Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại Sao Nguồn Xung lại có công suất lớn?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
    Giải pháp là chỉnh lưu 50 Hz thành 1 chiều có lọc. Sau đó từ 1 chiều được biến thành tần cao chạy biến áp xung.
    Biến thành cao tần bằng cách nào ạ?

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi namth.vp Xem bài viết
      Nguyên lý của nguồn xung đúng như Duong nói. Chỉnh lưu xong thì san phẳng, rồi băm áp đưa vào bax, sau đó thì áp được nâng lên nhiều lần(qua bax), như vậy công suất cũng tăng vọt, lúc này lại chỉnh lưu sang 1 chiều và dùng tiếp tùy tính chất của tải, còn việc dòng điện thì sẽ phụ thuộc vào kích thước dây quấn bax.
      đúng là nguyên lý như vậy .Nhưng cách này chỉ là cách đơn giản thôi làm thế này thì tổn hao công suất vẫn lớn kể cả tần số cao,nhưng hiệu suất như vậy cũng chấp nhận được rồi .

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi qkhanh Xem bài viết
        đúng là nguyên lý như vậy .Nhưng cách này chỉ là cách đơn giản thôi làm thế này thì tổn hao công suất vẫn lớn kể cả tần số cao,nhưng hiệu suất như vậy cũng chấp nhận được rồi .
        Có phương án nào tối ưu hơn, tiết kiệm điện hơn nữa vậy? Bạn có thể cho mọi ng biết được ko?

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi vanbon Xem bài viết
          Có phương án nào tối ưu hơn, tiết kiệm điện hơn nữa vậy? Bạn có thể cho mọi ng biết được ko?
          có một số phương án liên quan đến khái niệm ZVS,ZCS converter .Có thể nâng áp lên bằng mạch boot converter sau đó mới băm mà đưa vào biến áp xung nếu nguồn đầu vào là nguồn pin hoặc ACC.Làm như vậy thì công suất lớn hơn....Nói chung là tùy mục đích mà chọn cấu hình phù hợp .Nói vậy thôi chứ làm thế này thì hơi phức tạp .cứ làm như bạn nói là được rồi

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
            Nói theo công thức: E=4,44*f*N*phi max (từ thông cực đại)

            Như vậy với 1 cái lõi cho trước thì phi mã không đổi, hằng số 4,44...không đổi , vậy tăng f lên và giảm N đi thì kích thước biến áp rất gọn và công suất không đổi,đây là trường hợp của sóng sin

            Với xung vuông thì hơi khác một chút.Nếu nhồi 240V DC vào sơ cấp biến thế thì thứ cấp không thể có sức điện động do từ thông không đổi,do đó người ta tiến hành "băm" cái điện áp đó ra thành nhiều xung cực mỏng--->một lượng công suất tức thời rất lớn được tải qua switched mode transformer

            Dĩ nhiên muốn làm nguồn xung công suất dưới 1W vẫn được,cái này thấy nhiều trong các LED driver
            hi anh cho em hỏi 1 chút
            Sau khi băm điện áp 1 chiều ra thành dạng xung vuông sau khi qua BAX thì dạn sóng ra vẫn là dạng xung , nhưng nó có thành phần âm hay nó cũng giống lúc mình băm .
            Và cho em hỏi thêm 1 câu là , em đc biết rằng khi muốn thay đổi điện áp ra ở thứ cấp của BAX thì ta thay đổi độ rộng xung của bộ băm ( dùng mosfed hoặc tran) . Ý nghĩa của việc thay đổi độ rộng xung của bộ băm là để khi qua BAX thì giá trị điện áp là giá trị trung bình đúng không anh . Có công thức gì để tính giá trị trung bình đó kô anh
            EM mong sớm nhận đc hồi âm của anh

            Comment


            • #21
              Ý nghĩa của việc thay đổi độ rộng xung của bộ băm là để khi qua BAX thì giá trị điện áp là giá trị trung bình đúng không anh . Có công thức gì để tính giá trị trung bình đó kô anh
              Đúng rùi bạn ah!
              Gọi khoảng time có xung là t_on, khoảng time không có xung là t_off. Mức đỉnh xung Vcc.

              Vdc = (V * t_on) / (t_on + t_off)

              Bạn cứ vẽ cái hình ra rùi sẽ thấy ngay ấy mà. Áp dụng mấy công thức tính diện tích HCN + vài phép toán nữa là ra.
              __]\/[|2. |3()]\/[__

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi Mr Bom Xem bài viết
                Đúng rùi bạn ah!
                Gọi khoảng time có xung là t_on, khoảng time không có xung là t_off. Mức đỉnh xung Vcc.

                Vdc = (V * t_on) / (t_on + t_off)

                Bạn cứ vẽ cái hình ra rùi sẽ thấy ngay ấy mà. Áp dụng mấy công thức tính diện tích HCN + vài phép toán nữa là ra.
                Bạn có thể nói rõ hơn 1 chút không. Nhân tiện đây cho mình hỏi khi ta đưa điện lưới 220v vào 1 chỉnh lưu thì điện áp DC ra sau chỉnh lưu lên tới 300v DC , mình biết là với 1 số chỉnh lưu thì tỉ số giữa điện áp đầu vào và đâu ra là căn 2 ( sqrt 2 ) , một số là căn 6 . Vậy thì điện áp ra sau chỉnh lưu là dựa vào đâu ?

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi iNoob Xem bài viết
                  Biến thành cao tần bằng cách nào ạ?
                  Nguồn xung
                  Dao động nghẹt

                  Chúc vui!
                  __]\/[|2. |3()]\/[__

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi lethinhbkdn Xem bài viết
                    Nhân tiện đây cho mình hỏi khi ta đưa điện lưới 220v vào 1 chỉnh lưu thì điện áp DC ra sau chỉnh lưu lên tới 300v DC , mình biết là với 1 số chỉnh lưu thì tỉ số giữa điện áp đầu vào và đâu ra là căn 2 ( sqrt 2 ) , một số là căn 6 . Vậy thì điện áp ra sau chỉnh lưu là dựa vào đâu ?
                    Điện lưới là điện xoay chiều hình sin có V hiệu dụng là 220V, V đỉnh là 220√2 = 311 V. Điện áp DC sau khi chỉnh lưu và lọc là Vdc=V đỉnh - V trên các điốt chỉnh lưu.

                    Thường thì điện thế rơi trên các điốt chỉnh lưu rất nhỏ so với điện áp đỉnh nên có thể bỏ qua không cần tính. Nếu tụ lọc không đủ lớn để san phẳng điện áp ngõ ra thì nó cũng thấp hơn điện thế đỉnh.

                    bổ sung: Điện áp pha =√3.điện áp dây. Nếu lấy điện áp pha đem đi chỉnh lưu thì sẽ được 220.√3√2=220√6=380.√2
                    Last edited by Sơn Hà; 12-10-2010, 16:14. Lý do: bổ sung

                    Comment


                    • #25
                      [QUOTE=Sơn Hà;298858
                      bổ sung: Điện áp pha =√3.điện áp dây. Nếu lấy điện áp pha đem đi chỉnh lưu thì sẽ được 220.√3√2=220√6=380.√2[/QUOTE]

                      còn t thì nge nói điện áp dây = √3 điện áp pha đó, chắc bạn nhầm pha và dây hả

                      Comment


                      • #26
                        Ví dụ đơn giản là(thông số thí nghiệm) em dùng nguồn U=24V và dòng là I=0,5A thì khi mắc tải(là một mạch led công suất) vào thì U còn lại là 21,7V
                        Cho em hỏi là nguồn xung có tự động thay đổi điện áp ra không, hay đó chỉ là sự sụt áp thôi?

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        ngothuydu Tìm hiểu thêm về ngothuydu

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X