Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về cách ghép nối các nguồn switching

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về cách ghép nối các nguồn switching

    Mình muốn ghép song song nhiều nguồn switching giống nhau với nhau để đạt dòng lớn thì làm thế nào cho an toàn và đúng cách?
    |

  • #2
    Nếu các nguồn có số von bằng nhau thì ráp qua diode để cho các nguồn không phóng ngược điện vào nhau được. Không cần phải có số ampe giống nhau.
    Từ chối trách nhiệm:
    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
    Blog: http://mritx.blogspot.com

    Comment


    • #3
      Vậy tại sao khi mình ghép 3 cái nguồn với nhau bằng diot, (có thêm trên mỗi nhánh 1 con trở công suất 0.1 Ohm) thì nhiều nhất chỉ có 2 cái cho ra dòng, còn thường xuyên chỉ 1 cái? mỗi cái nguồn đã tinh chỉnh cho bằng điện áp nhau.
      |

      Comment


      • #4
        Chính xác, thằng mạnh nhất là thằng chịu tải nhiều nhất, khi nó không chịu nổi nữa => sụt áp xuống, những thằng kia sẽ gánh bớt tải và khi tải đủ lớn thì tất cả cùng chịu tải. Cần chú ý là áp phải chỉnh cho thật bằng nhau (áp đã qua diode ) và càng bằng nhau thì mức độ tải của các nguồn càng ngang nhau.
        Từ chối trách nhiệm:
        Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
        Blog: http://mritx.blogspot.com

        Comment


        • #5
          Tình hình là không ổn tí nào cả. Không thể cộng nổi
          |

          Comment


          • #6
            Trong nguồn xung mình thấy có sẵn diot rồi, vậy mình chỉnh các nguồn bằng nhau rồi ghép trực tiếp có đc không?
            |

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi minhtinh Xem bài viết
              Trong nguồn xung mình thấy có sẵn diot rồi, vậy mình chỉnh các nguồn bằng nhau rồi ghép trực tiếp có đc không?
              Chú ý nhánh hồi tiếp!

              Comment


              • #8
                Tôi thấy không ổn chút nao cả bởi lẽ:
                - không thể có các nguồn có điện áp giống nhau y hệt cả cho dù có chỉnh.
                - Trong trường hợp có sự cố đối với 1 trong các bộ nguồn thành viên khi công suất tải lớn thì các nguồn còn lại sẽ phải gánh công suất của nguồn hỏng đó, gây ra hiện tượng quá tải. Nguy cơ gây hỏng các nguồn khác là rất cao (nếu thiết kế có bảo vệ quá tải thì có thể tránh được hiện tượng này).
                - Khi bật tải thì dòng phân bố trên các bộ nguồn sẽ khác nhau (do tính đồng thời của các nguồn là thấp) xung dòng ban đầu rất cao gây quá tải đột ngột.
                Nói chung về lý thuyết thì có thể thực hiện được việc ghép này. Trường hợp không tải hoặc tải thấp thì có thể hoạt động được.
                Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là dùng 1 nguồn có công suất phù hợp.

                Comment


                • #9
                  Không nên gép trực tiếp các nguồn với nhau mà không có diode cách ly. Nếu giả dụ theo kểu một nguồn xẩy ra sự cố, và trường hợp dùng 1 nguồn có công suất phù hợp xẩy ra sự cố thì có gì khác nhau?
                  Và còn một điều nên nhớ là nếu xài 1 nguồn xác xuất hư là 1/1 xài 3 nguồn xác xuất hư là 1/3 cái nào lợi và an toàn hơn.?
                  Nguyên tắc sử dụng nguồn là phải để cho nguồn chạy ổn định thì mới được phép cấp tải.
                  Từ chối trách nhiệm:
                  Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                  Blog: http://mritx.blogspot.com

                  Comment


                  • #10
                    Ghép được tốt hết không có gì phàn nàn cả, vấn đề ở đây là mình phải có đầu tư tý chất xám .
                    Để ghép được thì các bộ nguồn phải :
                    - Cùng điện áp
                    - Ghép cách ly bằng diode
                    - Mổi bộ nguồn nên mod lại một tý để có thêm chức năng hạn dòng (Ví dụ bộ nguồn 12V 10A thì lắp thêm mạch chặn dòng ngưỡng 10A, tránh quá tải tạm thời)
                    Hiện tại mình đang ghép hai bộ nguồn xung mod lại từ bô nguồn máy XBOX của microsoft (12V16.5A) để nạp bình 12V 400AH rất tốt.

                    Comment


                    • #11
                      xin chào! mình la thành viên mới.xin hỏi có bác nào biet cách chuyển những thiet bi sử dụng ổ đĩa mềm sang USB ko xin chỉ giáo cho mình với ,mình rất đang cần

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi minhdai1010 Xem bài viết
                        xin chào! mình la thành viên mới.xin hỏi có bác nào biet cách chuyển những thiet bi sử dụng ổ đĩa mềm sang USB ko xin chỉ giáo cho mình với ,mình rất đang cần
                        Nếu thiết bị dùng ổ cứng HDD giao tiếp ATA thì có card chuyển sang USB ,còn ổ mềm thì tình hình là bó tay bạn ơi

                        Comment


                        • #13
                          Mình dùng 3 cái nguồn 48V/7.2A ghép qua dioti để chạy 1 cái tải 600w.
                          Bình thường mình bật nguồn cho ổn định, sau đó mới tăng dần tín hiệu lên cho đủ tải. Hầu như chả bao giờ 3 cái nguồn chạy đủ, phập phù và bập bõm. Cái thì bị quá tải (vọt lên 10A), cái thì chỉ 2-3A, có cái chả cấp tí dòng nào. Lúc đó áp còn tụt thê thảm trên cả 3 nhánh??? (Mình lắp mỗi nguồn 1 cái đo dòng và 1 cái đo áp để kiểm tra)

                          1 lần chờ cho nguồn ổn định, mình cấp tín hiệu lớn luôn chứ không tăng từ từ nữa, nó chạy bình thường luôn. Dòng tổng ăn 16A, mỗi nhánh nguồn chỉ thị đều từ 5A-6A.
                          Như vậy là phải cấp tải lớn ngay chứ không phải cấp tải từ từ. Có lẽ sự biến động tải từ 0 lên đủ trong 1 quá trình dài làm các tín hiệu hồi tiếp loạn chăng?
                          Last edited by minhtinh; 20-05-2010, 23:05.
                          |

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                            Không nên gép trực tiếp các nguồn với nhau mà không có diode cách ly. Nếu giả dụ theo kểu một nguồn xẩy ra sự cố, và trường hợp dùng 1 nguồn có công suất phù hợp xẩy ra sự cố thì có gì khác nhau?
                            Và còn một điều nên nhớ là nếu xài 1 nguồn xác xuất hư là 1/1 xài 3 nguồn xác xuất hư là 1/3 cái nào lợi và an toàn hơn.?
                            Nguyên tắc sử dụng nguồn là phải để cho nguồn chạy ổn định thì mới được phép cấp tải.
                            Thì Tôi cũng nói rồi. Nếu như có bảo vệ quá tải thi có thể tránh được.
                            Còn trong trường hợp ghép nhiều nguồn (ví dụ là 3 nguồn) hoạt động với 80% công suất trên mỗi nguồn. Giả thiết 1 nguồn bị sự cố thì được tách ra do có diod cách ly, hai nguồn còn lại sẽ gánh số công suất của mạch vừa bị sự cố gây ra quá tải trên hai nguồn còn lại, tức là nó sẽ hỏng theo. Vậy thì nếu hỏng 1 nguồn thì sẽ kéo theo hỏng 3 nguồn. Có phải rằng sẽ tốn kém hơn chứ sao. Ông hiểu ý tôi rồi chứ
                            Nếu như Ông nói thì hỏng 1 nguồn mà các nguồn khác vẫn chạy bình thường thì vai trò của cái nguồn vừa hỏng làm gì nhỉ?

                            Comment


                            • #15
                              Không nên gép trực tiếp các nguồn với nhau mà không có diode cách ly. Nếu giả dụ theo kểu một nguồn xẩy ra sự cố, và trường hợp dùng 1 nguồn có công suất phù hợp xẩy ra sự cố thì có gì khác nhau?
                              Và còn một điều nên nhớ là nếu xài 1 nguồn xác xuất hư là 1/1 xài 3 nguồn xác xuất hư là 1/3 cái nào lợi và an toàn hơn.?
                              Nguyên tắc sử dụng nguồn là phải để cho nguồn chạy ổn định thì mới được phép cấp tải.
                              Nói lại theo cách bình dân dễ hiểu hơn thì thế này:
                              Nếu sử dụng 3 nguồn nhỏ công suất = 1 nguồn lớn.
                              Thì nếu giả dụ theo cái kiểu chẳng may 1 nguồn nhỏ hỏng, thì với trường hợp 1 nguồn lớn hỏng thì có khác gì nhau. Tỉ lệ hư nếu ghép 3 nguồn nhỏ lại là 1/3, nếu xài một nguồn lớn là 1/1. Nguồn switching có mạch bảo vệ quá tải ( chỉ trừ một số loại nguồn rẻ tiền ) nếu tải bị tăng đột biến thì nó sẽ tự ngắt vì thế không cần phải lo vớ vẩn.
                              Thông thường nguồn công suất lớn gấp đôi thì giá sẽ gấp ba. Nói đến đây chắc hiểu là cái nào tốn kém hơn và cái nào an toàn hơn rồi chứ.
                              Từ chối trách nhiệm:
                              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                              Blog: http://mritx.blogspot.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              minhtinh Tìm hiểu thêm về minhtinh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X