Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách tính để quấn biến áp...Đơn giản hơn bao giờ hết...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi Tuanhonglac Xem bài viết
    Đây là công thức tính công suất máy biến áp của tác giả bài viết đó. Tôi chưa bao giờ sử dụng công thức này nên không thể thẩm định độ chính xác của nó. Tuy nhiên vấn đề bạn hỏi là ý nghĩa các con số trong công thức thì tôi giải thích cho bạn như sau:
    [(So/1.1)2] nghĩa là [(So chia 1.1)bình phương]
    [sqrt (P)/1.1] nghĩa là [căn bậc hai của P chia 1.1]. (P là công suất biến áp).
    Bác có thể chỉ dạy cho em công thức và cách quấn biến áp đối xứng được không ạ. Cách quấn BA thường thì em cũng hơi hiểu,còn BA đối xứng thì sao ạ? Lấy dây nào làm Mass và 2 dây nào làm hai dây nguồn ạ. Em là học sinh,chưa biết gì nên mong bác chỉ dạy. Em đang có sẵn cái BA đối xứng 30V/5A mua ngoài chợ Giời có 85K nên muốn tự sửa lại cho chính xác,sợ đấy là hàng đểu ạ

    Comment


    • #17
      Theo tài liệu của Liên Xô anh hùng thì công thức tính biến áp được trình bày như sau:
      1. Đo các kích thước lõi biến áp, đơn vị cm.
      Tiết diện lõi quấn dây là Q1 = a*c với a là bề rộng của phần giữa chữ E, c là độ dày của lõi.
      Kích thước cửa số là Q2 = b*h với b là độ rộng, h là chiều cao của cửa số.
      Khi đó công suất của biến áp là P = (Q1 * Q2)/1,6.
      2. Số vòng dây sơ cấp: n1 = 48*U1/Q1.

      Nếu có nhiều cuộn sơ cấp, trong trường hợp nắn cầu thì P = (U2*I2 + U3*I3 + ...)/1000 (I là dòng yêu cầu, tính theo đơn vị là mA)
      Số vòng dây thứ cấp n2 = 54*U2/Q1; n3 = 54*U3/Q1...
      Đường kính dây tương ứng:
      d = 0,02*sqrt(I) đối với tất cả các cuộn.

      Ví dụ lõi có a = 2,2; c = 2,4; b = 1,1 và h = 3,3.
      P = (2,2*2,4*1,1*3,3)/1,6 = 12W.
      Tính Q1 = 2,2*2,4 = 5
      * Với sơ cấp = 220V thì số vòng dây sơ cấp là n1 = 2112 vòng (tương ứng 9,6 vòng/V)
      Dòng sơ cấp I1 = P/U = 12/220 = 54mA. Do đó đường kính dây là d1 = 0,147mm. Chọn dây 0,15mm thì hơi chật khe quấn dây, dây 0,14mm thì hơi non công suất.
      * Với thứ cấp 12V thì n2 = 130 vòng (tương ứng 10,8 vòng/V)
      Dòng thứ cấp I2 = P/U = 12/12 = 1000mA. Do đó đường kính dây là d2 = 0,63mm.

      Đây là hệ công thức cổ rồi, vì hồi đó chất lượng lõi không cao như bây giờ, với lại Liên Xô anh hùng chọn hệ số an toàn khá cao. Với lõi mới hiện nay, các công thức trên chỉ còn giá trị tham khảo...
      Tuy nhiên, công thức tính đường kính dây thì vẫn OK. Từ dây cũ, ta xác định được dòng tải I1, từ đó truy nguyên được công suất biến áp, số vòng/V, vv...
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #18
        Theo con thì trong tính toán biến áp theo sách vở, khó nhất là chọn thông số B của lõi, tài liệu ghi là nó có giá trị từ 0,8 đến 1,2 T. Vậy làm sao biết chính xác giá trị B của lõi hả bác HTTTTH, con cám ơn bác.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi phamvanngoan Xem bài viết
          các bác giúp em cái này với em đọc hoài má vẫn chưa hiểu lắm
          mấy cái kí hiệu trong đây khó hiểu vá hà. mong các bác giúp với
          Tính toán quấn máy biến áp 1 pha tần số 50Hz - Hội Quán Điện Tử - Hội Quán Điện Tử
          Trong link này cò dùng công thức S=a*b, theo hình mô tả thì S=a*c như bác HTTTTH mới đúng : S=a*c. Đó mới là tiết diện lõi quấn, với C là tổng độ dày các lá.
          Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
          <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

          Comment


          • #20
            gửi các bác tham khảo cách tính quấn biến áp

            ví dụ ; lõi thép , 4x5=20cm ta lấy
            50x220=11000 trong đó 50 là hệ số 220 là lưới điện 220v hệ số có thể thay đổi .
            tính điện vào ;11000:20cm= 550 vòng tương ứng với 2,5 vòng một vôn

            điiện ra ví dụ ta lấy ra 12 von ;2,5x12=30 vòng

            còn dây quấn tính toán làm xao vào hết là được
            còn dòng chịu đựng tùy thuộc vào thời gian làm việc của biến áp
            nếu biến áp làm việc lâu thì lấy hệ số cao lên

            đây là cách tính thầy dút gọn ,còn công thức ABCE thì tính toán lâu lắm

            Comment


            • #21
              các bác ơi có thể giúp em cái này nha
              em chưa biết đo diện tích của biến áp và kích thước của biến áp
              các bác có thễ chỉ em cụ thể về đo hơn hok ạ em dốt về mấy cái đo này lắm
              thanks
              điện tử là anh em của trái tim tôi

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi nguyendiepbk Xem bài viết
                Em thấy trên trang này có cách tính biến áp hay lắm, các bác thử xem nhé. mỗi tội bằng tiếng Anh, nhưng mà toàn kí hiệu quen thuộc nên cũng ok...Design of switch power supplies
                Mình có tài liệu này bạn tham khảo thêm nè Click image for larger version

Name:	Untitl.jpg
Views:	1
Size:	73.4 KB
ID:	1378451
                Vọc sĩ, nghiệp dư...

                Comment


                • #23
                  của các bác sao k thấy nói đến phần dây thứ cấp tổn hao nhỉ
                  e thấy thường là thêm 10% số vòng dây thứ cấp để bù phần tổn hao từ thông qua lõi sắt mà

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi tholinh Xem bài viết
                    gửi các bác tham khảo cách tính quấn biến áp
                    ví dụ ; lõi thép , 4x5=20cm ta lấy
                    50x220=11000 trong đó 50 là hệ số 220 là lưới điện 220v hệ số có thể thay đổi .
                    tính điện vào ;11000:20cm= 550 vòng tương ứng với 2,5 vòng một vôn
                    điiện ra ví dụ ta lấy ra 12 von ;2,5x12=30 vòng
                    còn dây quấn tính toán làm xao vào hết là được
                    còn dòng chịu đựng tùy thuộc vào thời gian làm việc của biến áp
                    nếu biến áp làm việc lâu thì lấy hệ số cao lên
                    đây là cách tính thầy dút gọn ,còn công thức ABCE thì tính toán lâu lắm
                    Nhảm nhí! Cái hệ số 50 ấy ở đâu ra thế??? Mà nó lại còn có thể "nếu biến áp làm việc lâu thì lấy hệ số cao lên" là sao?
                    Tự nhiên ở trên trời nhảy xuống một con số, xong rồi kêu là của "thầy rút gon" ... Đúng là nhảm. Định vu oan cho thầy à?
                    Mới lại bên thứ cấp bao giờ cũng có hệ số tổn hao do truyền, bạn ạ. Ở đây bạn không tính.
                    Nhắc lại lần nữa là: quá nhảm nhí.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      Nhảm nhí! Cái hệ số 50 ấy ở đâu ra thế??? Mà nó lại còn có thể "nếu biến áp làm việc lâu thì lấy hệ số cao lên" là sao?
                      Tự nhiên ở trên trời nhảy xuống một con số, xong rồi kêu là của "thầy rút gon" ... Đúng là nhảm. Định vu oan cho thầy à?
                      Mới lại bên thứ cấp bao giờ cũng có hệ số tổn hao do truyền, bạn ạ. Ở đây bạn không tính.
                      Nhắc lại lần nữa là: quá nhảm nhí.
                      các bác coii là nhảm nhí nhưng em thì thấy có ích và em đang vận dụng cách này quấn biến áp và máy hàn thấy chạy tốt ,và người em gọi là thầy ,chuyền lại thôi
                      Last edited by tholinh; 09-05-2013, 21:29.

                      Comment


                      • #26
                        [MENTION=263090]tholinh[/MENTION]: Nhảm nhí ở chỗ là tại sao cái "hệ số" của cậu lại là 50. Mà nó lại còn thay đổi được ?
                        Ví dụ, lõi 5 x 6 = 30cm2.
                        Theo công thức thì bên sơ cấp có số vòng / V là 48/30 = 1,6 (vg/V) --> có 1,6 x 220 = 352 vòng.
                        Cậu tính thế nào ? Bây giờ cái "hệ số" của thầy câu bằng mấy đây?
                        Còn bên thứ cấp, số vg/V là 54/30 = 1,8 nhé.

                        Với lõi 20cm2, tôi tính ra sơ cấp (220V) chỉ có 528 vòng. Cậu tính ra 550 vòng, biến áp chạy nguội nhưng thiếu công suất rồi.
                        Đó là chưa kể, với lõi mới có chất lượng cao hơn, nên công suất lớn hơn --> số vòng dây còn giảm xuống thấp hơn nữa (tôi đã trình bày ở post trên rồi).

                        Về kích thước dây, phải tính qua mật độ dòng điện. Vì vậy người ta tính công suất để tính cường độ dòng hiệu dụng, từ đó tính ra tiết diện dây rồi mới tính được đường kính dây. Còn cậu:
                        còn dây quấn tính toán làm xao vào hết là được
                        còn dòng chịu đựng tùy thuộc vào thời gian làm việc của biến áp
                        Như thế nào là "làm sao vào hết là được" ??? Như thế nào là "thời gian làm việc" ?? Mọi biến áp (trừ biến áp hàn) đều phải được thiết kế để cắm điện 24/24 mà không bị cháy, cậu nhé.
                        Cậu chẳng có cơ sở gì mà cũng nói, thế thì không nhảm nhí thì là gì???
                        Diễn đàn kỹ thuật điện tử mà cứ làm như là ...

                        Điều cuối cùng, những gì tôi trình bày đã được in thành sách, ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Còn những điều của cậu trình bày thì deck có nơi nào dám in vào sách vì ... sợ bị chửi, nếu in ra thì bị thu hồi... .
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #27
                          Quên mất, không đọc kỹ. Tiêu đề của thread này là "Cách tính để quấn biến áp...Đơn giản hơn bao giờ hết..."
                          Không đặt ra vấn đề về tính chính xác, mà chỉ quan tâm đến đơn giản hay không...
                          Vậy thì cách tính của tôi không đơn giản bằng cái vụ 'hệ số' của ông tholinh rồi...
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                            Quên mất, không đọc kỹ. Tiêu đề của thread này là "Cách tính để quấn biến áp...Đơn giản hơn bao giờ hết..."
                            Không đặt ra vấn đề về tính chính xác, mà chỉ quan tâm đến đơn giản hay không...
                            Vậy thì cách tính của tôi không đơn giản bằng cái vụ 'hệ số' của ông tholinh rồi...
                            cảm ơn bác HTTTTH chỉ dậy .em không được học sâu nên góp ý vậy thôi

                            Comment


                            • #29
                              Em chưa hiểu Core và Bobbin dùng để làm gì trong biến áp ?.Chiều dày C quan trọng như nào trong quấn biến áp vậy các anh ?

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi transisto Xem bài viết
                                Em chưa hiểu Core và Bobbin dùng để làm gì trong biến áp ?.Chiều dày C quan trọng như nào trong quấn biến áp vậy các anh ?
                                Với số bài và số sao của bạn, câu hỏi này là để hỏi hay để spam???
                                Dù sao thì tôi cũng trả lời, mặc dù không thuộc box "dành cho người mới bắt đầu":

                                Core = lõi (lõi từ)
                                Bobbin = cuộn (dây)
                                Không có hai cái này thì không có biến áp: "transformer is invisible".
                                Chiều dày c tỷ lệ với tiết diện lõi, mà tiết diện lõi thì tỷ lệ với công suất của biến áp.
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendiepbk Tìm hiểu thêm về nguyendiepbk

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X