Thông báo

Collapse
No announcement yet.

dung tụ hạ áp thay biến thế

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Cảm ơn các huynh đã góp ý. Cho em hỏi thêm,Em đọc bài của các anh thấy tranh luận mạch chỉ có thể cho ra dòng 100ma là maximum:
    Vậy:
    +Cơ sở nào để đưa ra kết luuận đó (các anh tính toán ra sao hay dựa vào thông số nào của linh kiện...)
    hay nói cách khác:
    + thông thường các anh chọn loại mạch là dùng tụ hạ áp sau đó tình giá trị linh kiện theo nhu cầu dòng điện ra nhưng bây giờ nếu em muốn có dòng ra chẳng hạn là 300mA thì sẽ dựa vào đâu để quyết định chọn mạch dùng biến áp hay dùng tụ hạ áp.
    Mong nhận đc sự hướng dẫn của các huynh. Đệ xin đa tạ nhiều nhiều...
    Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
    Có gì đâu một buổi chiều.
    Kề dao lên cổ yêu hay chết .
    Gật đầu cái rụp thế là yêu.

    --------
    Apple

    Comment


    • #47


      Mạch này là mạch điều khiển từ xa hồng ngoại. Nó cấp nguồn cho 1 con 8951, 8 con opto, 1 đầu thu hồng ngoại 3 chân. Dòng tiêu thụ tối đa tầm 100mA, tối thiểu tầm 45mA ( khi 8 opto đều tắt). Sau 1 hồi tính toán với dòng tiêu thụ tối đa như các bác trên kia đã viết, con tụ em dùng là 105/250. Còn Zener em tính như sau:
      - Mỗi Zener ( mua chợ giời ) chịu được dòng ngược khoảng 20mA
      - Lúc mạch tiêu thụ ít nhất thì mấy con zener này phải gánh dòng thay tải. Vậy thì số Zener gắn vào phải lớn hơn 55mA/20mA=3 con.
      Vậy là em làm nó hoạt động tốt từ tháng 4 năm 2003 mà chẳng thấy nó nóng gì các bác ạ
      |

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi apple Xem bài viết
        Cảm ơn các huynh đã góp ý. Cho em hỏi thêm,Em đọc bài của các anh thấy tranh luận mạch chỉ có thể cho ra dòng 100ma là maximum:
        Vậy:
        +Cơ sở nào để đưa ra kết luuận đó (các anh tính toán ra sao hay dựa vào thông số nào của linh kiện...)
        hay nói cách khác:
        + thông thường các anh chọn loại mạch là dùng tụ hạ áp sau đó tình giá trị linh kiện theo nhu cầu dòng điện ra nhưng bây giờ nếu em muốn có dòng ra chẳng hạn là 300mA thì sẽ dựa vào đâu để quyết định chọn mạch dùng biến áp hay dùng tụ hạ áp.
        Mong nhận đc sự hướng dẫn của các huynh. Đệ xin đa tạ nhiều nhiều...
        + Cơ sở là điện ... tất nhiên là tính nhưng phải có kinh nghiệm ở đấy!
        + Có dòng -> tính được trở kháng của tụ -> tính được giá trị tụ
        Việc quyết định dùng tụ hay BA phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
        - Cần cách li với lưới?
        - Cần dòng (công suất) lớn hay nhỏ?
        - Cần mạch gọn nhẹ?
        - Cần làm việc với dải điện áp rộng?
        - Cần giá rẻ?
        - Cần ......

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi apple Xem bài viết
          Cảm ơn các huynh đã góp ý. Cho em hỏi thêm,Em đọc bài của các anh thấy tranh luận mạch chỉ có thể cho ra dòng 100ma là maximum:
          Vậy:
          +Cơ sở nào để đưa ra kết luuận đó (các anh tính toán ra sao hay dựa vào thông số nào của linh kiện...)
          hay nói cách khác:
          + thông thường các anh chọn loại mạch là dùng tụ hạ áp sau đó tình giá trị linh kiện theo nhu cầu dòng điện ra nhưng bây giờ nếu em muốn có dòng ra chẳng hạn là 300mA thì sẽ dựa vào đâu để quyết định chọn mạch dùng biến áp hay dùng tụ hạ áp.
          Mong nhận đc sự hướng dẫn của các huynh. Đệ xin đa tạ nhiều nhiều...
          Như thế này cho đơn rản để chú còn đi đan rổ nhe
          - Mạch dùng tụ để hạ áp chỉ cho tối đa 100mA. Tại sao: phụ thuộc vào linh kiện, trong trường hợp này chủ yếu là do tụ. Tụ có điện dung càng lớn càng cho phép dòng qua lớn dzưng chỉ được đến 1 rá trị nhất định.
          - Với các ứng dụng có dòng lớn hơn bắt buộc phải dùng biến áp.
          Chúng ta có thể coi mạch hạ áp dùng tụ là 1 cách lách luật cho những ứng dụng nhỏ - giảm kích thước mạch và giá thành, còn cách giải quyết duy nhất đúng là dùng biến áp.

          Comment


          • #50
            Tính heo lý thuyết thì bác rõ ngay. Bác cứ lập công thức tính dòng ra thì biết thôi: Iin=sqrt(2)*Uin/(Zc+R)>=Iout (lưu ý Zc>>R) --> Iin=(sqrt(2)*Uin-Vz)/(1/pi()fCin+2R). Bác ra chợ giời hỏi cái tụ (không cực) lớn nhất là bao nhiêu. Cỡ 2uF (dùng cho quạt) thì to đùng, làm sao bỏ vào mạch??? Còn cái nhỏ nhỏ và rẻ, bác chọn tụ cỡ 474 là được (0.47uF). Khi đó dòng Iin~22.4mA >= Iout. Nếu bác bỏ luôn điện trở và "tậu" cái "cục" 2uF thì cũng chỉ được In~96mA. Vậy làm sao bác có dòng lớn hơn 100mA được???

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi minhtinh Xem bài viết


              Mạch này là mạch điều khiển từ xa hồng ngoại. Nó cấp nguồn cho 1 con 8951, 8 con opto, 1 đầu thu hồng ngoại 3 chân. Dòng tiêu thụ tối đa tầm 100mA, tối thiểu tầm 45mA ( khi 8 opto đều tắt). Sau 1 hồi tính toán với dòng tiêu thụ tối đa như các bác trên kia đã viết, con tụ em dùng là 105/250. Còn Zener em tính như sau:
              - Mỗi Zener ( mua chợ giời ) chịu được dòng ngược khoảng 20mA
              - Lúc mạch tiêu thụ ít nhất thì mấy con zener này phải gánh dòng thay tải. Vậy thì số Zener gắn vào phải lớn hơn 55mA/20mA=3 con.
              Vậy là em làm nó hoạt động tốt từ tháng 4 năm 2003 mà chẳng thấy nó nóng gì các bác ạ
              Ở mạch này của bác dùng tụ 105/250 nghĩa là điện áp chịu được của tụ là 250V, liệu chạy lâu ngày có sao không vì điện áp ta dùng hằng ngày trung bình 220V còn giá trị biên độ tới 220*sprt(2)~311V. Trong khi ở một số bài trước có nói nguyên nhân gây nổ tụ của mạch cũng do bị quá áp.
              Mạch của bác dùng áp vào là 220v~ lại không hề bị nóng lên, vậy giá trị điện áp ghi trên tụ là trung bình hay tối đa nó chịu được.Em thay may cái mạch dùng nguồn 220v tụi tây toàn xài tụ 400v...Cái tụ sao nhiều vấn đề thía nhỉ...mong các sư huynh tận tình chỉ giáo đàn em mới tập tành, tránh tai nạn...
              Last edited by apple; 30-07-2008, 23:20.
              Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
              Có gì đâu một buổi chiều.
              Kề dao lên cổ yêu hay chết .
              Gật đầu cái rụp thế là yêu.

              --------
              Apple

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi tieuvu Xem bài viết
                Tính heo lý thuyết thì bác rõ ngay. Bác cứ lập công thức tính dòng ra thì biết thôi: Iin=sqrt(2)*Uin/(Zc+R)>=Iout (lưu ý Zc>>R) --> Iin=(sqrt(2)*Uin-Vz)/(1/pi()fCin+2R). Bác ra chợ giời hỏi cái tụ (không cực) lớn nhất là bao nhiêu. Cỡ 2uF (dùng cho quạt) thì to đùng, làm sao bỏ vào mạch??? Còn cái nhỏ nhỏ và rẻ, bác chọn tụ cỡ 474 là được (0.47uF). Khi đó dòng Iin~22.4mA >= Iout. Nếu bác bỏ luôn điện trở và "tậu" cái "cục" 2uF thì cũng chỉ được In~96mA. Vậy làm sao bác có dòng lớn hơn 100mA được???
                Có phải bác đang tính cho cái mạch này ko nhỉ:
                Cảm ơn bác đã góp ý nhưng bác viết chỗ này em đọc thấy hơi khó hiểu,cùng là Iin mà sao lại tính theo cong thức trước khác cong thức sau, mong bác giải thích thêm:
                "Iin=sqrt(2)*Uin/(Zc+R)>=Iout (lưu ý Zc>>R) --> Iin=(sqrt(2)*Uin-Vz)/(1/pi()fCin+2R)"
                Có phải do mạch này ko chỉnh lưu toàn kỳ nên có công thức Iin=(sqrt(2)*Uin-Vz)/(1/pi()fCin+2R) còn nếu chỉnh lưu toàn kỳ sẽ là Iin=(sqrt(2)*Uin-Vz)/(1/(2.pi.f.Cin+R).
                Attached Files
                Last edited by apple; 31-07-2008, 00:35.
                Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
                Có gì đâu một buổi chiều.
                Kề dao lên cổ yêu hay chết .
                Gật đầu cái rụp thế là yêu.

                --------
                Apple

                Comment


                • #53
                  Em có cái mạch này của tụi tây mong các anh tính toán giúp:
                  FS:cầu chì, FR:điện trở chảy(là một dạng cầu chì thì phải)
                  Giả sử mỗi zener chịu dòng ngược đc 20mA
                  -Dòng tối đa mạch này cung cấp đc bao nhiêu?
                  -Nếu mắc thêm một con zener// với con ZD3 sẽ tăng dòng max CUNG CẤP CHO TẢI lên đc bao nhiêu?
                  Chà... cái mạch nho nhỏ thôi mà nhiều điều thú vị...

                  TẠI SAO PHẦN LỚN PHÁT MINH TRÊN ĐỜI NÀY LẠI LÀ CỦA TỤI TÂY NHỈ
                  Attached Files
                  Last edited by apple; 01-08-2008, 17:29.
                  Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
                  Có gì đâu một buổi chiều.
                  Kề dao lên cổ yêu hay chết .
                  Gật đầu cái rụp thế là yêu.

                  --------
                  Apple

                  Comment


                  • #54
                    các bác cho hỏi cách tính điện áp giảm khi qua tụ như thế nào,nếu em muốn làm mạch nạp điện cho pin 3v thì nên thiết kế như nào các bác có thể cho hướng được không
                    ''Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
                    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm''

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi apple Xem bài viết
                      Em có cái mạch này của tụi tây mong các anh tính toán giúp:
                      FS:cầu chì, FR:điện trở chảy(là một dạng cầu chì thì phải)
                      Giả sử mỗi zener chịu dòng ngược đc 20mA
                      -Dòng tối đa mạch này cung cấp đc bao nhiêu?
                      -Nếu mắc thêm một con zener// với con ZD3 sẽ tăng dòng max CUNG CẤP CHO TẢI lên đc bao nhiêu?
                      Chà... cái mạch nho nhỏ thôi mà nhiều điều thú vị...

                      TẠI SAO PHẦN LỚN PHÁT MINH TRÊN ĐỜI NÀY LẠI LÀ CỦA TỤI TÂY NHỈ
                      Không biết mạch này bác lấy từ đây không:
                      http://www.zen22142.zen.co.uk/Circuits/Power/tps.htm
                      Nếu không thì bác vào đây đọc cách tính của họ. Khỏi mắc công giải thích tùm lum.
                      http://uk.geocities.com/ronj_1217/tless.html

                      Tuy nhiên, với mục tiêu nhỏ gọn, rẻ tiền thì mạch này chưa đáp ứng bằng tài liệu tôi đã post lên đây. Bác có thể tham khảo thêm mạch cực kì đơn giản sau:
                      http://www.aaroncake.net/circuits/supply5.asp
                      Dĩ nhiên trong mạch này, thay cầu diode bằng 1 diode nắn nữa bán kỳ thì còn đơn giản hơn.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi tieuvu Xem bài viết
                        Không biết mạch này bác lấy từ đây không:
                        http://www.zen22142.zen.co.uk/Circuits/Power/tps.htm
                        Nếu không thì bác vào đây đọc cách tính của họ. Khỏi mắc công giải thích tùm lum.
                        http://uk.geocities.com/ronj_1217/tless.html

                        Tuy nhiên, với mục tiêu nhỏ gọn, rẻ tiền thì mạch này chưa đáp ứng bằng tài liệu tôi đã post lên đây. Bác có thể tham khảo thêm mạch cực kì đơn giản sau:
                        http://www.aaroncake.net/circuits/supply5.asp
                        Dĩ nhiên trong mạch này, thay cầu diode bằng 1 diode nắn nữa bán kỳ thì còn đơn giản hơn.
                        Mạch này có nhược là tổn hao lớn.
                        Không thể thay cầu bằng 1 diode.
                        dientuvietnam.net

                        Comment


                        • #57
                          Mình nghĩ khả năng cung cấp dòng của mạch loại này ngoài việc phụ thuộc vào mạch hạ áp (tụ) thì khả năng chịu dòng của ổn áp đầu ra cũng ảnh hưởng rất nhiều.
                          Còn một điều nữa, mình có xem qua cái mạch chuông ko dây của bọn china thấy tụi nó xài cái tụ 375 là khoảng 3.7uF cũng không "to" lắm đâu, nó nhỏ thôi, cỡ đầu ngón tay cái thôi bác
                          Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
                          Có gì đâu một buổi chiều.
                          Kề dao lên cổ yêu hay chết .
                          Gật đầu cái rụp thế là yêu.

                          --------
                          Apple

                          Comment


                          • #58
                            Nhà tôi có 1 cái bể cá khoảng 10 lít nước, cho thằng cu em nuôi mấy con cá vàng. Không dùng máy sục khí nên cứ vài ngày là thay cá một lần. Tôi mua 1 máy sục khí bể cá của TQ (loại có 2 nấc: 1 nấc yếu qua diode, 1 nấc mạnh cấp điện trực tiếp). Máy này sục mạnh qua, cứ 1 tuần là cá bơi nghiêng. Có lẽ cá bị nhức đầu mà chết? Tôi tháo máy ra, nối tiếp với cuộn dây (nấc cấp điện trực tiếp) một tụ 223/630V. Bọt khí ra vừa phải, cá sống khoẻ, hơn 5 tháng nay chưa mất thêm 1 đồng tiền cá nào.
                            -> Giảm áp xoay chiều bằng tụ điện cũng có lợi đấy chứ?
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi chipmickey Xem bài viết
                              cái này mình có làm rồi, thấy nó hơi kỳ kỳ, nhưng sau này mới hiểu ra, thật sự thì tụ không hạ áp được, bằng chứng là bạn thử đo điện thể sau cầu nắn thử xem, vần gần 300v đấy. lúc đầu làm mình đo thấy nó lớn quá nên không dám lắp vào mạch, mình dùng 1 con zener để giảm áp xuống đấy, mình nghĩ khi gắn con zener sẽ bị bốc khói ngay nhưng không ngờ khi nó chạy thấy không sao cả, mình mới hiểu ra là do dòng của nó khá thấp nên không làm nổ được. mặc dù điện thế của nó cao nhưng khi có tải thì nó sẽ bị giảm điện thế ngay lập tức ( vì dòng thấp). nếu cẩn thân hơn thì làm như bạn quangnhat dùng 1 con 78xx để bảo vệ mạch phía sau. từ phía sau con 78xx thì sẽ khong bị giựt đâu. nên cho thêm vài cái tụ lọc để nguồn ổn định hơn.
                              Hay quá, mình mới test thử, thấy đúng như bác nói. Có điều mình chỉ mô phỏng trên workbench thui. Mới đầu lắp vào đo thì điện áp sau khi qua tụ nó tới 195V, sau đó gắn tải là trở 1K vào thì dòng qua trở là 14mV và áp còn ~15V.

                              Comment


                              • #60
                                Phải thế chứ còn gì nữa:

                                Tụ hay trở gì thì phải có dòng chạy qua nó mới gây ra sụt áp trên nó chứ. Dòng qua càng lớn thì nó gây sụt áp càng nhiều:

                                - Lúc không có tải (đúng hơn là chỉ có điện trở nội của đồng hồ để ở thang đo Vol - R rất lớn) -> dòng qua mạch nhỏ -> sụt áp qua tụ sẽ nhỏ => U ra lớn.
                                (nếu bạn thử đo với loại đồng hồ số có điện trở trong cực lớn thì U ra sẽ lớn hơn nữa)
                                - Lúc có tải (1 k) -> thì dòng qua mạch lớn -> sụt áp qua tụ lớn => U ra nhỏ.

                                Nguyên lý chung là: Điện áp 220 v được phân bổ cho TỤ và TẢI tỉ lệ thuận với trở kháng của chúng, thoả mản:
                                (1) Uc/Rc = Ut/Rt = It = Ic (do tụ và tải mắc nối tiếp)
                                (2) Uc + Ut = 220v - 1,4v (do mỗi bán kỳ sẽ có 2 diode hoạt động xen giữa tụ và tải)

                                Dựa vào hệ phương trình này có thể tính ra trị số linh kiện chính xác, theo sơ đồ này như sau:
                                Ví dụ: bạn cần tải có Ut = 12 v, It = 50 mA.
                                + Áp dụng (2) ta có ngay: Uc = 220 - 12 - 1,4 = 206,6 v
                                + Áp dụng (1) ta có: Rc = Uc/It = 206,6/0,050 = 4132 ôm
                                + Dùng công thức trở kháng của tụ: 1/2*Pi*f*C = Rc
                                tính ra được điện dung của tụ :
                                C = 1 / (2 x 3,14 x 50 x 4132) = 0,00000077 Fara = 0,77 uF
                                Last edited by minhsondakla; 19-01-2009, 22:55.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                sharps Tìm hiểu thêm về sharps

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X