Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại Sao Nguồn Xung lại có công suất lớn?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại Sao Nguồn Xung lại có công suất lớn?

    Mính có thắc mắc này nhưng không bít hỏi ai!thôi thì nhờ các cao thủ trên diễn đàn giúp đỡ vậy!tại sao nguồn xung sử dụng biến áp nhỏ xíu(như trong bộ nguồn computer) mà có thể chịu dòng tới gần 10A với nguồn 12v,trong khi đó nếu sử dụng biến áp bình thường thì nếu muốn có dòng 10A thì biến áp chắc to đùng!

  • #2
    Theo mình thì nguồn xung có công xuất cao hơn nguồn thường là vì nó có "xung".
    Thực tế, nguồn thường cũng có xung, xung 50Hz của điện nhà.
    Nguồn xung có mạch dao động tạo xung từ vài tới vài trăm ký lô hẹc (KHz).
    Bạn có thể hiểu nôm na như sóng biển ấy, những đợt sóng thưa sẽ đưa được ít nước vào bờ hơn sóng dầy.

    Comment


    • #3
      Nói theo công thức: E=4,44*f*N*phi max (từ thông cực đại)

      Như vậy với 1 cái lõi cho trước thì phi mã không đổi, hằng số 4,44...không đổi , vậy tăng f lên và giảm N đi thì kích thước biến áp rất gọn và công suất không đổi,đây là trường hợp của sóng sin

      Với xung vuông thì hơi khác một chút.Nếu nhồi 240V DC vào sơ cấp biến thế thì thứ cấp không thể có sức điện động do từ thông không đổi,do đó người ta tiến hành "băm" cái điện áp đó ra thành nhiều xung cực mỏng--->một lượng công suất tức thời rất lớn được tải qua switched mode transformer

      Dĩ nhiên muốn làm nguồn xung công suất dưới 1W vẫn được,cái này thấy nhiều trong các LED driver

      Comment


      • #4
        cáo ơn đã nhắc mình lại công thức E=4.44*f*N*"Fi max",nhưng vẫn thấy có liên quan tới dòng điện vì E chính là sức điện động cảm ứng bên cuộn thứ cấp,mình vẫn chưa hiểu? :-(

        Comment


        • #5
          dòng là do tải bạn sử dụng,nếu dòng lớn mà áp không đổi thì công suất lớn,phải tăng kích cỡ dây và tăng cả kích cỡ lõi thép (nếu cần)

          hiểu nôm na thôi,cái này mà đặt China quấn nó còn hỏi thêm một loạt thông số "khó nuốt" khác nữa,như độ cách điện,điện dung,điện cảm yêu cầu...

          Comment


          • #6
            như vậy khi mình muốn làm một bộ nguồn Xung thì vấn đề rắc rối nhất là cái biến áp rồi?vì nó không phải như tụ điện hay điện trở,tranzito có trị số ra mua,hay trị số "trời ơi" thì có thể tìm tuơng hay ghép tuơng đuơng,còn cái biến áp thì sao có được?ra chợ trơi tìm đồ "xé-cần-hen"rồi mang về xài hên xui ha?vậy mình có thể dùng đồng hồ để đo độ tự cảm cho cuôn dây(đồng hồ đi độ tự cảm cũng ít có....:-()xem phù hợp với mình không rồi đem về xài có được k?

            Comment


            • #7
              Chào cả nhà.
              cho em hỏi về nguồn xung một tí. Em chuẩn bị làm đề tài về nguồn Xung có ngõ ra DC: 5 - 15v công suất lớn với 30A. Qua tìm hiểu em biết bộ nguồn DAIWA SS-330W. Nhưng em không tìm ra được tài liệu về nguồn này. Em xin cầu cứu cả nhà giúp đỡ cho. Nếu Tài liệu nguồn này thì quá tốt, còn các Bác nào có Tài liệu nguồn tương tự cho em xin. có thể lấy nguồn đó làm đề tài nguyên cứu vậy.
              Thời gian tra bài quá gấp. Em xin các bác hỗ trợ cho.
              Em xin cám ơn nhiều.
              Chúc cả nhà Vui vẻ.

              Comment


              • #8
                Nguồn xung có công suất lớn hơn biến áp là vì tần số hoạt động rất cao. Số Vòng/Vôn nhờ đó mà nhỏ hơn rất nhiều. Thường không quá vài chục vòng. Vì tần số cao như vậy nên lõi biến áp xung phải bằng lõi ferit để tránh tổn thất năng lượng. Hiệu suất biến áp xung rất cao. >85% lận

                Comment


                • #9
                  Chết cha, đọc xong 8 post của các bác mà vẫn chưa hiểu cái nguồn xung nó như thế nào, chắc cái đầu mình có vấn đề ròi đây.
                  Máu mấy cái nguồn xung lắm mà đọc các bài xong vẫn không hiểu, tức anh ách đây này!!!!
                  Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                  <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                  Comment


                  • #10
                    Cuộn sơ cấp biến dòng điện ngõ vào thành năng lượng từ trường, từ trường được lõi từ dẫn sang cuộn thứ cấp. Cuộn thứ cấp lại đổi năng lượng từ trường thành dòng điện.
                    Bạn tưởng tượng lõi sắt từ như con voi, lõi ferit như con ngựa. Voi chở được nhiều hàng (năng lượng) nhưng chậm chạp, mỗi giây chỉ chuyển được 50 chuyến (50Hz). Trong khi đó ngựa mỗi lần chở ít hàng hơn, nhưng có thể chở hàng chục hàng trăm ngàn chuyến mỗi giây.

                    Comment


                    • #11
                      Hiểu sơ rồi, nhưng vẫn lấn cấn. Chắc phải kiếm 1 số sơ đồ nữa mới hiểu rõ. Hiểu rõ xong mới làm được!
                      Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                      <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi ngochai0712 Xem bài viết
                        Nguồn xung có công suất lớn hơn biến áp là vì tần số hoạt động rất cao. Số Vòng/Vôn nhờ đó mà nhỏ hơn rất nhiều. Thường không quá vài chục vòng. Vì tần số cao như vậy nên lõi biến áp xung phải bằng lõi ferit để tránh tổn thất năng lượng. Hiệu suất biến áp xung rất cao. >85% lận
                        Nếu vậy để sử dụng từ điện lưới 50Hz thì phải tìm cách nâng tần số đúng ko ạ? Như vậy giải pháp nâng tần số là thế nào vậy các bác?

                        Còn một câu hỏi nữa là: nếu nguồn xung ưu điểm hơn hẳn thì tại sao các loại nguồn biến áp thường vẫn còn đất sống nhỉ?

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi iNoob Xem bài viết
                          Nếu vậy để sử dụng từ điện lưới 50Hz thì phải tìm cách nâng tần số đúng ko ạ? Như vậy giải pháp nâng tần số là thế nào vậy các bác?
                          Giải pháp là chỉnh lưu 50 Hz thành 1 chiều có lọc. Sau đó từ 1 chiều được biến thành tần cao chạy biến áp xung.
                          Nguyên văn bởi iNoob Xem bài viết
                          Còn một câu hỏi nữa là: nếu nguồn xung ưu điểm hơn hẳn thì tại sao các loại nguồn biến áp thường vẫn còn đất sống nhỉ?
                          Nguồn xung công suất cao, chất lượng tốt, nhỏ nhưng khó chế tạo => giá đắt chỉ dùng cho các việc cần độ ổn định cao. Mấy việc cần chất lượng nguồn cỡ trung bình và thấp được chuyển qua biến áp thường.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                            Giải pháp là chỉnh lưu 50 Hz thành 1 chiều có lọc. Sau đó từ 1 chiều được biến thành tần cao chạy biến áp xung.

                            Nguồn xung công suất cao, chất lượng tốt, nhỏ nhưng khó chế tạo => giá đắt chỉ dùng cho các việc cần độ ổn định cao. Mấy việc cần chất lượng nguồn cỡ trung bình và thấp được chuyển qua biến áp thường.
                            chỉ tại.... nguồn analog ai cũng làm được: dễ làm.
                            Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                            <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên lý của nguồn xung đúng như Duong nói. Chỉnh lưu xong thì san phẳng, rồi băm áp đưa vào bax, sau đó thì áp được nâng lên nhiều lần(qua bax), như vậy công suất cũng tăng vọt, lúc này lại chỉnh lưu sang 1 chiều và dùng tiếp tùy tính chất của tải, còn việc dòng điện thì sẽ phụ thuộc vào kích thước dây quấn bax.
                              Học đến bao giờ mới thành tài?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ngothuydu Tìm hiểu thêm về ngothuydu

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X