Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Solar và MPPT

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Solar và MPPT

    Cho e hỏi, có phải do nội trở của tấm solar quá lớn nên người ta mới phải dùng đến MPPT để đạt hiệu suất cao nhất? Mạch tương đương khi tấm solar cấp nguồn cho tải như hình, trong đó R1 là nội trở tấm solar, R2 là tải, dĩ nhiên công suất trên R2 lớn nhất khi R1 = R2. Vậy nếu R1 rất nhỏ thì người ta sẽ không cần dùng đến MPPT phải không?
    Click image for larger version

Name:	535_81220-1402629254-0-noitiep.png
Views:	4961
Size:	10.9 KB
ID:	1718033

  • #2
    Không phải đâu, mình cho là cái mạch kia chẳng qua để ổn định điện áp ra mà sạc cho accu thôi, nó tận dụng năng lượng tấm pin khi nắng yếu để vẫn sạc được, nếu không lúc đó áp pin thấp hơn accu thì lãng phí, thế mới là tăng hiệu suất sử dụng pin

    Comment


    • #3
      Hiểu đơn giản là một mạch theo dõi điện áp và dòng điện sau đó điều chỉnh điện áp đầu ra accu sao cho hiệu suất đạt được là cao nhất. Do tấm pin mặt trời chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường như cường độ ánh sáng, nhiệt độ môi trường nên điện áp ra khác nhau. MPPT sinh ra để hiệu suất sạc accu của pin mặt trời là cao nhất theo từng thởi điểm như vậy.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
        Không phải đâu, mình cho là cái mạch kia chẳng qua để ổn định điện áp ra mà sạc cho accu thôi, nó tận dụng năng lượng tấm pin khi nắng yếu để vẫn sạc được, nếu không lúc đó áp pin thấp hơn accu thì lãng phí, thế mới là tăng hiệu suất sử dụng pin
        Nếu chỉ đơn giản sợ điện áp vào thấp thì người ta dùng mạch buck-boost hoặc sepic đơn thuần là được mà. E thấy sơ đồ khối của MPPT cũng là những mạch đó nhưng phần điều khiển có thêm mạch dò U và I đầu vào để phát hiện điểm Pmax, mà như trên e phân tích thì P chỉ max khi tổng trở của MPPT đúng bằng nội trở tấm solar, nếu tấm solar có nội trở rất nhỏ như các nguồn bình thường khác thì chắc đã ko cần MPPT. Hôm trước tài khoản "Anh Thợ Điện" có làm thí nghiệm với 2 cái điều khiển sạc, 1 cái là PWM thông thường, 1 cái là MPPT nhưng kết quả hiệu suất same same nhau vì anh ta ko dùng tấm solar thật mà dùng máy cấp nguồn đa năng, nhưng lại không mắc điện trở nối tiếp ở đầu vào để giả lập nội trở tấm solar.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi vanthang93 Xem bài viết
          Hiểu đơn giản là một mạch theo dõi điện áp và dòng điện sau đó điều chỉnh điện áp đầu ra accu sao cho hiệu suất đạt được là cao nhất. Do tấm pin mặt trời chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường như cường độ ánh sáng, nhiệt độ môi trường nên điện áp ra khác nhau. MPPT sinh ra để hiệu suất sạc accu của pin mặt trời là cao nhất theo từng thởi điểm như vậy.
          Dĩ nhiên là mình hiểu nhưng căn nguyên từ đâu mới là cái mình cần biết, bởi vì có người đã thử dùng nguồn đa năng (có nội trở nhỏ) để giả lập điện áp của tấm solar và cấp vào 2 bộ sạc, 1 bộ thường và 1 bộ MPPT, kết quả công suất sạc cũng ko khác nhau là mấy. Mình cho rằng do ko có sụt áp đầu vào nên cả 2 cứ thế chạy mà chả phải điều khiển gì vì dòng cứ tăng thì công suất tải cũng tăng theo thôi, nhưng nếu nguồn vào có nội trở lớn nó lại khác, dòng càng tăng thì sụt áp trên tải càng lớn, đến 1 lúc nào đó dòng càng tăng thì công suất tải lại càng giảm. Đơn giản như ta có thể chập 2 đầu của tấm solar lại, lúc này mặc dù dòng điện rất lớn nhưng công suất trên tải gần như = 0, toàn bộ công suất tự tấm solar tiêu thụ

          Comment


          • #6
            Xin phép nhắc lại chút lý thuyết mạch
            1. Muốn truyền đạt điện áp tối đa, trở kháng ra của nguồn càng bé càng tốt, trở kháng vào của tải càng lớn càng tốt; tốt nhất là trở kháng ra = 0 (nguồn áp lý tưởng), trở kháng vào của tải lớn vô cùng.
            2. Muốn truyền đạt cường độ dòng tối đa, trở kháng ra của nguồn càng lớn càng tốt, trở kháng vào của tải càng bé càng tốt; ngược lại với trên.
            3. Muốn truyền đạt công suất tối đa, trở kháng ra của nguồn bằng trở kháng vào của tải.
            Bất kể cấu tạo thế nào, bản chất bộ nạp MPPT về mặt lý thuyết mạch đúng là một mạng 2 cửa để phối hợp trở kháng giữa pin mặt trời và pin/ắc-quy lưu trữ.

            Còn thực tế cái video thử nghiệm của anh thợ điện đó hơi tào lao, xem cho vui thôi. Bộ nguồn phòng thí nghiệm có đặc tính khác hẳn pin mặt tròi. Bộ nạp MPPT chỉ phát huy đặc điểm của nó khi chạy với pin mặt trời thực (hoặc cái nguồn nào đó có đặc tính giống pin mặt trời). Đem bộ nạp MPPT chạy với nguồn thí nghiệm, bất kể kết quả thế nào, là vớ vẩn ngay từ đầu rồi.

            Video đó cũng tuong tự những video khác của anh thợ điện, chỉ có tác dụng tham khảo cho vui chứ không đáng tin >50%. Người ta làm Youtube để quảng bá sản phẩm lấy tiền (từ nhà buôn, nhà sản xuất ...) và ăn quảng cáo Google, xem giải trí thôi.
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

              Dĩ nhiên là mình hiểu nhưng căn nguyên từ đâu mới là cái mình cần biết, bởi vì có người đã thử dùng nguồn đa năng (có nội trở nhỏ) để giả lập điện áp của tấm solar và cấp vào 2 bộ sạc, 1 bộ thường và 1 bộ MPPT, kết quả công suất sạc cũng ko khác nhau là mấy. Mình cho rằng do ko có sụt áp đầu vào nên cả 2 cứ thế chạy mà chả phải điều khiển gì vì dòng cứ tăng thì công suất tải cũng tăng theo thôi, nhưng nếu nguồn vào có nội trở lớn nó lại khác, dòng càng tăng thì sụt áp trên tải càng lớn, đến 1 lúc nào đó dòng càng tăng thì công suất tải lại càng giảm. Đơn giản như ta có thể chập 2 đầu của tấm solar lại, lúc này mặc dù dòng điện rất lớn nhưng công suất trên tải gần như = 0, toàn bộ công suất tự tấm solar tiêu thụ
              Cái video đó, nguồn vào có thay đổi điện áp không bạn?
              VD: sạc hệ 12V, thì cấp nguồn vào 24 tới 36 V không?
              Con MPPT nó khác sạc thưởng ở điểm đó.
              - Trung tâm chuyên nghiệp thợ giỏi

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi ciopham Xem bài viết

                Cái video đó, nguồn vào có thay đổi điện áp không bạn?
                VD: sạc hệ 12V, thì cấp nguồn vào 24 tới 36 V không?
                Con MPPT nó khác sạc thưởng ở điểm đó.
                Ko thay đổi điện áp và cũng ko có điện trở giả lập nội trở tấm PV

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                trthnguyen Tìm hiểu thêm về trthnguyen

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X