Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
theo em :
Mạch này có dòng nạp tối đa là 18V/R1+R2=9A. ban đầu theo tính toán của chị huong là 3,75A nhưng trong quá trình nạp Transi 3055 sẽ nóng và dòng nạp sẽ tăng theo cùng với R470/5W. Em không hiểu VR100K là để làm gì và Q4 làm nhiệm vụ khoá khi quá dòng nhưng em thấy có vẻ không ổn vì Q4 sẽ dẫn khi có áp rơi trên BE là 0,7V, vậy khi dòng 0,7V đã làm Q4 khoá (U= IxR=0,7x1=0,7V) rồi.
Em thắc mắc xíu đó thôi. Do mừng quá chị huong vẽ nối liển BE Q2 nên Q2 không chạy.
Cảm ơn chi Hương nhiều.
Còn R=470/5W chị tính như thê nào ạ.
Điện trở R = 470/5W có hai tác dụng chính :
1/. Tắt cặp darlington khi thoát ly tải (Accu) :
Vì điện áp cấp cho mạch nạp bình này là nắn dòng bằng diod không tụ điện nên những nhấp nhô điện áp đó có thể đặt lên mối nối đang ở độ nhạy lớn, hs khuếch đại rất cao, có thể tạo ra những dao động nhiệt ở cấp độ phân tử trên các mối nối đó ---> hư hỏng bất ngờ. Do đó khi rút accu khỏi mạch nạp thì R = 470 ohm lập tức nối EC của hệ darlington này lại, V(EC) darlington --> 0V --> hệ darlington tắt hoàn toàn.
2/. Cấp nguồn "cầm chừng" dưới 20mA (IR = 8 / 470 = 17 mA) cho accu khi hệ Darlington đã ngắt --> giữ điện áp lý tưởng cho accu sẵn sàng sử dụng.
Accu khi nạp sẽ nóng lên do các phản ứng điện hóa phức tạp sinh ra, khi để nguội sẽ giảm bớt điện áp dần xuống còn 12,6V (hay dưới một chút), dung lượng tự giảm dần do năng lượng tiêu tốn qua kết cấu nội tại của nó. R sẽ bù lại điều đó.
theo em :
Mạch này có dòng nạp tối đa là 18V/R1+R2=9A. ban đầu theo tính toán của chị huong là 3,75A nhưng trong quá trình nạp Transi 3055 sẽ nóng và dòng nạp sẽ tăng theo cùng với R470/5W. Em không hiểu VR100K là để làm gì và Q4 làm nhiệm vụ khoá khi quá dòng nhưng em thấy có vẻ không ổn vì Q4 sẽ dẫn khi có áp rơi trên BE là 0,7V, vậy khi dòng 0,7V đã làm Q4 khoá (U= IxR=0,7x1=0,7V) rồi.
Em thắc mắc xíu đó thôi. Do mừng quá chị huong vẽ nối liển BE Q2 nên Q2 không chạy.
Rất vui khi Hiền thấy chỗ vẽ liền mạch, đúng ra ở đó là biến trở VR = 100K nối BE của Q2 để chỉnh chế độ phân cực, nhưng nó lại "bay" qua chỗ chân C / Q2. Chắc là vừa vẽ vừa ... ăn vặt rồi.
Còn giá trị của R1 và R2 đều là .1 Ohm , hic. Dấu chấm cũng ... đâu mất.
Khi chập chạm, dòng lên quá 6,5A thì U(R2) > 6,5 x .1 ---> U(R2) > .65V --> Q4 dẫn mạnh --> tắt hệ darlington để bảo vệ an toàn.
Mạch có thể nâng dòng lên gần 5A là tối đa em ạ, em hãy xem phân tích ở bài trả lời cho anh dinhchithanh phía trên sẽ thấy mạch chạy với dòng gần như ổn định không quá xa 3.75A, không phải như em tính đâu.
chị hương ơi còn có cái không ổn nũa là R1 và R2/2W.
Theo em nhớ là P= U x I, khi dòng nạp bằng 4A rơi trên 1 ohm = 4V.
Vậy P = 4 x 4 =16W lận và 1W nhiệt là 1cm2 vậy 100g nhôm có đủ không chị.
...
Lan Hương cố tình thiết kế theo yêu cầu của luồng đó mà (Ăc quy loại nhỏ dưới 30 AH), bạn muốn sạc bình 160Ah hay 200Ah cũng được, chỉ cần thay thế 2N3055 bằng SCR 30 A Nga + điện trở gate + tụ cắt pha là xong thôi mà. Hơn nữa, đa năng làm sao được khi "giới hạn trên" là công suất của biến áp hạ thế ? Mình ứng dụng chút kiến thức của mình vào điều kiện cụ thể chứ không lẽ ... đợi người ta thiết kế đa năng hết sao ?
Cái đầu của bạn nóng lảng nhách (nói thiệt bạn đừng buồn!). Bạn hãy xem "lan huong" thiết kế cái mạch này như thế nào, chính bạn cũng công nhận rằng rất OK đó thôi, vậy một cái mạch được thiết kế chuẩn như vậy có thể được thiết sơ sài trong dăm ba phút được không? Xin thưa là "rất có thể không" (bạn hiểu tại sao là "rất có thể không" không!) vì vậy mà bản thân tôi nhận xét nếu đã bỏ công sức sao không ráng chút nữa cho đa năng hơn (cái đa năng ở đây chỉ bao hàm sự tiện ích chớ không phải đa năng xét về góc nhìn kỹ thuật). Không lẽ tôi không được quyền góp ý một cái gì đó của một thành viên nào đó sao? (nếu không được tại sao lại mang tiếng diễn đàn nhỉ ). Bạn nghỉ sao khi viết rằng :
...Mình ứng dụng chút kiến thức của mình vào điều kiện cụ thể chứ không lẽ ... đợi người ta thiết kế đa năng hết sao ?
Không lẽ tôi nói vậy thì "lan huong" kia phải làm cái mạch charge đa năng cho tôi sao
Nói thật với bạn nhé, nếu tôi đã nhận xét được như vậy và góp ý được như vậy về mạch "auto charge accu" của bạn "lan hương" thì tôi đã có hướng giải quyết lâu rồi bạn ạ (chẳng qua là là có dịp phải làm thôi) , sẵn dịp nhìn thấy bạn mình ("lan hương") thiết kế mạch này thì góp ý đôi chút vậy thôi. Có ai một mình biết hết (giỏi nhất) bao giờ, ngay như Chu-Du ngày xưa phải thốt lên rằng "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng" mà bạn.
Trời, hai anh sao lại cãi nhau nhỉ. Anh Co_processor nói đúng đó, chả là cái mạch này nhà em thiết kế trong ngày, ráp rồi ... dùng luôn. Nhưng em sẽ thiết kế dần các "version" sau càng lúc càng ... hại điện cho hai anh xem nhé, dĩ nhiên là càng ngày càng đa năng. Hihi.
Anh Hùng nói cũng có cái đúng, đó là em ... hết cách thu gọn bớt sơ đồ, anh Co ạ, vì tham lam những 3 đường tự động mà.
Có gì sai sót thì Lan Hương xin lỗi.
Chị Huong, em là lính của Anh VNT á, ảnh bắt em theo chị nhưng chị giỏi quá chắc em không theo kịp. Em cám ơn chị. hienmedia
Vậy à, cám ơn lời khen của em, chị sẽ cố gắng học hỏi để không phụ lòng em, mong là giúp được gì cho em là chị vui rồi.
bạn lấy cái nguồn AT cũ điều chỉnh sao cho ra điện áp 13.8V để sạt bình 12V acid khi đến 13.8V thì nó không sạt nữa.
Cho em hỏi cái:
- Sao không dùng nguồn ATX mà lại dùng AT.
- Làm sao để điều chỉnh điện áp ra 13.8V .
- Còn dòng thì điều chỉnh thế nào ( 12v có dòng lớn lắm, sợ bình nóng).
Lan Hương sẽ trả lời 3 câu hỏi trên đây bằng 2 câu trả lời cho dinhchithanh và các bạn sau đây:
1/. R phân cực cho cặp Darlington : Đây là câu hỏi có tính tổng quát về lý thuyết tính toán mạch darlington nhưng Lan Hương chỉ nêu tính toán cụ thể trong mạch này mà thôi. Câu trả lời tổng quát cho phân cực Darlington có thể sẽ trả lời ở một luồng khác thìch hợp hơn.
Bây giờ ta quy chuẩn điện áp cấp cho mạch nạp là U(in) = 18V, điện áp ban đầu của bình accu cần nạp (còn 20% dung lượng) là U(out) = 10V (xem phần 2).
- Điện áp rơi trên hai mối nối BE của D468 và 2N3055, là u(D) = 1,175V = 1175 mV.
- Điện áp rơi trên cặp darlington là U(D) = U(in) - U(out) = 18 - 10 = 8V
- Điện áp rơi trên điện trở phân cực chung R(D) của cặp Darlington V(Rb) là hiệu của hâi điện áp này :
- Mạch darlington được tính để nạp với dòng ban đầu Ip = 3,75 A = 3750 mA (xem phần 2).
- Gọi A là hệ số khuếch đại dòng của hệ darlington và a i là hệ số khuếch đại dòng của trans thứ i trong hệ darlington, thì với ghép darlington n phần tử (trans). Ta có :
A = a1 x a2 x .... x ai x ... x an
Với hệ số khuếch đại dòng của 2N3055 là 26, của D468 là 100 --> A = 26 x 100 = 2600
Vậy dòng phân cực I b = Ip / A = 3750 / 2600 = 1,44 mA = I(RD) , trong đó I(RD) là dòng qua R(D)
Việc nạp được xác định tùy theo yêu cầu và tính chất sử dụng của accu, nhưng không bao giờ được để bình accu "hết" điện hoàn toàn. Nó sẽ "lên đường" tức khắc sau vài lần như thế.
Tốt nhất là nạp lúc bình accu lúc nó còn từ 10% đến 20% dung lượng --> điện áp của bình khoảng 10V.
Có nhiều chế độ nạp bình :
- Nạp cầm chừng : luôn luôn duy trì dòng nạp khoảng 1/30 dung lượng accu, chỉ khi nào dung lượng accu xuống 10% đến 20% thì có thể chuyển sang một trong những chế độ nạp khác dưới đây.
- Nạp "nhanh" trong vòng 4 giờ với dòng điện bằng 1/4 dung lượng accu.
- Nạp vừa trong 8 giờ với dòng điện bằng 1/8 dung lượng accu.
- Nạp chậm với dòng điện bằng 1/10 đến 1/12 dung lượng accu (hay nhỏ hơn).
- Vừa nạp vừa dùng, dừng khi đầy với dòng điện có thể đến 1/3 dung lượng accu (hay lớn hơn). Vừa nạp vừa sử dụng liên tục trong quá trình vận hành. Xe ô - tô và các loại máy tự hành hay dùng chế độ này.
** Theo những phân tích của phần 2 này thì ta thấy :
- Chế độ nạp của máy nạp bình Lan Hương là chế độ nạp "vừa" :
I nạp = 1/8 x 30 Ah = 3,75 A.
- Điện áp accu lúc cần nạp là : 10 V.
Mong là có ích gì cho các bạn.
Lan Hương.
Việc "quy chuẩn điện áp cấp cho mạch nạp là U(in) = 18V" có yêu cầu phải ổn định cho áp Uin không nhỉ? Mình chưa tính kĩ phần dưới nhưng chỗ này thấy nghi nghi??
Chào bạn Cuonglasuco theo mình nghĩ nguồn ATX có dây điều khiển này nọ , muốn sử dụmg phải có tải giả => rắc rối , khó sài . Nguồn AT chỉ cấn cấp nguồn ,nhấn công tắc là đã có thể sử dụng . Dòng ở đây phụ thuộc vào tải ,nếu tải bạn nhỏ ( bình nhỏ ) áp ra vẫn 13,8 v thì bình vẫn không sao .Ví dụ bạn có bóng đèn 3w mắc vào nguồn 1000w , chẳn lẻ bóng đèn bạn sử dụng hết 1000w sao???
Chào bạn Cuonglasuco theo mình nghĩ nguồn ATX có dây điều khiển này nọ , muốn sử dụmg phải có tải giả => rắc rối , khó sài . Nguồn AT chỉ cấn cấp nguồn ,nhấn công tắc là đã có thể sử dụng . Dòng ở đây phụ thuộc vào tải ,nếu tải bạn nhỏ ( bình nhỏ ) áp ra vẫn 13,8 v thì bình vẫn không sao .Ví dụ bạn có bóng đèn 3w mắc vào nguồn 1000w , chẳn lẻ bóng đèn bạn sử dụng hết 1000w sao???
Chào bác cuongaz!
Em biết vậy, nhưng em không biết làm cách nào cho cái nguồn AT đường 12V lên 13,8V cả. bác làm ơn chỉ em với. Cảm ơn bác nhé.
Việc "quy chuẩn điện áp cấp cho mạch nạp là U(in) = 18V" có yêu cầu phải ổn định cho áp Uin không nhỉ? Mình chưa tính kĩ phần dưới nhưng chỗ này thấy nghi nghi??
18VDC là điện áp lúc ngõ vào là 220V. Nếu VAC in thấp hơn thì bình dĩ nhiên sẽ được nạp chậm hơn chút ít (thực nghiệm với VAC in = 180V thì I = 2,5A). Vấn đề là 3 line tự động mới bảo đảm ngắt nạp đúng yêu cầu.
Giống như hệ qui chiếu quán tính phải chọn điểm đứng của quan sát viên, tính toán mà không có chuẩn thì làm sao mà tính nhỉ ? Hihi.
Dạ nếu chú đã viết được chương trình cho vđk thì thêm 1 chương trình con chạy động cơ bước chỉ đơn giản là copy phát. Về phần cứng thì vài con cách ly quang, vài con mosfet thôi ạ. thực sự là dễ dàng như bài tập bình thường của sinh viên thôi ạ...
Dạ chú chủ thớt có thời gian và đam mê thì cứ từ từ ngâm cứu đi ạ đừng nghe chú Chú bq... dọa mà sợ ạ. Cái nguồn nhìn cũng lởm có khi hông bằng cái máy hàn tàu của chị hàng xóm hôm nọ tháo ra sửa với chú thợ thông ống nước suốt đêm mới xong. Chú ý an toàn xíu là được ạ...
Bộ nguồn xung ở tầm công suất 2700W này, gần 3 ký, không bao giờ đơn giản để mà sửa ngay cả đối với người có kinh nghiệm chứ đừng nói người không chuyên. Đám linh kiện công suất không tự nhiên cháy mà phải xuất phát từ nguyên nhân...
mình đã kiểm tra phần công suất thấy hỏng cả 4 con IGBT mà mình muốn kiểm tra phần dao động và hồi tiếp khi chưa cấp điện cho mạch thì có cách nào không b, mình không phải dân trong nghề lên chưa có kinh nghiệm sửa. Cảm ơn b
Comment