axit 0.28g/cm3, thế mà nó vẫn vậy.
                          Tôi không biết 0,28g/cm3 acid chính xác là bao nhiêu độ B, vì acid này nồng độ đậm đặc hay lõang pha vào nước.
                          Một trong các nguyên nhân làm accu tự xả điện là nồng độ acid cao.
                          Điện cực dương bình thường sau khi nạp điện sẽ tái hình thành 100% dạng Pbo2 cho tòan diện tích điện cực.
                          Nhưng với nồng độ acid cao nó chỉ hòan thành khõang 60-70 % diện tích điện cực mà thôi . Diện tích còn lại là Pb2O3. Khi ngừng nạp điện sẽ tác dụng với acid theo phản ứng:
                          Pb2O3 + 2H2SO4 ---> 2 PbSO4+ 2h2O + O
                          Do đó accu sẽ tự xả điện và nghe thấy tiếng kêu như cá thả tăm .

                          Comment


                          • #28
                            Em cũng chả biết bao nhiêu độ B, hướng dẫn sử dụng của bình có loại thì nó kêu đổ dd tỉ trọng 0.25, có loại thì 0.28, thế nên ra chỗ mua bình kêu họ bán cho nước châm bình mới về thay.

                            Comment


                            • #29
                              hehe,bác Vi bảo tự xả là do nồng độ axit cao,anh dinhthuong pha thêm ít nước cất vào cho nó giảm tỷ trọng xuống rồi đổ bình chắc là được ấy.Mình làm khoa học cứ dũng cảm,hỏng thay bình mới .Năm nay lợn rẻ chắc bình cũng rẻ thôi anh ạ

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                                Ở giai đọan 3 này, dù dòng rất nhỏ nhưng khí H2 và O2 vẫn sinh ra rất nhiều. Điện cực accu lúc này không còn cứng nữa, nó mềm, bọt khí sinh ra tạo áp suất len lỏi giữa điện cực âm và điện cực dương, theo lớp sợi thủy tinh bốc hơi phá hư điện cực.

                                Điện áp thả nổi 13.8 volt cao hơn điện thế accu 12,6 volt. Lúc này phản ứng điện giải đã tái tạo cực dương thành Pbo2 và cực âm thành Pb nên nó sẽ phân tích nước trong dung dịch điện phân. Muốn nó không điện giải nước tạo bọt khí, điện thế lúc này bắt buộc phải là 12.6 volt để cân bằng với điện thế accu.

                                Các máy charge accu trong các thiết bị đắt tiền ở Mỹ, Pháp, Đức giai đọan cuối này nguồn xung PWM duty của nó chỉ còn 12.6 volt.
                                Nếu nạp bằng nguồn DC: khi áp ắc qui bằng áp nguồn sạc, dòng sẽ dần về 0.

                                Nếu nạp bằng nguồn xung đỉnh 17V, duty 10% như lúc trước bác nói, thì dòng sẽ không bao giờ = 0, vì áp ắc qui không thể lên tới 17V được. Nhờ bác giải thích chỗ này. Hay là bộ sạc xung chỉ có 2 chế độ, khi đầy là ngắt, không có chế độ thả nổi?
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                uret87 Tìm hiểu thêm về uret87

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X