Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thay đổi nguồn của adapter laptop

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thay đổi nguồn của adapter laptop

    Chuyên môn không tốt nên
    Các bác cho em hỏi chút

    Vấn đề 1:

    Mạch adapter của em trên, em muốn thay đổi điện áp đầu ra ntn ah?
    Có tìm hiểu qua thì phải thay đổi em R3 (bằng 1 em biến trở chẳng hạn, chỉ dùng 2 chân thôi), nhưng lại thấy 1 số người lại sử dụng cả 3 chân, và thay thế cho cả R2 nên không rõ
    P/S: ic TL431L sop 8:

    Vấn đề 2:

    Có 2 con trở em khoanh tròn dư hay sao ý mà sao đầu dưới nối chân 8, đầu trên chẳng nối vào đâu cả (dư linh kiện vứt đại hay sao các bác)

  • #2
    Chào bác.
    1 thay R3 bằng Vr chỉ dùng 2 chân cũng được nhưng nên ghép thêm 1 R ở dưới Vr về GND (tại Vr thay ấy)
    Hoặc thay cả R2, R3 bằng Vr dùng cả 3 chân, và cái chân com của Vr khi này đưa về chân 8. Nó chỉ là phân áp FB về ic để điêù chỉnh áp ra thôi.

    2 thì bác nên đo kỹ xem đầu còn lại đi đâu, mạch mấy mặt, mấy lớp?
    Và theo em thấy thì nó là 2 R làm sẵn để thay R3 về GND, khi cần thay đổi vài giá trị áp đầu ra thì ta hàn thêm hay bớt các R mà bác gọi là dư đó.

    Comment


    • #3
      1. Biến trở 3 chân muốn dùng như 2 chân thì nối chân 2 với 1 hoặc 3 thôi, cách này có tác dụng là nếu lá đồng chân 2 không tiếp xúc với phiến đĩa than thì vẫn còn điện trở 1-3 giữ lại chứ không phải bị tăng lên vô cùng.
      2. Đầu trở có chỗ chờ để nối tắt xuống GND, tức thay đổi được điện áp theo sự tính toán có sẵn

      Comment


      • #4
        diễn đàn cứ lỗi Error information: " 403 error Forbidden" là gì nhỉ

        Comment


        • #5
          Em làm ok rồi nhưng quên thay tụ, thử ngịch tăng áp hết cỡ xem được bao nhiêu thì đoàng, đùng, đi luôn cả một loạt linh kiện bên sơ cấp ===>> vứt

          Lại adpter dell hịn ra nghịch típ , thay em vi chỉnh 5k, điện áp dâng lên cao quá ( do 2 con trở góc mắc // ~7.5k), cắm 1 giây dựt nguồn ac, do chưa biết giảm trở tăng áp, nên tăng trở hết mức vẫn quá quá của tụ, áp lên cao ~ 34v j j đó. Sau lại thay em 10k, không hiểu có chập j không lại tóe lửa không kịp rút nguồn, nổ ic dao động và 1 loạt trở sơ cấp ( chết nhiều, ic scy157D tra không có) ==> vứt

          Nghĩ ngu sao không mắc nối tiếp cái bóng halogen 60w vào nhỉ.

          Nghịch phát 3 (dư nhiều adapter lởm): Phát nè cẩn thận mọi thứ ( trở nối mass ~1.5k, thay em vi chỉnh 5k, nối bóng halogen nối típ ac) ==> khà khà thành công, nhưng vẫn chưa thay tụ, chỉnh đến 22v dừng, mai mua tụ

          Mấy bác cho em hỏi thêm:
          - Giới hạn tăng áp của mấy em nó phụ thuộc ??? Tính toán?? ( muốn nâng 60v ??)
          - "nhưng nên ghép thêm 1 R ở dưới Vr về GND" có tác dụng chi vậy bác?

          Comment


          • #6
            Ồi diễn đàn Er rồi buồn thế ạ.

            Comment


            • #7
              Post bài toàn Er mà không fix được ạ. Ai gặp như thế k ạ

              Comment


              • #8
                Hi bác, Trthnguyen em tán thành mục 2 bác nói còn mục 1 nghe em thấy bùng nhùng sao á, bác giải thích em tỏ tường xíu nhé.hi
                Như e thấy thì dùng 2 chân của Vr thì lấy chân giữa (số 2) và 1 trong 2 biên là 1 hay 3, còn thêm r để hạn chế việc vặn Vr tạo trở kháng 0ohm thôi ấy

                Comment


                • #9
                  Trả lời bác nhé.
                  1. Giới hạn tăng áp của 1 mạch là có, phụ thuộc chất lương j LK, BAX, P, Uout...
                  Ngoài ra còn mạch FB để hồi tiếp và điều áp, 1 nguồn xung loại thông thường có thể chỉnh lên tầm vài tới 2chục Volt là cao lắm rồi, mạch hịn thì còn đau đầu hơn.
                  Bác vọc gì mà kiếm nguồn 60v cao thế, nguy cơ lắm.
                  2. Cái R xuống GND là cái 1.5k bác lắp vào sau 2 lần thất bại đó.
                  Bác đọc, vẽ nhánh Vr và con R xuống GND đó ra phân tích dòng khiển sẽ hiểu.
                  Câu trong nháy là kết quả của chữ màu xanh nhé!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
                    Trả lời bác nhé.
                    1. Giới hạn tăng áp của 1 mạch là có, phụ thuộc chất lương j LK, BAX, P, Uout...
                    Ngoài ra còn mạch FB để hồi tiếp và điều áp, 1 nguồn xung loại thông thường có thể chỉnh lên tầm vài tới 2chục Volt là cao lắm rồi, mạch hịn thì còn đau đầu hơn.
                    Bác vọc gì mà kiếm nguồn 60v cao thế, nguy cơ lắm.
                    2. Cái R xuống GND là cái 1.5k bác lắp vào sau 2 lần thất bại đó.
                    Bác đọc, vẽ nhánh Vr và con R xuống GND đó ra phân tích dòng khiển sẽ hiểu.
                    Câu trong nháy là kết quả của chữ màu xanh nhé!
                    Không chuyên khó hiểu quá
                    1- Vậy cho em hỏi nếu em cứ giảm vi trở mãi => áp tăng (ví dụ tụ lọc đầu ra chịu được áp cao nhé), tăng cao có "bùm bùm" không bác hay mạch tự ngắt
                    2- Lần 1 thất bại do chưa thay tụ, nổ tụ => tèo mạch
                    Lần 2 - không hiểu
                    Lần 3: ý em là con 1.5k đó (chính 2 con trở mắc //) là trở ban đầu của mạch, em gỡ cả 2 con ra và thay bằng vi trở 5K
                    Còn ý bác là em phải nối tiếp con vi trở 5k với con 1.5k khác xuống GND??

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi tuyenda1985 Xem bài viết
                      Em làm ok rồi nhưng quên thay tụ, thử ngịch tăng áp hết cỡ xem được bao nhiêu thì đoàng, đùng, đi luôn cả một loạt linh kiện bên sơ cấp ===>> vứt

                      Lại adpter dell hịn ra nghịch típ , thay em vi chỉnh 5k, điện áp dâng lên cao quá ( do 2 con trở góc mắc // ~7.5k), cắm 1 giây dựt nguồn ac, do chưa biết giảm trở tăng áp, nên tăng trở hết mức vẫn quá quá của tụ, áp lên cao ~ 34v j j đó. Sau lại thay em 10k, không hiểu có chập j không lại tóe lửa không kịp rút nguồn, nổ ic dao động và 1 loạt trở sơ cấp ( chết nhiều, ic scy157D tra không có) ==> vứt

                      Nghĩ ngu sao không mắc nối tiếp cái bóng halogen 60w vào nhỉ.

                      Nghịch phát 3 (dư nhiều adapter lởm): Phát nè cẩn thận mọi thứ ( trở nối mass ~1.5k, thay em vi chỉnh 5k, nối bóng halogen nối típ ac) ==> khà khà thành công, nhưng vẫn chưa thay tụ, chỉnh đến 22v dừng, mai mua tụ

                      Mấy bác cho em hỏi thêm:
                      - Giới hạn tăng áp của mấy em nó phụ thuộc ??? Tính toán?? ( muốn nâng 60v ??)
                      - "nhưng nên ghép thêm 1 R ở dưới Vr về GND" có tác dụng chi vậy bác?
                      mày muốn phụt ra 60 thì ra xúc con sạc xe diện cux



                      anh miễn bàn về tinh toán giới hạn

                      c

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi m4a1kabin Xem bài viết

                        mày muốn phụt ra 60 thì ra xúc con sạc xe diện cux



                        anh miễn bàn về tinh toán giới hạn

                        c
                        Bác căng thế, mình không chuyên nên mới hỏi

                        Vì đang muốn có áp 60v dc, làm điện áp mẫu thôi (để tăng công xuất cho bộ tải giả, nghịch thay mofet tăng công xuất lên gấp đôi, vì nó giới hạn công xuất trong cài đặt là 180W, DC mẫu trong cài đặt là 30v,nên chỉ đánh lừa áp 60v thành 30v để tăng công xuất tải giả lên gấp đôi thôi, chứ có mắc tải gì đâu mà đầu tư sạc xe điện, rồi vất xó)

                        Comment


                        • #13
                          Thông thường các nguồn xung có khả năng điều chỉnh điện áp ra tăng giảm 50% so với thiết kế .
                          Nguồn lap top có điện áp từ 12 đến 19v . Không sửa lên 60V được đâu .
                          Nên mua cái nguồn tổ ong 48V rồi sửa lên 60V thì dễ hơn .
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi tuyenda1985 Xem bài viết
                            Bác căng thế, mình không chuyên nên mới hỏi

                            Vì đang muốn có áp 60v dc, làm điện áp mẫu thôi (để tăng công xuất cho bộ tải giả, nghịch thay mofet tăng công xuất lên gấp đôi, vì nó giới hạn công xuất trong cài đặt là 180W, DC mẫu trong cài đặt là 30v,nên chỉ đánh lừa áp 60v thành 30v để tăng công xuất tải giả lên gấp đôi thôi, chứ có mắc tải gì đâu mà đầu tư sạc xe điện, rồi vất xó)
                            Thế vậy như bác nói e chả hiểu bác muốn tăng áp hay giảm áp để tăng I nữa.
                            nguồn xung nsx đã làm thì có tính toán, chỉ cho chỉnh ở 1 mức vừa phài thôi, bác muốn tăng gấp đôi cũng hơi khó, khi ấy phải thay nhiều LK lắm đấy, chưa kể cả cái ba có khi cũng đi nữa. Vậy chi phí mua LK lẻ với mua 1 nguồn như mong muốn liệu chênh lệch có đáng đầu tư?

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết

                              Thế vậy như bác nói e chả hiểu bác muốn tăng áp hay giảm áp để tăng I nữa.
                              nguồn xung nsx đã làm thì có tính toán, chỉ cho chỉnh ở 1 mức vừa phài thôi, bác muốn tăng gấp đôi cũng hơi khó, khi ấy phải thay nhiều LK lắm đấy, chưa kể cả cái ba có khi cũng đi nữa. Vậy chi phí mua LK lẻ với mua 1 nguồn như mong muốn liệu chênh lệch có đáng đầu tư?
                              Mình muốn hỏi để học hỏi thêm thôi! Nếu không khả dĩ thì dĩ nhiên không dám tăng lên 60V
                              Thank các bác đã chỉ dẫn, trình độ bớt ngu đi chút

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tuyenda1985 Tìm hiểu thêm về tuyenda1985

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X