Xin chào các bạn, tôi là người mới của diẽn đàn, tôi có tìm được một mạch điện trên mạng, thấy nó rất thiết thực, Nhưng khổ nỗi tôi không biết tính toán các thông số mạch như thế nào vì tôi không rành điện tử lắm.
Tôi đưa lên diễn đàn mong các bạn nào biết thì giúp tôi . Với các yêu cầu đầu vào và ra như trên mạch thế thì làm sao để tính được các giá trị linh kiện, công thức như thế nào, để tôi có thể áp dụng khi điều kiện đầu vào và ra thay đổi cho phù hợp
Buck-Boost DC-DC Converter
Nguyên lý mạch đó như sau:
Trên nguyên tắc, lúc áp thấp hơn yêu cầu thì dùng mạch boost để nâng áp; lúc áp cao thì dùng mạch buck để hạ áp cho vừa. Vì vậy muốn giải quyết việc lúc thấp lúc cao ta phải dùng mạch Buck-Boost DC-DC Converter.
Trong mạch, DA1 (LTC1625) chạy xung vuông tần số ~ 120 KHz, Q1 và Q2 xuất xung áp lên cuộn dây L1 (50 uH / 5A). Boost converter do Q3 đảm nhiệm, điều tiết năng lượng trên L1 --> diod FR307 (fast recovery) nắn xung nạp vào C4 cung cấp năng lượng nạp cho acquy ở ngõ ra J3. Điện áp ngõ ra (V out) luôn ổn định 14,5 V theo yêu cầu trong khi điện áp ngõ vào (V in) thay đổi trong dải từ 6V đến 22V nhờ vào điện áp so sánh lấy từ ngõ ra qua R2/R4 về chân 7 (V Sense) để điều tiết độ rộng xung.
Buck-Boost converter là biến đổi DC-DC có hiệu suất cao nhất trong tất cả các dạng biến đổi DC-DC. có hiệu suất ~ 91% - 96% nếu được gia công đúng mức, thích hợp cho các nguồn năng lượng hạn chế về công suất như năng lượng mặt trời.
Yêu cầu trong mạch là ngưng nạp ở mức áp đầy. Với acquy 40 Ah (accu chì công nghệ kín khí) thì khoảng 14,5 Volt / nội trở r = 0,85 Ohm (tính tròn ~ 1 Ohm). Vì vậy dòng nạp lý tưởng là từ 3A --> 5A.
Nạp và ngắt tự động dùng nguyên tắc đẳng áp.
- Khi điện áp acquy còn thấp khi vơi điện (11 V chẳng hạn), sẽ có dòng điện chảy từ bộ nạp vào acquy.
Mức chênh lệch điện áp dU là:
dU = 14,5 - 11 = 3,5 V
Dòng nạp là :
I(nạp) = dU/r = 3,5 / 1 = 3,5A.
- Khi điện áp accu đạt đến 14,5 V thì chênh lệch điện áp
dU = U(nạp) - U(accu)b = 0V --> I(nạp) = 0
rõ ràng là không có dòng nạp. Nói khác đi, mạch tự động nạp khi điện áp accu thấp hơn 14,5V (dU > 0) và tự động ngưng nạp khi điện áp acquy đạt mức áp đầy 14,5V (dU = 0).
- Diod D3 ngăn dòng chạy ngược từ acquy trở về trước, làm pin và mạch điện không tiêu thụ điện năng của acquy được., dòng điện chỉ đi từ mạch nạp đến acquy với điều kiện dU > 0 và không có bất cứ một trường hợp ngoại lệ.
- Dưới 6V thì LTC1625 ngừng hoạt động do dưới ngưỡng điện áp --> toàn mạch bị côn lập và không còn tiêu thụ dòng điện nữa .
Tôi đang rất cần cách tính toán để chọn giá trị các linh kiện trong mạch để lắp ráp một mạch phù hợp với yêu cầu riêng của mình. Rất mong các bạn giúp sức , xin cám ơn nhiều!
Tôi đưa lên diễn đàn mong các bạn nào biết thì giúp tôi . Với các yêu cầu đầu vào và ra như trên mạch thế thì làm sao để tính được các giá trị linh kiện, công thức như thế nào, để tôi có thể áp dụng khi điều kiện đầu vào và ra thay đổi cho phù hợp
Buck-Boost DC-DC Converter
Nguyên lý mạch đó như sau:
Trên nguyên tắc, lúc áp thấp hơn yêu cầu thì dùng mạch boost để nâng áp; lúc áp cao thì dùng mạch buck để hạ áp cho vừa. Vì vậy muốn giải quyết việc lúc thấp lúc cao ta phải dùng mạch Buck-Boost DC-DC Converter.
Trong mạch, DA1 (LTC1625) chạy xung vuông tần số ~ 120 KHz, Q1 và Q2 xuất xung áp lên cuộn dây L1 (50 uH / 5A). Boost converter do Q3 đảm nhiệm, điều tiết năng lượng trên L1 --> diod FR307 (fast recovery) nắn xung nạp vào C4 cung cấp năng lượng nạp cho acquy ở ngõ ra J3. Điện áp ngõ ra (V out) luôn ổn định 14,5 V theo yêu cầu trong khi điện áp ngõ vào (V in) thay đổi trong dải từ 6V đến 22V nhờ vào điện áp so sánh lấy từ ngõ ra qua R2/R4 về chân 7 (V Sense) để điều tiết độ rộng xung.
Buck-Boost converter là biến đổi DC-DC có hiệu suất cao nhất trong tất cả các dạng biến đổi DC-DC. có hiệu suất ~ 91% - 96% nếu được gia công đúng mức, thích hợp cho các nguồn năng lượng hạn chế về công suất như năng lượng mặt trời.
Yêu cầu trong mạch là ngưng nạp ở mức áp đầy. Với acquy 40 Ah (accu chì công nghệ kín khí) thì khoảng 14,5 Volt / nội trở r = 0,85 Ohm (tính tròn ~ 1 Ohm). Vì vậy dòng nạp lý tưởng là từ 3A --> 5A.
Nạp và ngắt tự động dùng nguyên tắc đẳng áp.
- Khi điện áp acquy còn thấp khi vơi điện (11 V chẳng hạn), sẽ có dòng điện chảy từ bộ nạp vào acquy.
Mức chênh lệch điện áp dU là:
dU = 14,5 - 11 = 3,5 V
Dòng nạp là :
I(nạp) = dU/r = 3,5 / 1 = 3,5A.
- Khi điện áp accu đạt đến 14,5 V thì chênh lệch điện áp
dU = U(nạp) - U(accu)b = 0V --> I(nạp) = 0
rõ ràng là không có dòng nạp. Nói khác đi, mạch tự động nạp khi điện áp accu thấp hơn 14,5V (dU > 0) và tự động ngưng nạp khi điện áp acquy đạt mức áp đầy 14,5V (dU = 0).
- Diod D3 ngăn dòng chạy ngược từ acquy trở về trước, làm pin và mạch điện không tiêu thụ điện năng của acquy được., dòng điện chỉ đi từ mạch nạp đến acquy với điều kiện dU > 0 và không có bất cứ một trường hợp ngoại lệ.
- Dưới 6V thì LTC1625 ngừng hoạt động do dưới ngưỡng điện áp --> toàn mạch bị côn lập và không còn tiêu thụ dòng điện nữa .
Tôi đang rất cần cách tính toán để chọn giá trị các linh kiện trong mạch để lắp ráp một mạch phù hợp với yêu cầu riêng của mình. Rất mong các bạn giúp sức , xin cám ơn nhiều!
Comment