Thông báo

Collapse
No announcement yet.

help! nguồn hạ áp bằng tụ kết hợp với dimmer

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • help! nguồn hạ áp bằng tụ kết hợp với dimmer

    Hi anh em,

    Dimmer thì chắc ai cũng biết rồi, nó điều chỉnh công suất tải bằng cách cắt bớt 1 phần của sóng sin.

    mạch hạ áp bằng tụ điện cũng khá quen thuộc, có thể xem sơ đồ này:
    Click image for larger version

Name:	power-supply-9vdc-no-transformer.jpg
Views:	1
Size:	32.1 KB
ID:	1408265

    Mình sử dụng mạch nguồn này để chạy vi xử lý, bình thường nếu cắm thẳng vào điện AC thì không có vấn đề gì, nhưng hôm nay phá phách một chút, mình sẽ cắm vào một bộ dimmer để lấy điện (vì mạch của mình xuất xung kích triac điều khiển quạt AC,bộ dimmer giúp điều tốc cho quạt).

    vấn đề là lúc này, con điện trở R2 20ohm/5W nóng lên rất dữ, đo trên OsC thấy có gai áp lên đến 400V! mạch phát tiếng kêu rè rè (khoảng 100 hz)

    vậy phải xử lý sự cố này như thế nào ?thanks

  • #2
    bác thay tụ nhỏ hơn xem sao.

    Nhưng mà dùng dimmer cho mạch có L và C thì không hay lắm.

    Comment


    • #3
      khi không chạy quạt thì gai áp lại cao hơn lúc chạy quạt!

      nếu giảm tụ đi thì dòng cung cấp cho mạch điều khiển sẽ không đủ!

      Comment


      • #4
        Mạch của bạn phát tiếng kêu hay quạt kêu? Sóng sin khi qua bộ dimmer bị cắt góc--> trị trung bình của điện áp giảm đi nhưng chỉ thích hợp với tải thuần trở, không thích hợp với tải cảm đâu --> quạt sẽ bị kêu. Bạn càng tăng góc cắt, sóng sin càng nhọn, áp trung bình tuy giảm xuống --> quạt chạy chậm lại nhưng càng kêu to hơn.
        Nếu bạn gắn mạch giảm áp này sau dimmer, áp vào thay đổi tầm quá rộng --> điện trở R2 phải gánh sụt áp lớn, rất nóng!

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi anhngocelec Xem bài viết
          Mạch của bạn phát tiếng kêu hay quạt kêu? Sóng sin khi qua bộ dimmer bị cắt góc--> trị trung bình của điện áp giảm đi nhưng chỉ thích hợp với tải thuần trở, không thích hợp với tải cảm đâu --> quạt sẽ bị kêu. Bạn càng tăng góc cắt, sóng sin càng nhọn, áp trung bình tuy giảm xuống --> quạt chạy chậm lại nhưng càng kêu to hơn.
          Nếu bạn gắn mạch giảm áp này sau dimmer, áp vào thay đổi tầm quá rộng --> điện trở R2 phải gánh sụt áp lớn, rất nóng!
          cái này là mạch kêu chứ không phải là quạt kêu bạn ạh,vì tắt quạt nó còn kêu to hơn!

          Comment


          • #6
            mãi ko thấy cao thủ nào giải quyết được vấn đề này

            thật ra ta chỉ cần bố trí một cầu chì nhiệt, hoặc relay nhiệt để ngắt mạch khi nhiệt độ điện trở tăng cao -->chống hoả hoạn

            vấn đề là cách kẹp con này vào PCB làm sao để hệ số truyền nhiệt cao nhất?? đã thử nghiệm ép sát bằng co nhiệt nhưng hiệu quả không cao (điện trở lên 170 độ thì relay mới đạt 80 độ)

            mình đang sử dụng con này:

            Comment


            • #7
              Dùng keo e-pô-xy để đúc cứng cái rơ-le nhiệt vào mạch.

              Dùng ngàm kẹp bằng kim loại giống như cái giữ tản nhiệt chipset mainboard.
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
                Hi anh em,

                Dimmer thì chắc ai cũng biết rồi, nó điều chỉnh công suất tải bằng cách cắt bớt 1 phần của sóng sin.

                mạch hạ áp bằng tụ điện cũng khá quen thuộc, có thể xem sơ đồ này:
                [ATTACH=CONFIG]27266[/ATTACH]

                Mình sử dụng mạch nguồn này để chạy vi xử lý, bình thường nếu cắm thẳng vào điện AC thì không có vấn đề gì, nhưng hôm nay phá phách một chút, mình sẽ cắm vào một bộ dimmer để lấy điện (vì mạch của mình xuất xung kích triac điều khiển quạt AC,bộ dimmer giúp điều tốc cho quạt).

                vấn đề là lúc này, con điện trở R2 20ohm/5W nóng lên rất dữ, đo trên OsC thấy có gai áp lên đến 400V! mạch phát tiếng kêu rè rè (khoảng 100 hz)

                vậy phải xử lý sự cố này như thế nào ?thanks
                Tại sao điện trở R2 lại nóng lên? Bị quá dòng --> quá áp.
                Bạn phân tích thử xem :
                Tại sao khi cắm thẳng 220v lại không bị nóng : với sóng sin điều hòa bắt đầu chu kỳ từ 0v áp tăng dần đến giá trị tụ đầy (tụ 0.33uF) thì tụ xem như ngưng dẫn --> áp tại 2 đầu R2 nhỏ đúng như ta thiết kế --> R2 nóng ít.
                Khi bạn gắn sau dimmer : sóng sin khi bị cắt góc thì suốt thời gian bắt đầu chu kỳ đến góc cắt là 0v, đến khi áp xuất hiện đột ngột thì đã quá cao --> tụ nạp rất mạnh với áp cao này --> xuất hiện gai xung cao --> áp trên R2 không còn đúng như thiết kế ban đầu --> R2 lãnh đủ, quá nóng
                Tóm lại : mạch hạ áp dạng này chỉ dùng với nguồn có tầm thay đổi ít, và được thiết kế với đúng với từng tải và nguồn cung cấp.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                  Dùng keo e-pô-xy để đúc cứng cái rơ-le nhiệt vào mạch.

                  Dùng ngàm kẹp bằng kim loại giống như cái giữ tản nhiệt chipset mainboard.
                  bổ sung chút: con relay nhiệt được cặp vào điện trở metal oxide 3W

                  -keo epoxy không thể dùng trong sản xuất hàng loạt, hệ số truyền nhiệt ko đạt yêu cầu. chưa kể nếu dán cứng thì khi đem về thay relay nhiệt thì phải thay luôn cả con điện trở ?!?

                  -kẹp giữ thì chi phí cao, cũng ko đạt yêu cầu dẫn nhiệt nhanh

                  Comment


                  • #10
                    anybody help me ?

                    Comment


                    • #11
                      Con Zenner bác mắc song song với tụ như vậy nó hút dòng nhiều lắm. Trước con Zenner bác nên mắc thêm một con điện trở sao cho điện áp sau cầu chỉnh lưu khoảng 12V-15V. Sau đó giảm con tụ hạ áp xuống mức nhỏ nhất có thể.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
                        Con Zenner bác mắc song song với tụ như vậy nó hút dòng nhiều lắm. Trước con Zenner bác nên mắc thêm một con điện trở sao cho điện áp sau cầu chỉnh lưu khoảng 12V-15V. Sau đó giảm con tụ hạ áp xuống mức nhỏ nhất có thể.
                        đã dời trở hạn áp vào vị trí trên nhưng không có tác dụng, vì dòng nạp xả của tụ vẫn như thế thôi.

                        Bây giờ chúng ta tập trung thảo luận cách làm thế nào để bố trí cầu chì nhiệt cho tối ưu, tiêu chí là lắp ráp phải nhanh gọn.

                        Comment


                        • #13
                          Dùng dimmer cho mạch có L và C thì hơi khó.
                          Ok thử em này nếu không đặt quá cao giá thành

                          Click image for larger version

Name:	transformerless-power-supply.jpg
Views:	1
Size:	55.5 KB
ID:	1346561

                          bố trí cầu chì nhiệt cho tối ưu, tiêu chí là lắp ráp phải nhanh gọn -> pcb cầu chì nhiệt nằm dưới bụng con trở, đổ ít mỡ silicone dẫn nhiệt trắng vào là ok. Nhưng tối ưu thì không thể vì cái gì cũng có giá của nó. Muốn tối ưu thì dùng mấy thứ của bọn overclockers hay xài như mấy cái kem tản nhiệt được trộn với vàng hoặc bạc nguyên chất thì rất tốt
                          Từ chối trách nhiệm:
                          Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                          Blog: http://mritx.blogspot.com

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                            Dùng dimmer cho mạch có L và C thì hơi khó.
                            Ok thử em này nếu không đặt quá cao giá thành

                            [ATTACH]27350[/ATTACH]

                            bố trí cầu chì nhiệt cho tối ưu, tiêu chí là lắp ráp phải nhanh gọn -> pcb cầu chì nhiệt nằm dưới bụng con trở, đổ ít mỡ silicone dẫn nhiệt trắng vào là ok. Nhưng tối ưu thì không thể vì cái gì cũng có giá của nó. Muốn tối ưu thì dùng mấy thứ của bọn overclockers hay xài như mấy cái kem tản nhiệt được trộn với vàng hoặc bạc nguyên chất thì rất tốt
                            Dimmer xài với tải cảm như quạt thì không có vấn đề gì, chỉ có tải điện dung thì phát sinh vấn đề trên, và sau một thời gian thì chính cái dimmer sẽ bị hư TRIAC!

                            Mạch của ITX về cốt cõi cũng có nguyên lý hoạt động như cũ, nên không giải quyết được vấn đề. Cầu chì nhiệt lắp dưới bụng con trở 3W (hình ống) thì không thể dính cứng được, dùng trở sứ 5W thì giá thành tăng lên. Chưa kể là nhiệt bay lên chứ không bay xuống, liệu nhét vào bụng có hiệu quả ?!?

                            mục đích là khi điện trở nóng lên đến 90độ C là phải lo ngắt mạch cho mau, nên cũng ko dùng kem giải nhiệt làm gì

                            Comment


                            • #15
                              Thôi thì đành giải thích kỹ lại vậy.
                              Kem giải nhiệt làm giảm nhiệt trở của vật liệu để dẫn nhiệt vào con cầu chì nhiệt cho tối ưu, không phải dùng để giải nhiệt làm mát con trở công suất.

                              Mạch đưa ra để tham khảo, bạn biết con điện trở cs nóng do đâu ? nếu bạn chịu khó ngồi phân tích nguyên nhân vấn đề thì bạn sẽ tìm ra nó, nếu bạn chịu khó ngồi phân tích mạch đưa lên bạn sẽ hiểu bằng cách nào nó giải quyết được vấn đề đó.

                              Nói chung nếu con trở sứ 5w còn mắc với giải pháp của bạn thì không thể xài mạch ITX đưa ra được.
                              Ok thử em này nếu không đặt quá cao giá thành
                              Từ chối trách nhiệm:
                              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                              Blog: http://mritx.blogspot.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              voduychau Tìm hiểu thêm về voduychau

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X