Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mod sạc xe đạp điện 48V xuống 36V

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
    in chân 5, out chân 7, đâu có liên quan chân 2, bạn?
    Chân 7 nối trực tiếp với chân 2 kìa nhưng phân tích ra thấy nguyên lý sai sai: khi dòng sạc lớn thì điện áp chân 5 > chân 6 -> chân 7 có điện áp cao -> chân 2 có điện áp cao (do nối với chân 7) -> chắc chắn chân 2 > chân 3 -> chân 1 mất áp -> nếu linh kiện trên hình của bác dinhthuong80 ở #11 đúng là diode thì chẳng có ý nghĩa gì vì bị phân cực ngược, nếu phân cực thuận hoặc đó ko phải diode mà là trở thì sẽ kéo điện áp chân 1 TL431 xuống -> nguồn hoạt động hết công suất luôn chứ đừng nói là ổn áp hay ổn dòng gì nữa.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
      in chân 5, out chân 7, đâu có liên quan chân 2, bạn?
      Chân 2 nó nối chân 7 mà. Tín hiệu vào 5, ra 7 tác động vào 2, kết hợp với chân 3 để ra chân 1 điều khiển 431 mà. Như vậy có thể thấy như bạn trthnguyen nói, con 0.1 ôm để chỉ thị, đk quạt và hạn áp, còn hạn dòng hay công suất mạch là ở đám R dán song song nơi chân S con fet với mass. Tăng R này sẽ giảm dòng nạp. Thử xem chính xác không nhé!
      Last edited by dinhthuong80; 08-12-2017, 11:11. Lý do: Nhầm lẫn tai hại!!

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
        Tôi thấy bạn nên nhìn tổng thể như sau:
        1/Phần ổn dòng ở đây là thông qua chân 3 IC 358 (phần qua chân 5 chỉ để báo sạc và ngắt mạch mà thôi), cái này nên giữ nguyên vì bạn vẫn muốn dòng ra 1.5A, chưa tính phần ngắt mạch mà!
        2/Vây tại sao bạn làm không được? Ta biết rằng U và I có quan hệ mật thiết. Vả lại, biến áp xung người ta quấn cho ra 48V, vậy bạn phải tay đổi thứ cấp cho ra 36V (hoặc 38V,.. theo tỷ lệ thực tế trên 48V)thôi, nếu không sẽ không thể hoạt động trơn tru được. Theo hình ảnh thì biến áp này có thể bổ sung thay thế thứ cấp được. Bạn trả lại nguyên bản 48V. lấy ít dây ê may hoặc bọc nhựa nhỏ, luồn qua cuốn khoảng 10 hoặc 20 vòng, nắn qua đi-ốt (loại dùng bên thứ cấp cục sạc điện thoại hỏng ý, cộng thêm tụ lọc, đo xem điện áp trên tụ bao nhiêu sẽ biết bên thứ cấp có bao Vôn/vòng dây. Từ đó biết được phải cuốn lại thứ cấp bao vòng(tăng thêm 1 vòng), dây cỡ nào, chịu khó luồn vào cuốn. hàn thay vào cuộn thứ cấp hiện tại(sẽ cắt hỏ một đầu)
        3/Phần điều chỉnh điện áp: can thiệp các điện trở khu vực TL431: R14, R15, R20, R35,.. tương ứng với thay đổi từ 48V xuống 36V. tính toán và thực nghiệm căn đúng là được
        Thân chào!
        Cảm ơn các bác đã có ý kiến, em xin đính chính lại như thế này cho chuẩn ạ: sạc khi chưa cắm tải áp ra 55V, 2 đèn báo xanh đỏ đều sáng và đứng im + quạt không quay. Tại chân 1 (Reference) ic TL431 có 1 con trở 1.5k nối xuống mass, em bỏ con trở này ra và thay vào đó con biến trở 5k, chỉnh giá trị biến trở lên 2.1k thì áp ra tụt xuống 40.6V (còn nếu chỉnh biến trở cao lên chút nữa là bị hiện tượng biến áp kêu tích tích, đồng thời 2 đèn báo cùng nháy và sáng mờ, chắc là do áp sụt xuống thấp quá làm LM358 hoạt động sai)
        Khi cắm sạc vào bình: cả 2 đèn chuyển sang màu đỏ + quạt quay, đo dòng sạc thì thấy nhảy liên tục lúc 3A, lúc 4A, lúc 5A chứ không ổn định, khoảng 20 giây sau thì xảy ra hiện tượng biến áp kêu và 2 đèn nháy như em đã nói ở trên.
        Em dò mạch thì thấy các chân 1, 2, 3 của LM358 đều liên quan đến phần đèn báo, con trans S9013 và cái quạt nên em đã vẽ lại đường mạch của các chân 5, 6, 7 còn lại để các bác tiện theo dõi, em vẽ chưa được đầy đủ cho lắm vì không có thời gian. Mong các bác giúp cho vì bên này em đi làm 12h/ngày, chỉ còn 2h buổi tối để vọc vạch điện tử thôi. Mạch này đơn giản chỉ là so áp, ổn áp và ổn dòng, loanh quanh chắc chỉ liên quan đến mấy con điện trở thôi, với các bác thì dễ nhưng với em thì nó có phần hơi khó vì kiến thức có hạn.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
          Có phải mạch như này không nhỉ? [ATTACH=CONFIG]n1694370[/ATTACH]
          Có 2 chỗ bác vẽ đúng và 2 chỗ vẽ sai, em xin chỉnh lại 2 chỗ sai: - Đường màu đỏ là con diode xung 4148, đầu Cathode của nó phi vào chân 1 ic. - Đường màu xanh lá là con diode zener 5.1V, đầu đuôi nằm cùng chiều với con 4148 bên trên.

          Comment


          • #20
            Như vậy trước tiên bạn gỡ BAX ra, quấn thêm cho cuộn dây nuôi ic 3842 (hình như cũng nuôi 358) khoảng 2-3 vòng cùng chiều nữa( chính xác thì đếm nó bao nhiêu vòng thì quấn thêm cho đạt tỉ lệ 48/36 so với cũ ). Sau đó chỉnh biến trở như bạn đã thay cho về áp 41V để sạc 36V thì mạch sẽ chạy ổn định không tích tích chớp đèn nữa. Cuối cùng nếu dòng nạp vẫn 5A thì xem R nối chân S fet với mass cao áp bao nhiêu thì tăng lên gấp 2, 3 nếu đạt yêu cầu thì thôi.
            Last edited by dinhthuong80; 08-12-2017, 11:09. Lý do: Lại nhầm lẫn tai hại rồi!!!

            Comment


            • #21
              Không cần vất vả tháo gỡ BAX xung đâu, chỉ cần để nguyên nó trên mạch, cuốn cuộn thứ khác như tôi nói ở #12 và điều chỉnh các R cho TL431, cũng không cần thay đổi phần nguồn nuôi KA3842 đâu

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                Chân 2 nó nối chân 7 mà. Tín hiệu vào 5, ra 7 tác động vào 2, kết hợp với chân 3 để ra chân 1 điều khiển 431 mà. Như vậy có thể thấy như bạn trthnguyen nói, con 0.1 ôm để chỉ thị, đk quạt và hạn áp, còn hạn dòng hay công suất mạch là ở đám R dán song song nơi chân G con fet với mass. Tăng R này sẽ giảm dòng nạp. Thử xem chính xác không nhé!
                Xin lỗi, tôi đang nhìn, nói theo sơ đồ. Trên mạch thì chân 2 nối chân 7 . Nhưng cũng không cần thay đổi gì phần ổn dòng nguyên bản đâu

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi ttlove9 Xem bài viết
                  Có 2 chỗ bác vẽ đúng và 2 chỗ vẽ sai, em xin chỉnh lại 2 chỗ sai: - Đường màu đỏ là con diode xung 4148, đầu Cathode của nó phi vào chân 1 ic. - Đường màu xanh lá là con diode zener 5.1V, đầu đuôi nằm cùng chiều với con 4148 bên trên.
                  Bạn vẽ lại mạch bằng tay nhưng thiếu 1 số linh kiện (như con diode nằm giữa chân 1 LM358 và TL431, thiếu luôn con Zener) nhưng nhờ hình của bạn mình đã có sơ đồ chi tiết của nó rồi. Tuy nhiên mình vẫn thấy nó ko thể hạn dòng thông qua LM358 bởi vì khi dòng sạc cao thì chân 5 có điện áp cao hơn chân 6 -> chân 7 có điện áp cao gần bằng chân 8 (mà chân 8 cũng phải mười mấy V) -> chân 2 cũng có điện áp cao trên dưới 10V trong khi chân 3 luôn ổn áp ở 5,1V -> IN+ < IN- -> chân 1 sẽ bị nối GND -> diode (chỗ gạch màu đỏ trên hình) bị phân cực ngược nên chẳng tác động được đến chân 1 TL431 (nếu chân 1 LM358 là mức áp cao thì lại khác).
                  Theo mình cái sạc này nó sạc 4 accu = 4*13,8 = 55,2V nên nó để áp sạc là 55V thì nó sẽ ko phải làm mạch tự ngắt, còn việc hạn dòng do đám trở dán giữa GND sơ cấp và chân S của mosfet đảm nhiệm.


                  Theo mình bạn cứ làm thử cách của mình ở #15 vì nó quá đơn giản, nếu ko được mới tính tiếp!

                  Comment


                  • #24


                    Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
                    Không cần vất vả tháo gỡ BAX xung đâu, chỉ cần để nguyên nó trên mạch, cuốn cuộn thứ khác như tôi nói ở #12 và điều chỉnh các R cho TL431, cũng không cần thay đổi phần nguồn nuôi KA3842 đâu
                    Vì giảm áp ra gần 1/4 ban đầu , nếu không quấn lại cuộn nuôi thì nó có thể giảm còn có 10-13V như thớt nói, dưới ngưỡng start up của 3842 nên nó lúc chạy lúc ngừng, kêu tạch tạch , đèn chớp tắt đó bạn! Và cũng có thể như vậy do nạp dòng bự quá, bị ngắt mạch, nên đúng là phải thử trước, như mình phân tích sau đây nhé: Click image for larger version

Name:	image_91968.jpg
Views:	3790
Size:	65.0 KB
ID:	1694412





                    Tóm lại, bạn chỉnh VR đã thay cho R 1.5K để áp ra đạt từ 41-44V, thay RI để giới hạn dòng nạp min. Nếu mạch kêu và đèn báo chớp tắt như cũ thì phải quấn thêm cho cuộn nuôi IC như đã nói. Gắn bình đói vào, nếu dòng nạp cao quá thì tăng R nối chân S của fet lên ( tăng gấp đôi sẽ có thể giảm một nửa).

                    Theo sơ đồ thì con diode 4148 gắn ở chân 1 của 358 như bạn nói trên hình không có tác dụng, phải gắn ngược lại mới đúng. Khi đó, có dòng nạp lớn hơn Imin thì chân 1 mức thấp, kéo áp chân 1 con 431 xuống cho 817 ngưng dẫn để tăng Vo lên, tăng dòng nạp. Dòng nạp max do R ở chân S fet kéo BAX quyết định.
                    Last edited by dinhthuong80; 08-12-2017, 17:06.

                    Comment


                    • #25
                      [QUOTE=dinhthuong80;n1694411]


                      Vì giảm áp ra gần 1/4 ban đầu , nếu không quấn lại cuộn nuôi thì nó có thể giảm còn có 10-13V như thớt nói, dưới ngưỡng start up của 3842 nên nó lúc chạy lúc ngừng, kêu tạch tạch , đèn chớp tắt đó bạn! Và cũng có thể như vậy do nạp dòng bự quá, bị ngắt mạch, nên đúng là phải thử trước, như mình phân tích sau đây nhé: [ATTACH=CONFIG]n1694412[/ATTACH]

                      Chủ thớt đo lúc 10v lúc 13 v là tương ứng khi không/có dao động của KA3842 mà thôi: không cần can thiệp phần nguồn cấp cho KA3842 đâu!

                      Comment


                      • #26
                        Tính Ri để có Imin như sau:.......... Click image for larger version

Name:	sac 48 to 36.jpg
Views:	3803
Size:	53.7 KB
ID:	1694441

                        Comment


                        • #27
                          Các bác cho em hỏi xen chút xíu:
                          + Các dòng ic KA và UC có giống nhau không? Ví dụ có thể thay UC3843 cho KA3832 không?
                          + UC3842, UC3843, UC3845 có thể thay thế lẫn nhau không? Và nếu thay được thì có phải thay đổi các tụ, trở liên quan đến nó không?
                          + Em tra data của 2 loại UC3842 và UC3845 thì thấy nó khác nhau về điện áp làm việc (cái này loại thấp có thể dùng vào loại cao), và max duty cycle, 1 loại max 50% còn 1 loại max 100%. Vậy cái duty cycle này có ảnh hưởng gì đến công suất của mạch không?

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi abcde1234 Xem bài viết
                            Các bác cho em hỏi xen chút xíu:
                            + Các dòng ic KA và UC có giống nhau không? Ví dụ có thể thay UC3843 cho KA3832 không?
                            + UC3842, UC3843, UC3845 có thể thay thế lẫn nhau không? Và nếu thay được thì có phải thay đổi các tụ, trở liên quan đến nó không?
                            + Em tra data của 2 loại UC3842 và UC3845 thì thấy nó khác nhau về điện áp làm việc (cái này loại thấp có thể dùng vào loại cao), và max duty cycle, 1 loại max 50% còn 1 loại max 100%. Vậy cái duty cycle này có ảnh hưởng gì đến công suất của mạch không?
                            -Cùng điều kiện điện áp sơ cấp, biến áp xung, tần số thì duty cycle càng cao thì điện áp thứ cấp càng cao
                            -UC có thể thay vơi KA được!

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
                              Không cần vất vả tháo gỡ BAX xung đâu, chỉ cần để nguyên nó trên mạch, cuốn cuộn thứ khác như tôi nói ở #12 và điều chỉnh các R cho TL431, cũng không cần thay đổi phần nguồn nuôi KA3842 đâu

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
                                -Cùng điều kiện điện áp sơ cấp, biến áp xung, tần số thì duty cycle càng cao thì điện áp thứ cấp càng cao
                                -UC có thể thay vơi KA được!
                                Cảm ơn bác. À em ra hàng ve chai kiếm được 1 cái sạc xe vẫn sống, sạc ghi 36V outmax 1.5A. Em cắm điện thử thì thấy đèn xanh nháy nháy, đo áp ra là 37V. Cắm thử vào 3 bình 12V mắc nối tiếp (bình đang đói, tổng áp 3 bình lúc đó là 34V) và thấy đèn chuyển sang màu cam, cơ mà đo dòng ra thì cực nhỏ (có 0.18A thôi ạ), nó dùng ic ka3843 bên sơ và ic Lm324N bên thứ, em đo kiểm toàn bộ trở bên thứ cấp thấy vẫn tốt, diode nắn tốt, tụ lọc tốt, trở mắc từ chân S mosfet xuống mass ok. Vậy là sao nhỉ các bác? Và lẽ ra áp ra phải là khoảng 40-41V chứ 37V thì làm sao bình no được, liệu có phải ic lm324 chết không?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                ttlove9 Tìm hiểu thêm về ttlove9

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X