Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện áp ắc quy khi đầy là bao nhiêu vôn 13,8 hay 12,6v

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Mục đích của nạp thả nổi (float charge) là
    1. Để nạp cho ắc-quy đầy hẳn. Thường dùng ở bộ nạp thông thường.
    2. Đẻ duy trì ắc-quy luôn ở trạng thái đầy để khi cần có thứ để dùng ngay. Thường thấy ở bộ lưu điện, UPS ...
    Các nguồn tài liệu kỹ thuật trên mạng đều có đề cập tới chuyện nạp thả nổi có ảnh hưởng tiêu cực tới tuổi thọ ắc-quy. Ảnh hưởng ít hay nhiều phụ thuộc vào điện áp thả nổi và bản thân cấu tạo cái ắc-quy. Và câu chuyện về tương quan giữa tuổi thọ ắc-quy, độ sẵn sàng, dung lượng thực dùng, khả năng bị sun-phát hóa bản cực (thực ra cũng là một phần của tuổi thọ) ... luôn luôn là sự đánh đổi. Không thể nào nạp thả nổi mà toàn vẹn hết được. "You can't have the cake and eat it all."

    Cho tới nay nạp ắc-quy vẫn có 2 trường phái chính : nạp thả nổi và nạp bổ sung ngắt quãng (trickle charge).

    Nạp thả nổi, như mọi người vẫn biết, là duy trì một điện áp đặt lên trên 2 cực của ắc-quy sau khi ắc-quy đã đạt tới điện áp đầy ở trạng thái kích thích (2,3V danh định đối với mỗi ngăn; 13,8V danh định đối với ắc-quy 12V thông dụng). Cái điện áp "thả nổi" này nhỏ hơn điện áp đầy ở trạng thái kích thích, nhưng lớn hơn điện áp đầy ổn định của ắc-quy (12,6 - 12,8V).

    Nạp bổ sung ngắt quãng là sau khi ắc-quy "có vẻ đầy" vì đạt tới điện áp đầy ở trạng thái kích thích, ngắt nguồn nạp, để nó nghỉ vài chục phút tới khoảng vài giờ, khi điện áp ắc-quy rơi xuống dưới 2,1V mỗi ngăn (do phản ứng hóa học ở bản cực đã xong và lớp PbO2 đã phân bố ổn định) thì lại nạp lại với dòng (thường là) bé hơn, cỡ 1/10 dòng tiêu chuẩn (tức là chỉ C/50 hoặc C/100) cho tới khi ắc-quy đầy hẳn. Sau đó ngắt hẳn nguồn nạp. Nếu muốn duy trì ắc-quy luôn đầy thì máy nạp (liên tục theo dõi ắc-quy) cứ vài tuần lại làm một cú trickle charge nhỏ.

    So sánh với nạp thả nổi thì nạp kiểu bổ sung ngắt quãng có nhược điểm là yêu cầu máy nạp phải hơi hơi "thông mình" hơn, phần đo lường cũng nhiều hơn ... nên nó ít được dùng. Tuy nhiên các nguồn tài liệu kỹ thuật cũng thường đồng ý với nhau rằng nạp kiểu bổ sung ít/không gây tác dụng tiêu cực tới tuổi thọ ắc-quy, trong khi vẫn đảm bảo ắc-quy đầy và hạn chế hiện tượng sun-phát hóa bản cực.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
      1-Cái van ở VRLA là van thoát khí, chống quá áp suất cho vỏ pin, an toàn khi quá sạc đó chứ bác, ko phải chống mất nước. Chứ để hạn chế mất nước thì người ta hàn kín nó luôn, cần gì phải thêm 1 cái nút cao su vào đó. Còn để tái tổ hợp khí sinh ra là do hóa chất trộn ở tấm phân cách. Nếu nạp đúng chỉ dẫn của nhà SX thì lấy đâu ra bọt khí thải ra tới mức, rung, rã bản cực.

      2-Ngoài ra thì ở VRLA các điện cực và tấm phân cách được nén với nhau ở mật độ cao để tăng mật độ năng lượng. Tấm phân cách còn giúp hấp thu các rung động cơ học có thể tác động xấu tới bản cực.

      3-Bình gì thì bình người ta thiết kế có 4 - 7 năm chẳng hạn. Chạy đến chừng đó thì cái xương bằng antimon, canxi nó cũng bị acid ăn mòn, mục ra rồi. Lấy đâu chỗ cho bột chì nó bám. Có sạc xả tốt mấy thì lúc ấy nó cũng nghẻo. Đấy là chết do già.

      4-Ở quá trình sạc mạnh với accu acid ngập nước (flooded), nếu sạc quá dòng accu sôi mạnh thì bên trong nó khác gì trong cái máy rung siêu âm, rửa mạch. Bản cực lúc đó có là PbSO4 cứng hay gì đi chăng nữa lâu thì cũng rụng rời ra thôi. So với cái lăn tăn của sạc thả nổi thì thấm vào đâu. Đấy là chết sớm do sạc quá dòng.

      5-Đem bình starter chạy kích điện thay vì dùng bình deep cycle. Và đem bình deep cycle đề ô tô, xe máy. So với cái chết do sạc kia thì cái chết do xả kiểu này có thể đến nhanh hơn rất nhiều, có thể xảy ra ở mức vài chục cycle sạc xả. Đấy là chết vì bị lạm dụng.

      6-Bàn luận cái gì cũng phải dựa trên lý thuyết và thực tiễn đặt trong hệ quy chiếu của nó. Bác nào học hỏi thì cũng vậy thôi. Kiến thức phải biết chắt lọc. Ko thì cũng giống cái anh đẽo cày giữa đường. Mà có khi ko còn ra nổi cái chìa vôi đâu.
      1-VRLA là van thoát khí hay van gì không quan trọng, miễn là giai đọan nạp có bọt khí thóat ra. Nhà sản xuất hướng dẫn nạp 4h sau đó thả nổi 4-5h trong khi accu còn 80-90 % điện dung xem có hư accu không?

      2-Không riêng gì accu VRLA accu nào cũng có tấm lót phân cách điện cực dương và âm. Bề mặt tấm lót có gân, úp vào điện cực âm để thóat khí.

      3-Ai cũng mong muốn accu chết vì già nhưng nào được, 60% chết vì bị sulfat. 30% chết vì nạp quá dòng, chỉ có 10% chết già.

      5-Cái chết này là chết thiếu hiểu biết.

      6-Thớt này dựa trên thực tiễn và lý thuyết . Khi tôi còn sản xuất điện cực accu nếu không giảm dần điện thế nạp vào giai đọan cuối, bọt khí sinh ra là hư tòan bộ vài trăm điện cực.

      4- Chỉ đúng 50% thôi. Khi làm điện cực mới hay khi phục hồi điện cực bị sulfat, dòng ép gấp 1.5 lần bình thường accu vẫn không sôi lấy đâu mà chết sớm do nạp quá dòng.
      Last edited by vi van pham; 06-07-2017, 15:02. Lý do: thiếu số 4, bổ xung thêm.

      Comment


      • #63
        -Trong quá trình nạp thả nổi thì có kiểm soát dòng sạc không hả bác vivanpham?
        - Bác có thể chia sẻ dạng đồ thị nạp chuẩn để đảm bảo batt đc sạc đầy mà vẫn đảm bảo tuổi thọ không bác?
        file đính kèm là biểu đồ chu trình nạp mà e đang sử dụng.
        Attached Files

        Comment


        • #64
          Em chưa thấy nhà SX nào hướng dẫn nạp 4h sau đó thả nổi 4-5h cả. Người ta chỉ khuyến cáo nạp thông thường ở mức C/10. Nếu sạc C/4 thì phải chấp nhận hậu quả rút ngắn tuổi thọ của bình. Nhưng có 1 số ứng dụng người ta bắt buộc phải chấp nhận điều đó thì họ mới sạc ở C/4.

          Về phía các bộ sạc thì là do các LK nó theo dõi dòng nạp và áp nạp để chuyển tự động giữa các chế độ. Nên sau khi kết thúc chế độ nạp ổn áp thì pin nó đã đầy 100% mới chuyển sang nạp thả nổi. Dòng thả nổi lúc này rất bé. Chứ ko ngắt ngang chừng 80-90% như bác nói.

          Theo như thông tin ở đây: http://www.batteryuniversity.com/lea...d_acid_battery. Thì kết thúc quá trình nạp để chuyển sang thả nổi khi mức dòng ở khoảng 3-5%C. Nhưng 1 pin cũ với dòng rò cao khó mà đạt được mức ngắt thấp thế này, nên phải có bộ đếm thời gian để ngắt pin, tránh quá sạc. Thực tế về phía nhà SX sạc, để đơn giản cho thiết kế SP người ta sẽ nâng mức dòng ngắt kia lên 1 chút, có thể tới 10%C, khi ko có bộ định thời. Sạc thả nổi chỉ để bù hao hụt do tự xả self-discharge, chứ ko bao hàm việc "nạp thêm cho đầy hẳn"

          Ở bình accu nước 6V/200A vỏ trong suốt mà em gặp thì đúng là điện cực nó được ép có gân dọc. Nhưng mấy cái bình VRLA deep cycle của lưu điện mà trước đây em cưa ra thì điện cực nó phẳng, dầy, ô lưới phần nhồi bột chì khá lớn. Ép giữa 2 điện cực là 1 tấm bông tẩm acid mịn và trắng như bông y tế. Các bản cực ép với nhau rất chặt, khó mà rút ra khỏi vỏ nếu ko phá hủy 1 bản cực để lấy khoảng trống rồi cạy.

          Vì thế việc tạo bọt khí để rung rã bản cực là hoàn toàn ko thể xảy ra vì nó ko có dung dịch thừa, dù đặt đứng, nghiêng nằm. Nếu mức độ sạc bù lớn hơn mức độ tự xả của accu. Lượng điện tích thừa sẽ điện phân dung môi thành khí. Nếu vượt quá ngưỡng phục hồi của hóa chất tái tổ hợp khí bù mất nước thì lúc đó mới có khí thoát qua van, gây tăng nồng độ acid thẩm thấu ở các tấm cách. Hậu quả của việc tăng nồng độ là tốc độ ăn mòn xương sẽ tăng lên, bình sẽ chóng bị mục rã xương chì.

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
            1-Em chưa thấy nhà SX nào hướng dẫn nạp 4h sau đó thả nổi 4-5h cả. Người ta chỉ khuyến cáo nạp thông thường ở mức C/10. Nếu sạc C/4 thì phải chấp nhận hậu quả rút ngắn tuổi thọ của bình. Nhưng có 1 số ứng dụng người ta bắt buộc phải chấp nhận điều đó thì họ mới sạc ở C/4.

            Về phía các bộ sạc thì là do các LK nó theo dõi dòng nạp và áp nạp để chuyển tự động giữa các chế độ. Nên sau khi kết thúc chế độ nạp ổn áp thì pin nó đã đầy 100% mới chuyển sang nạp thả nổi. Dòng thả nổi lúc này rất bé. Chứ ko ngắt ngang chừng 80-90% như bác nói.

            Theo như thông tin ở đây: http://www.batteryuniversity.com/lea...d_acid_battery. Thì kết thúc quá trình nạp để chuyển sang thả nổi khi mức dòng ở khoảng 3-5%C. Nhưng 1 pin cũ với dòng rò cao khó mà đạt được mức ngắt thấp thế này, nên phải có bộ đếm thời gian để ngắt pin, tránh quá sạc. Thực tế về phía nhà SX sạc, để đơn giản cho thiết kế SP người ta sẽ nâng mức dòng ngắt kia lên 1 chút, có thể tới 10%C, khi ko có bộ định thời. Sạc thả nổi chỉ để bù hao hụt do tự xả self-discharge, chứ ko bao hàm việc "nạp thêm cho đầy hẳn"

            Ở bình accu nước 6V/200A vỏ trong suốt mà em gặp thì đúng là điện cực nó được ép có gân dọc. Nhưng mấy cái bình VRLA deep cycle của lưu điện mà trước đây em cưa ra thì điện cực nó phẳng, dầy, ô lưới phần nhồi bột chì khá lớn. Ép giữa 2 điện cực là 1 tấm bông tẩm acid mịn và trắng như bông y tế. Các bản cực ép với nhau rất chặt, khó mà rút ra khỏi vỏ nếu ko phá hủy 1 bản cực để lấy khoảng trống rồi cạy.

            2-Vì thế việc tạo bọt khí để rung rã bản cực là hoàn toàn ko thể xảy ra vì nó ko có dung dịch thừa, dù đặt đứng, nghiêng nằm. Nếu mức độ sạc bù lớn hơn mức độ tự xả của accu. Lượng điện tích thừa sẽ điện phân dung môi thành khí. Nếu vượt quá ngưỡng phục hồi của hóa chất tái tổ hợp khí bù mất nước thì lúc đó mới có khí thoát qua van, gây tăng nồng độ acid thẩm thấu ở các tấm cách. Hậu quả của việc tăng nồng độ là tốc độ ăn mòn xương sẽ tăng lên, bình sẽ chóng bị mục rã xương chì.
            1-Tôi thấy tại #57 uret87 nói accu đã nạp 4h đầy, lại nạp thả nổi 4-5h nữa. Nếu accu còn 80-90 % điện dung đem nạp,chỉ cần dòng nạp 1/10 điện dung trong 2-3 h là đã đầy. Nạp thả nổi thêm 4-5h bù hao hụt là không cần thiết, dễ làm hỏng accu. Các máy nạp 12h một cách máy móc thiếu sự thông minh như máy nạp bằng MCU.

            2-Cần thống nhất cuối chu kỳ nạp dòng rất nhỏ để bù sự hao hụt do tự xả điện ---> như thế nó vẫn thường trực điện giải dung dịch điện phân thành H2 và O2 suốt 3 giờ nạp thả nổi (theo bảng tài liệu mà thanhfdc đưa lên) tạo áp suất thóat ra van VRLA. Áp suất thóat ra khỏi van sẽ làm rơi ít hay nhiều Pbo2 ra khỏi lưới chì (dù được nén chặt) mà thôi.
            Tôi cho rằng chỉ cần tấm bông tẩm chất điện phân ép giữa 2 điện cực là đủ tạo bọt khí rồi, khi chất điện phân tăng nồng độ sẽ khó khăn khi tái nạp điện và điện cực nhanh chóng bị sulfat chứ không phải ăn mòn xương, chóng mục rã xương chì dâu thanh fdc.
            Last edited by vi van pham; 06-07-2017, 20:15. Lý do: thêm ý.

            Comment


            • #66
              Sau khi nạp đầy tới 14,4V rồi thả nổi 13.6V dòng tuy nhỏ vẫn có sự điện phân H2O thì cũng không tốt, mà bình đầy (axit) là 12.6V thì cứ cho nó thả ở mức đó hay cao hơn tí-12.8V là được rồi, khi nào sự tự xả lớn hơn dòng nạp tại áp đó thì đã chuyển sang nạp nhồi.

              UPS dùng VRLA nó chỉ luôn nạp ở mức 13.8V không thể đầy bình được nên chả sao, tuy nhiên vì cứ nạp 24/24 ngày này qua tháng khác thành ra cũng " chai" là phải.

              Vì vậy tốt nhất cứ chọn áp thả nổi là áp đầy ổn định hoặc lớn hơn tí cho chắc ăn.

              Comment


              • #67
                Khi sạc thả nổi I_nạp=I_rò nên I_nạp - I_rò = 0 lấy đâu ra dòng để điện phân nước tạo bọt khí?

                Nếu thả nổi mà vẫn thấy bọt khí cần xem lại:
                - Bọt của giai đoạn trước còn sót lại.
                - VOM có sai số nên chỉnh áp thả nổi sai.
                - 1 vài ngăn bị hư nên sụt áp, áp dồn vào các ngăn còn lại cao hơn.
                - 13,5V - 13,6V là áp thả nổi ở 25 độ C. Xứ nóng cần áp thấp hơn một chút.

                Nếu chỉ sạc tới 12,6V thì thấp quá, ắc qui cũng dễ bị chai do sulfat hoá.
                sau.ph

                Comment


                • #68
                  Mình đã thử cái 30Ah mới mua, sạc đầy tới 14.6V, ngắt ở khoảng 430mA rồi chuyển sang 13.6V. Khoảng 2 phút sau dòng nạp khác không và tăng dần lên từ từ tới 50mA thì cứ giữ như vậy. Đã vỗ về và nghiêng cái bình cho thoát hết khí nhưng nó vẫn cứ lăn tăn bọt khí nhỏ như đầu tăm suốt. Mình nghĩ dòng rò tự xả không đến 50mA, vì nếu thế thì chỉ trong 25 ngày nó đã tự xử hết 30Ah, trong khi họ khuyến cáo khi không dùng thì 1thang nên sạc C/10 trong 4-5h thôi.

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
                    -Trong quá trình nạp thả nổi thì có kiểm soát dòng sạc không hả bác vivanpham?
                    - Bác có thể chia sẻ dạng đồ thị nạp chuẩn để đảm bảo batt đc sạc đầy mà vẫn đảm bảo tuổi thọ không bác?
                    file đính kèm là biểu đồ chu trình nạp mà e đang sử dụng.

                    Trong quá trình nạp thả nổi ( không phải nạp 3 giai đọan) luôn kiểm sóat dòng. Điện thế nạp qua 1 biến trở 0,5 ohm. Cứ vài tiếng lại phải chỉnh biến trở để ít bọt khí, tôi chỉ nhìn bọt khí để chỉnh không có đồ thị nào cả.
                    Bảng đồ thị không có đơn vị xem chẳng hiểu gì.

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                      Mình đã thử cái 30Ah mới mua, sạc đầy tới 14.6V, ngắt ở khoảng 430mA rồi chuyển sang 13.6V. Khoảng 2 phút sau dòng nạp khác không và tăng dần lên từ từ tới 50mA thì cứ giữ như vậy. Đã vỗ về và nghiêng cái bình cho thoát hết khí nhưng nó vẫn cứ lăn tăn bọt khí nhỏ như đầu tăm suốt. Mình nghĩ dòng rò tự xả không đến 50mA, vì nếu thế thì chỉ trong 25 ngày nó đã tự xử hết 30Ah, trong khi họ khuyến cáo khi không dùng thì 1thang nên sạc C/10 trong 4-5h thôi.
                      Áp thả nổi còn phụ thuộc vào nhiệt độ nữa. Ở 25 độ là 13,5-13,6v. Ở 35 độ thì giảm bớt khoảng 0,2V.

                      Bình 30AH mỗi tháng nạp C/10 trong 4-5g, tương đương với sạc liên tục với dòng 17-21mA.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #71
                        Accu nạp đầy 100% khi tỷ trọng acid trở về trạng thái ban đầu (23 độ B). Không thể đo được tỷ trọng này để kết luận accu đầy điện !00% chưa? tụi khoai tây suy diễn từ điện thế ngưỡng đầy của accu ra kỹ thuật nạp thả nổi gì đó, khoai lang xem đó là bảo bối ưu hạng dù cách nạp này chẳng thông minh chút nào cả, cứ kéo dài thời gian nạp cho an tòan.

                        Tụi khoai tây chế tạo thiết bị đắt tiền, không dùng lọai máy nạp kiểu này vì chắc chắn tuổi thọ accu ngắn do bị sulfat hay quá dòng. Chúng dùng phương pháp kiểm tra dung lượng accu trước khi nạp. Nếu dung lượng nhiều thì nạp dòng nhỏ, dung lương ít thì nạp dòng lớn. Sau vài giờ kiểm tra lại điện dung để tiếp tục điều chỉnh dòng hay ngừng nạp vì accu đã đầy điện.

                        Khoai lang nên học cách nạp bằng MCU này thay vì cãi nhau điện thế thả nổi bao nhiêu volt.

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                          1-Tôi thấy tại #57 uret87 nói accu đã nạp 4h đầy, lại nạp thả nổi 4-5h nữa. Nếu accu còn 80-90 % điện dung đem nạp,chỉ cần dòng nạp 1/10 điện dung trong 2-3 h là đã đầy. Nạp thả nổi thêm 4-5h bù hao hụt là không cần thiết, dễ làm hỏng accu. Các máy nạp 12h một cách máy móc thiếu sự thông minh như máy nạp bằng MCU.

                          2-Cần thống nhất cuối chu kỳ nạp dòng rất nhỏ để bù sự hao hụt do tự xả điện ---> như thế nó vẫn thường trực điện giải dung dịch điện phân thành H2 và O2 suốt 3 giờ nạp thả nổi (theo bảng tài liệu mà thanhfdc đưa lên) tạo áp suất thóat ra van VRLA. Áp suất thóat ra khỏi van sẽ làm rơi ít hay nhiều Pbo2 ra khỏi lưới chì (dù được nén chặt) mà thôi.
                          Tôi cho rằng chỉ cần tấm bông tẩm chất điện phân ép giữa 2 điện cực là đủ tạo bọt khí rồi, khi chất điện phân tăng nồng độ sẽ khó khăn khi tái nạp điện và điện cực nhanh chóng bị sulfat chứ không phải ăn mòn xương, chóng mục rã xương chì dâu thanh fdc.
                          1- Chính xác là tình trạng thường gặp khi sạc xe đạp điện bác ạ
                          Về vấn đề sạc thả nổi tốt hay không,thiết nghĩ nó cũng giống như chính cái tranh luận ban đầu về điện áp ắc quy khi đầy vậy,nó còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng,hay chủng loại ắc quy.Ví như anh dinhthuong80 có bình ắc quy thỉnh thoảng mà mất điện anh dùng chạy kích,còn lúc nào có điện anh sạc đầy thì thôi rút ra thỉnh thoảng lâu lâu nạp lại chứ để thả nổi làm gì cho tốn điện .
                          Quay lại vấn đề của em.Như em nói ở trên là học sinh đi xe điện hàng ngày quãng đường di chuyển lên tới 20-40km.Do thời gian sạc dài nên thường cắm sạc qua đêm.Em quan sát 2 nhóm đối tượng
                          Nhóm 1 : đi gần hết điện mới sạc cỡ 40-45km sạc đầy phải mất 6-8h,thường sạc qua đêm là vừa đầy
                          Nhóm 2 : đi 1 nửa điện khoảng 20-30 km thì sạc.Sạc đầy mất 3-5h.Sạc qua đêm thì sẽ có khoảng 3-5h là sạc thả nổi
                          Và kết quả hầu hết nhóm 1 sử dụng bình ắc quy đi được nhiều kilomet hơn nhóm 2 mới phải thay bình.(10-12000km trong khi nhóm 2 là 6-8000km là phải thay bình)
                          Nếu nói ắc quy này xả càng sâu thì bình càng bền em thấy vô lý.Vậy nên em đoán nó chóng hỏng do việc sạc thả nổi là cũng có cơ sở.(CHỈ LÀ DO SAI ĐIỆN ÁP THẢ NỔI HAY DO BẢN CHẤT CỦA VIỆC SẠC THẢ NỔI ĐÓ MỚI LÀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI BÀN)
                          Nói thêm là 2 nhóm đối tượng khảo sát trên là dùng cùng 1 loại xe,1 loại sạc với 1 hãng bình ,và cỡ vài chục trường hợp xảy ra như vậy





                          Comment


                          • #73
                            Bqv không nói tất cả ắc-quy chì, nhưng cụ thể đối với cái ắc-quy chì người tàu bán sang đây, dùng bộ nạp tàu bán sang đây (hoặc đám xạc VN nhập bo mạch tàu) thì nạp thả nổi là rất tai hại đối với tuổi thọ. Kể cả hàng Chilwee gì gì thì cũng vậy thôi.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #74
                              Trong quá trình sử dụng ắc qui sẽ bị hao hụt nước do bay hơi, có khi lại hao hụt axit do sulfat hoá, có khi hao hụt chì do gãy rụng. Nồng độ axit thay đổi theo thời gian. Căn cứ theo độ B thì làm sao chính xác được?

                              Nhiều thiết bị của Mỹ, Hà Lan... trị giá mấy trăm triệu cũng sạc thả nổi ngày này qua tháng nọ. Tuổi thọ lên đến 5-10 năm.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Trong quá trình sử dụng ắc qui sẽ bị hao hụt nước do bay hơi, có khi lại hao hụt axit do sulfat hoá, có khi hao hụt chì do gãy rụng. Nồng độ axit thay đổi theo thời gian. Căn cứ theo độ B thì làm sao chính xác được?

                                Nhiều thiết bị của Mỹ, Hà Lan... trị giá mấy trăm triệu cũng sạc thả nổi ngày này qua tháng nọ. Tuổi thọ lên đến 5-10 năm.
                                Không còn lời để bình lời nói nhảm, chỉ có hình thôi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                uret87 Tìm hiểu thêm về uret87

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X