Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp về nguồn Biến áp 1 pha dùng lõi Single C-core

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin giúp về nguồn Biến áp 1 pha dùng lõi Single C-core

    - Chào các Bác trên diễn đàn, Em đang thực hành quấn cục biến áp C-core với thông số như sau:

    Diện tích lõi chữ C: 1.6*4=6.4 cm2
    Input: 220v, số vòng dây 1650 vòng, cỡ dây 0.25mm
    output: 9v, số vòng dây 68 vòng, cỡ dây 0.35mm (6 cuộn)
    18v, số vòng dây 135 vòng, cỡ dây 0.65mm ( 2 cuộn)
    Em chia lõi mỗi bên thành 2 phần để quấn cuộn sơ và thứ riêng

    Click image for larger version

Name:	Untitled.png
Views:	1
Size:	402.3 KB
ID:	1417696

    Khi đóng điện thì cuộn sơ cấp bị nóng, Em kiểm tra thì không bị chạm giữa các vòng dây. Mong các Bác giúp đỡ.
    Chuyên chui gầm xe du lịch. Điện, Động cơ, Sơn, Đồng (HCM-Bình Dương)

  • #2
    Nguyên văn bởi tuanhaitin Xem bài viết
    - Chào các Bác trên diễn đàn, Em đang thực hành quấn cục biến áp C-core với thông số như sau:

    Diện tích lõi chữ C: 1.6*4=6.4 cm2
    Input: 220v, số vòng dây 1650 vòng, cỡ dây 0.25mm
    output: 9v, số vòng dây 68 vòng, cỡ dây 0.35mm (6 cuộn)
    18v, số vòng dây 135 vòng, cỡ dây 0.65mm ( 2 cuộn)
    Em chia lõi mỗi bên thành 2 phần để quấn cuộn sơ và thứ riêng

    Khi đóng điện thì cuộn sơ cấp bị nóng, Em kiểm tra thì không bị chạm giữa các vòng dây. Mong các Bác giúp đỡ.
    Bác để ý xem Khi đóng điện thì cuộn sơ cấp bị nóng từ từ hay nóng rất nhanh? Nếu nóng rất nhanh thì nhiều khả năng là mạch từ (ghép nối hai nửa LÕI sắt) của bác không ghép kín. Nếu thiếu chút ít vòng dây (sơ cấp), hoặc chất lượng lõi thép xấu thì cũng không đến nỗi nóng nhanh quá mức...

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi tuanhaitin Xem bài viết
      - Chào các Bác trên diễn đàn, Em đang thực hành quấn cục biến áp C-core với thông số như sau:

      Diện tích lõi chữ C: 1.6*4=6.4 cm2
      Input: 220v, số vòng dây 1650 vòng, cỡ dây 0.25mm
      output: 9v, số vòng dây 68 vòng, cỡ dây 0.35mm (6 cuộn)
      18v, số vòng dây 135 vòng, cỡ dây 0.65mm ( 2 cuộn)
      Em chia lõi mỗi bên thành 2 phần để quấn cuộn sơ và thứ riêng

      [ATTACH=CONFIG]68901[/ATTACH]

      Khi đóng điện thì cuộn sơ cấp bị nóng, Em kiểm tra thì không bị chạm giữa các vòng dây. Mong các Bác giúp đỡ.
      mình chưa quấn ba lõi C nay bao giờ trường hợp khi cấp nguồn cuộn mà cuộn sơ cấp nóng hệ số bạn chọn tới 48 rồi bạn kiểm tra cuôn thứ cấp có chập ko nếu ko thì thường là do vật liệu từ ko đồng nhất bạn thử kiếm 1 cai lõi khác

      Comment


      • #4
        - Biến áp của em khi đóng điện thì nóng từ từ Bác ah. Phần lõi sắt thì em mua ve chai (biến áp của Nhật) còn tốt. Em thử cho Input 110 v thì ít bị nóng hơn (chấp nhận được so với áp vào 220v). Em cũng đang nghi số vòng/vôn thấp nhưng khi tính toàn thì so với lõi E-I thì rất dư dã. Hiện tại em đang quấn ở 7.5 vòng/vôn với lõi 6.4cm2.
        Chuyên chui gầm xe du lịch. Điện, Động cơ, Sơn, Đồng (HCM-Bình Dương)

        Comment


        • #5
          bác xem thử ghép đã khít chưa . thử soay lai lõi xem sao

          Comment


          • #6
            - Cảm ơn Các Bác, để tối làm về em thử lại xem sao?
            Chuyên chui gầm xe du lịch. Điện, Động cơ, Sơn, Đồng (HCM-Bình Dương)

            Comment


            • #7
              loại lõi C này rất tốt, độ từ thẩm cao , lấy hệ số vòng /volt khá cao nên lợi về dòng , do dùng dây quấn lớn , số vòng ít hơn lõi thông thường, nhưng thường là quấn 2 nửa , chứ ít khi quấn riêng sơ và thứ mỗi khung một cấp , nhưng khi đấu dây hay bị nhầm đầu và cuối nếu chưa quen, còn bị nóng là có thể thứ cấp bị đấu sai ,hoặc có bị chạm giữa các vòng dây , lỗi này khó xác định nếu không biết cách thử, tháo rời các phụ tải , lấy đồng hồ ohm đo sơ cấp ở thang X1một que kẹp chặt vào mối dây , còn que kia chạm vào mối còn lại khi kim lên rồi rút que ra khỏi mối dây , nếu biến áp tốt , dây không chạm thì ở đầu que đo sẽ có tia lửa điện, nếu mà cầm tay vô đó khi rút que thì sẽ bị giật đau !, còn như khi thử mà không có tia lửa thì chắc chắn có vòng dây bên sơ hoặc thứ đã bị chạm !

              Comment


              • #8
                - Báo cáo các Bác, Em làm một vài thử nghiệm:

                + Đầu tiên thử xem các cuộn dây sơ và thứ có bị chạm vòng dây không ?



                Sau khi thử các cuộn sơ và thứ đều bình thường. Khả năng bị chạm được loại trừ.

                + Tiếp theo vệ sinh tiếp xúc của 2 nữa C-Core, ( do trước đo bị hen rĩ) gắn vào thì KẾT QUẢ ngoài mong đợi.

                Click image for larger version

Name:	anh(3).jpg
Views:	1
Size:	103.8 KB
ID:	1380780

                Quocthaibmt : Em chia lõi thành hai phần để chống nhiễu, rất hiệu quả đó Bác.
                - Cảm ơn các Bác đã quan tâm giúp đỡ.
                Chuyên chui gầm xe du lịch. Điện, Động cơ, Sơn, Đồng (HCM-Bình Dương)

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi tuanhaitin Xem bài viết
                  - Báo cáo các Bác, Em làm một vài thử nghiệm:

                  Sau khi thử các cuộn sơ và thứ đều bình thường. Khả năng bị chạm được loại trừ.

                  + Tiếp theo vệ sinh tiếp xúc của 2 nữa C-Core, ( do trước đo bị hen rĩ) gắn vào thì KẾT QUẢ ngoài mong đợi.
                  Cảm ơn các Bác đã quan tâm giúp đỡ.
                  Bác để ý, chỗ (mối) ghép giữa 2 nửa C-core lúc còn nguyên bản thường có 1 lớp "keo" dán dẫn từ và làm cứng chắc kết cấu luôn cho lõi (chạy sẽ không bị kêu/rung...). Thường khi độ lại thì mình không có điều kiện làm được như vậy nên cố gắng ghép càng khít và chắc thì càng tốt. Với nhiều loại biến áp khác, sau khi ghép lõi, người ta "hàn" khép kín luôn mạch từ (ví dụ như trong biến áp nguồn của lò vi sóng chẳng hạn...)

                  Comment


                  • #10
                    Lõi chữ C nó dài hơn lõi EI nên số vòng dây cũng phải tăng lên thì mật độ từ thông mới không đổi. Cũng may là bạn kiếm được cái lõi xịn, nếu không thì 7,5 vòng/V vẫn là còn ít đấy bạn ạ.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi tuanhaitin Xem bài viết
                      - Báo cáo các Bác, Em làm một vài thử nghiệm:

                      + Đầu tiên thử xem các cuộn dây sơ và thứ có bị chạm vòng dây không ?



                      Sau khi thử các cuộn sơ và thứ đều bình thường. Khả năng bị chạm được loại trừ.

                      + Tiếp theo vệ sinh tiếp xúc của 2 nữa C-Core, ( do trước đo bị hen rĩ) gắn vào thì KẾT QUẢ ngoài mong đợi.

                      [ATTACH=CONFIG]68922[/ATTACH]

                      Quocthaibmt : Em chia lõi thành hai phần để chống nhiễu, rất hiệu quả đó Bác.
                      - Cảm ơn các Bác đã quan tâm giúp đỡ.
                      nhưng với tiết diện lõi như vậy mà quấn tới 1650 vòng dây 0,25 là quá dư số vòng dây rồi , thường với lõi này chỉ quấn 990vòngdây 0,32 /220vlà được.

                      Comment


                      • #12
                        - Em quấn cục này cho DAC (digital analog convert) nên làm kỹ hơn bình thường.
                        Chuyên chui gầm xe du lịch. Điện, Động cơ, Sơn, Đồng (HCM-Bình Dương)

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi tuanhaitin Xem bài viết
                          - Em quấn cục này cho DAC (digital analog convert) nên làm kỹ hơn bình thường.
                          thì mục đích nào cũng vậy thôi, làm kỹ thì rất tốt , nhưng cần đúng hơn , quấn như vậy nếu xài tải ít thì không sao , nhưng khi tải lớn thì hụt nguồn cung cấp ,

                          Comment


                          • #14
                            - Biến áp C-core rất khó chịu, Em làm cái này là cái thứ 4, nhưng mới OK 2 và NG (No Good) 2. Do em quấn cho thiết bị DAC nên cần giảm nhiễu tối đa. Tính tỷ lệ Vòng/ Vôn cao để tránh rung. Hai là tăng cỡ dây lớn hơn so với nhu cầu để tránh sụt áp (do điện trở thuần của dây đồng gây ra)
                            Chuyên chui gầm xe du lịch. Điện, Động cơ, Sơn, Đồng (HCM-Bình Dương)

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi tuanhaitin Xem bài viết
                              - Biến áp C-core rất khó chịu, Em làm cái này là cái thứ 4, nhưng mới OK 2 và NG (No Good) 2. Do em quấn cho thiết bị DAC nên cần giảm nhiễu tối đa. Tính tỷ lệ Vòng/ Vôn cao để tránh rung. Hai là tăng cỡ dây lớn hơn so với nhu cầu để tránh sụt áp (do điện trở thuần của dây đồng gây ra)
                              muốn tránh sụt áp thì việc đầu tiên là phải xác định được phẩm chất lõi , rồi tính được tỷ số vòng /volt , chẳng hạn như lõi này mà tính 45 chia cho tiết diện thì quá lãng phí mật độ từ của lõi , từ đó số vòng dây quấn nhiều hơn , làm cho dây nhỏ đi , và hệ quả tất yếu của biến áp là dòng cung cấp bị yếu, tránh rung thì phải làm cùm cho lõi, vì lõi này các tbàn sắt silic đã được ép chặt vào nhau rồi , chỉ còn hở chỗ mạch từ thôi, khi quấn đạt rồi bôi bào đầu 1 lớp keo cement (A/B) , ép lõi vào để 1 giờ là chỗ ghép sẽ cứng, không thể rung được , nhưng vẫn phải có cùm gông 2 nửa lõi lại .

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tuanhaitin Tìm hiểu thêm về tuanhaitin

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X