Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các giải pháp chế tạo nguồn xung Flyback

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguồn xung lõi cần có khe hở từ, thế sao mình tháo mấy cái lõi EI/EC35/30 của nguồn máy tính ra thì thấy không có khe hở, lạ thật!

    Comment


    • #32
      Nguồn xung loại dùng biến áp có nhiều kiểu cấu trúc : flyback, forward, push-pull, half-bridge, full-bridge ... Chỉ mỗi kiểu flyback cần biến áp có khe hở, đám còn lại thì không. Tuyệt đại đa số nguồn máy tính cấu tạo kiểu half-bridge.
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi quangdongueh Xem bài viết
        chào các bác : xin các bác chỉ giùm tôi vài vấn đề mà tôi không hiểu:
        mình có sửa mấy cái nguồn tổ ong chạy kiểu flyback để test mạch kích điện, trong thiết kế nguyên bản của nó là dùng ic R7735 hoặc dùng uc3843 lái cặp tran đệm c2955 và a1020. sau đó kích cho fet, thường là con 9n90, vấn đề mà mình thắc mắc là nó chạy 20a mình thay đổi lại cặp trở sunt 0,47 thành 0,1r. vấn đề là trở Rg của nó 5,1r/0.5w, mình thay bằng 4r7/0.25w, thì cứ kéo lên 30a là trở Rg nổ và mosfet nổ,tản nhiệt rất nóng, vậy nhưng thay bằng loại 5,1r/2w thì fet rất mát và kéo 30a thoải mái. vậy thì tại sao fet nó lái bằng áp sao có tải lại nổ nhỉ?
        con 4r7 công suất thấp quá. nó nóng lên thì đứt => G thả nổi => Fet nổ.

        Comment


        • #34
          Mình làm mạch dưới đây (IC 2842,14V/5A) để sạc bình, snuber dùng C_10nF/R_47K/D_UF207 mà sao R và D nóng kinh khủng, đo áp hai đầu D tới 564VDC. Không biết có phải do quấn BAX không tốt không. Còn độ lại cái mạch sạc bình 48V để sạc 12V , giảm số vòng thứ cấp từ 32T còn 9T rồi gắn lõi lại thì chạy 9A mà mạch suber cũng gía trị như vậy mà không nóng lắm, áp 2 đầu diode chỉ 230Vdc.
          Attached Files

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi marshaldvt Xem bài viết
            con 4r7 công suất thấp quá. nó nóng lên thì đứt => G thả nổi => Fet nổ.
            Bác thay thử 5r1 0.5w xem Fet có nóng không, trị số cái R này liên quan nhiều đến cộng hưởng với tụ ký sinh Fet chứ liên quan đến W to hay nhỏ chắc ít hơn
            Đời bể khổ :

            Comment


            • #36
              Cho mình hỏi về công thức tính điện áp đầu ra flyback
              Click image for larger version

Name:	10098.png
Views:	3283
Size:	68.9 KB
ID:	1695443
              ​trong ​mạch​ trê​n, tại​ sao đ​ầu​ vào 12V, biến áp tỷ lệ có 1/10 mà đầu ra lại được 350V

              Comment


              • #37
                Bởi vì hiệu ứng cảm kháng của cuộn dây sơ cấp. Bản chất biến áp flyback là 2 cuộn cảm sơ cấp và thứ cấp móc vòng từ thông với nhau. Cuộn dây sơ cấp, trước khi tham gia vào biến áp, bản thân đã là cuộn cảm bình thường, tạo ra điện áp cao hơn nhiều so với đầu vào 12V khi MOSFET ngắt dòng điện.

                Đơn giản nhất là mạch boost, cuộn dây có thể tạm coi là "biến áp" tỷ lệ 1:1, vẫn tăng áp được từ 9V lên cỡ 100V như thườn. Ở mạch flyback này, biến áp tỷ lệ tới 1:10 thì ra 350V dễ thôi.
                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi error404 Xem bài viết
                  Cho mình hỏi về công thức tính điện áp đầu ra flyback
                  [ATTACH=CONFIG]n1695443[/ATTACH]
                  ​trong ​mạch​ trê​n, tại​ sao đ​ầu​ vào 12V, biến áp tỷ lệ có 1/10 mà đầu ra lại được 350V
                  Cái tỷ lệ chỉ đúng khi nguồn đầu vào cuộn sơ cấp có dạng hình sin, còn ở mạch trên nó là dạng XUNG.
                  Đơn giản thế này: khi xung ở mức cao nó tạo ra trong lõi cuộn dây 1 từ trường. Khi xung ở mức thấp thì từ trường bị mất rất nhanh, tức là có 1 sự biến thiên từ thông rất nhanh trong lõi, chính cái sự "nhanh" ấy làm điện áp cảm ứng sinh ra rất lớn (giống như máy phát điện càng quay nhanh thì điện áp ra càng lớn do sự biến thiên từ thông qua lõi cuộn dây càng lớn).
                  Bạn có thể làm thí nghiệm kiểm chứng: nối bút thử điện vào 2 đầu cuộn dây thứ cấp của 1 biến áp, dùng nguồn vài V quẹt và 2 đầu dây ấy thì đèn của bút lóe sáng mặc dù nguồn vài V thì ko làm sáng được bút thử điện.
                  Cũng vì lý do trên mà người ta thường phải mắc song song 1 diode với cuộn hút của relay để dập điện áp cao khi nó bị mất tín hiệu điều khiển, nếu ko nó sẽ "làm thịt" linh kiện điều khiển nó.

                  Vậy để tính điện áp OUT của mạch flyback (và các mạch nguồn xung khác) ta không căn cứ vào tỉ lệ cuộn dây mà thông qua cầu phân áp và điện áp so sánh. Nó thế này: từ đầu OUT có 1 cầu phân áp đưa ngược về chân FB (feedback = hồi tiếp), trong hình trên là FBX. Nếu đầu OUT có dấu hiệu tăng thì điện áp FBX cũng tăng cao hơn so với 1 điện áp chuẩn Vref nào đó, mạch so sánh sẽ phát hiện và IC giảm duty cycle xuống để giảm nguồn ra. Tóm lại nguyên lý ổn áp là giữ cho điện áp FB bằng với Vref
                  Vref = Vfb = Vout*Ra/(Ra+Rb) với Ra, Rb là điện trở cầu phân áp (Ra nối GND, Rb nối OUT+)
                  Suy ra Vout = Vref*(Ra+Rb)/Ra = Vref*(1+ Rb/Ra)
                  Vref của IC thì tra datasheet của nó

                  Trong mạch trên thì ta có Vref của LT3757 là 1,6V, vậy ta có:
                  Vout = 1,6*(1+3500/16,2) = 347V. (với Rb = 3,5M = 3500k).

                  Comment


                  • #39
                    Cảm​ ơ​n các​ bác​ đ​ã​ trả​ lời​.
                    Cho mình​ hỏi​ thê​m là​ với biến áp xung có cùng​ diện​ tích​ lõi​, thì lõi​ dài​ hơ​n cô​ng xuất có​ cao hơ​n lõi​ ngắn​ không, và​ lõi​ EE có​ 2 cạnh bê​n so với ​lõi​ chỉ​ có​ chỉ​ có​ lõi giữa thì như​ thế​ nào?

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                      Cái tỷ lệ chỉ đúng khi nguồn đầu vào cuộn sơ cấp có dạng hình sin, còn ở mạch trên nó là dạng XUNG.
                      Đơn giản thế này: khi xung ở mức cao nó tạo ra trong lõi cuộn dây 1 từ trường. Khi xung ở mức thấp thì từ trường bị mất rất nhanh, tức là có 1 sự biến thiên từ thông rất nhanh trong lõi, chính cái sự "nhanh" ấy làm điện áp cảm ứng sinh ra rất lớn (giống như máy phát điện càng quay nhanh thì điện áp ra càng lớn do sự biến thiên từ thông qua lõi cuộn dây càng lớn).
                      Bạn có thể làm thí nghiệm kiểm chứng: nối bút thử điện vào 2 đầu cuộn dây thứ cấp của 1 biến áp, dùng nguồn vài V quẹt và 2 đầu dây ấy thì đèn của bút lóe sáng mặc dù nguồn vài V thì ko làm sáng được bút thử điện.
                      Cũng vì lý do trên mà người ta thường phải mắc song song 1 diode với cuộn hút của relay để dập điện áp cao khi nó bị mất tín hiệu điều khiển, nếu ko nó sẽ "làm thịt" linh kiện điều khiển nó.

                      Vậy để tính điện áp OUT của mạch flyback (và các mạch nguồn xung khác) ta không căn cứ vào tỉ lệ cuộn dây mà thông qua cầu phân áp và điện áp so sánh. Nó thế này: từ đầu OUT có 1 cầu phân áp đưa ngược về chân FB (feedback = hồi tiếp), trong hình trên là FBX. Nếu đầu OUT có dấu hiệu tăng thì điện áp FBX cũng tăng cao hơn so với 1 điện áp chuẩn Vref nào đó, mạch so sánh sẽ phát hiện và IC giảm duty cycle xuống để giảm nguồn ra. Tóm lại nguyên lý ổn áp là giữ cho điện áp FB bằng với Vref
                      Vref = Vfb = Vout*Ra/(Ra+Rb) với Ra, Rb là điện trở cầu phân áp (Ra nối GND, Rb nối OUT+)
                      Suy ra Vout = Vref*(Ra+Rb)/Ra = Vref*(1+ Rb/Ra)
                      Vref của IC thì tra datasheet của nó

                      Trong mạch trên thì ta có Vref của LT3757 là 1,6V, vậy ta có:
                      Vout = 1,6*(1+3500/16,2) = 347V. (với Rb = 3,5M = 3500k).

                      Trời. Kiến thức bác này lệch lạc quá. BAT hay BAX đều có tỷ lệ, và tuân theo tỷ lệ. BAX có hơi khác là tỷ lệ còn phụ thuộc vào duty.

                      BAX thì căn cứ vào topo, áp vào - ra, duty max sẽ cho tỷ lệ phù hợp. Với mạch vòng kín, có hồi tiếp. Thì tỷ lệ vẫn là quan trọng nhưng phải tính theo Vinmin, Vout, Dutymax. Việc phân áp so sánh chỉ là thứ yếu.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết


                        Trời. Kiến thức bác này lệch lạc quá. BAT hay BAX đều có tỷ lệ, và tuân theo tỷ lệ. BAX có hơi khác là tỷ lệ còn phụ thuộc vào duty.

                        BAX thì căn cứ vào topo, áp vào - ra, duty max sẽ cho tỷ lệ phù hợp. Với mạch vòng kín, có hồi tiếp. Thì tỷ lệ vẫn là quan trọng nhưng phải tính theo Vinmin, Vout, Dutymax. Việc phân áp so sánh chỉ là thứ yếu.
                        Là thế nào mình ko hiểu?
                        Đang so sánh giữa n2/n1 và U2/U1 mà.
                        Rõ ràng với U1 có dạng sin thì U2/U1 = n2/n1
                        Nhưng với U1 có dạng xung thì U2/U1 KHÁC n2/n1
                        Bạn đang nói về tỷ lệ nào thế?

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi error404 Xem bài viết
                          Cho mình hỏi về công thức tính điện áp đầu ra flyback
                          [ATTACH=CONFIG]n1695443[/ATTACH]
                          ​trong ​mạch​ trê​n, tại​ sao đ​ầu​ vào 12V, biến áp tỷ lệ có 1/10 mà đầu ra lại được 350V

                          Tôi có để một vài clips về Flyback. Khi thiết kế Flyback cần xác định làm loại nào. 1) Loài dòng liên tục 2) Loại dòng không liên tục. Thông thường thì số 2 thông dụng hơn

                          https://www.youtube.com/watch?v=ITkJqR8SynY&t=9s
                          'https://www.youtube.com/watch?v=MaURDYj1gqA&t=936s

                          Comment


                          • #43
                            Tỷ lệ biến áp n1/n2=k, liên quan đến tỷ lệ của U1/U2. Chứ còn tỷ lệ nào vào đây. Tỷ lệ này ko phải muốn bao nhiêu cũng được, vì nó liên quan đến duty min- max, liên quan tới giải điện áp vào ra, riple...

                            Mạch xung hở vòng lặp hồi tiếp, tỷ số n1/n2, U1/U2 tính như điện áp sine lưới đơn thuần, sau khi trừ sụt áp trên diode nắn và nhân với duty max. Áp ra sẽ tỷ lệ với áp vào thông qua tỷ số BAX, duty. Không ổn áp.

                            Mạch xung với vòng lặp hồi tiếp cũng tính y như mạch xung hở vòng lặp hồi tiếp nhưng áp vào tính với Vinmin, duty max để có Vout đủ. Có thể ổn áp ra trong dải áp vào với tỷ số BAX đã tính toán. Phân áp hồi tiếp được tính toán theo các thông số có trước kia.

                            Thử mang 1 cái nguồn flyback có sẵn thiết kế ở dải 160-250VAC, ra 12V. Chạy 220V ra 12V bình thường nhưng cũng chạy 220V, sửa mạch hồi tiếp cho nó ra 3V xem. Áp đầu ra có nháy, nháy ko hả???

                            Chỉnh phân áp hồi tiếp quá tỷ số BAX và duty min thì đều bị nháy nháy khi hạ áp. Hoặc thiếu áp khi có tải ở tăng áp, so với áp thiết kế cũ cả.

                            Cho dù U1 có dạng xung thì U2 ra vẫn tuân theo tỷ số BA!!!

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                              Tỷ lệ biến áp n1/n2=k, liên quan đến tỷ lệ của U1/U2. Chứ còn tỷ lệ nào vào đây. Tỷ lệ này ko phải muốn bao nhiêu cũng được, vì nó liên quan đến duty min- max, liên quan tới giải điện áp vào ra, riple...

                              Mạch xung hở vòng lặp hồi tiếp, tỷ số n1/n2, U1/U2 tính như điện áp sine lưới đơn thuần, sau khi trừ sụt áp trên diode nắn và nhân với duty max. Áp ra sẽ tỷ lệ với áp vào thông qua tỷ số BAX, duty. Không ổn áp.

                              Mạch xung với vòng lặp hồi tiếp cũng tính y như mạch xung hở vòng lặp hồi tiếp nhưng áp vào tính với Vinmin, duty max để có Vout đủ. Có thể ổn áp ra trong dải áp vào với tỷ số BAX đã tính toán. Phân áp hồi tiếp được tính toán theo các thông số có trước kia.

                              Thử mang 1 cái nguồn flyback có sẵn thiết kế ở dải 160-250VAC, ra 12V. Chạy 220V ra 12V bình thường nhưng cũng chạy 220V, sửa mạch hồi tiếp cho nó ra 3V xem. Áp đầu ra có nháy, nháy ko hả???

                              Chỉnh phân áp hồi tiếp quá tỷ số BAX và duty min thì đều bị nháy nháy khi hạ áp. Hoặc thiếu áp khi có tải ở tăng áp, so với áp thiết kế cũ cả.

                              Cho dù U1 có dạng xung thì U2 ra vẫn tuân theo tỷ số BA!!!
                              Thì ở #37 có bạn hỏi là tại sao tỷ lệ số vòng dây là 1/10 nhưng tỷ lệ điện áp lại là 12/350 = 1/29.
                              Như vậy là người ta thắc mắc tại sao 2 tỷ lệ đó khác nhau.
                              Mình trả lời là nếu đầu vào dạng sin thì 2 tỷ lệ đó mới luôn luôn bằng nhau.
                              Nếu đầu vào dạng xung thì xảy ra nhiều trường hợp.
                              Mình nói "cái tỷ lệ chỉ đúng khi đầu vào có dạng sin" thì phải hiểu trong ngữ cảnh của nó, đầy đủ sẽ là "cái tỷ lệ bằng nhau chỉ luôn luôn đúng khi đầu vào có dạng sin". Như vậy mình cũng chẳng có ý bác bỏ cái tỷ lệ của BAX, chỉ là tỷ lệ khác với tỷ lệ cuộn dây mà thôi.

                              Comment


                              • #45
                                Chào mọi người !
                                Em đọc bài viết mọi người thấy mọi người rất giỏi. Người có kiến thức chuyên sâu. người đã làm việc thực tế rồi.
                                Em mới tìm hiểu về biến áp xung. cụ thể là flyback. Em xin nhờ mọi người giúp đỡ với :
                                Cái biến áp có khe hở không khí để tăng Hiệu quả cho chế độ flyback


                                được biết khi ta có khe hở không khí dòng bão hòa sẽ tăng lên.
                                ở đây em có vấn đề thứ 1 muốn hỏi là : Ta có thể tính ngược lại dòng bão hòa khi biết chất liệu cụ thể là Bmax của nó. và kích cỡ lõi, khe hở không khí.

                                Vấn đề thứ 2 là :
                                Một cuộn cảm nó sẽ có đáp ứng dòng điện như sau :

                                ta có thể áp dụng công thức này để tính toán I và V của biến áp được không.( em định áp dụng Tính công suất cơ bản khi chưa có hồi tiếp) và khi ta có một khe hở không khí như đã biết là sẽ ảnh hưởng đến dòng bão hòa. vậy thì không biết cái đồ thị trên có thay đổi không. và giá trị L của cuộn cảm có thay đổi không.(Thấy datasheet lõi e20 nó có thay đổi). còn công thức Tính L lại toàn giá trị cố định.
                                https://voer.edu.vn/file/12409

                                Nhờ Mọi người giải thích giúp !

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                DTTH Tìm hiểu thêm về DTTH

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X