em có cái nguồn máy tính Pen4 hiệu Poca 350W, khi bật công tắc lên thì quạt chạy dc vài vòng thì dừng, em đo ở các đầu ra vẫn có diên đo dc 4,5V và 11V, các bác chỉ cho em nguyen nhân và cách khắc phục với
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
hỏi cái nguồn Pen4 hiệu Poca 350W
Collapse
X
-
Bộ nguồn của bạn có lẽ là ATX phải không? Và khi bạn thử test bộ nguồn này là nó còn cắm vào main hay bạn đã tháo nó ra ngoài rồi? Nếu đã tháo ra ngoài rồi và test thử như vậy và xác định mọi ngỏ ra điện áp vẩn ổn định nhưng chỉ có vấn đề là quạt không quay thì đơn giản chỉ là cái quạt hư rồi. Nếu còn gắn trên main thì vấn đề lại khác, bạn nên xem lại main. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bộ nguồn không hoạt động nhưng chung hết là trong qua trình boot máy, BIOS sẽ gởi tín hiệu power good về bộ nguồn thì khi đó bộ nguồn mới hoạt động tiếp tục. Nếu không có tín hiệu phản hồi naỳ từ BIOS thì bộ nguồn sẽ ngưng hoạt động liền nhằm bảo vệ mainboard.
Vài ý cho bạn tham khảo.
-
Chập cái chân xanh lơ xuống mát.Đo xem các nguồn ở các chân còn ko?còn hay ko, điện áp thấp hay thế nào thì bảo rồi anh em chỉ choSX & Cung cấp theo đặt hàng: Nguồn DC, nguồn switching, chỉnh lưu mạ điện, máy nạp ắc quy... công suất lớn.
YM:phongcndc
Comment
-
Cô ơi! Không phải đâu là không phải đâu! Chân PG (Power good) là từ nguồn đưa về main, chứ không phải từ main gửi tín hiệu lên nguồn! Nói cho chính xác là: Khi nguồn tốt (đủ áp và điện áp chính xác), tầng so áp ở nguồn sẽ cho ra PG ở mức cao (H). Khi điện áp cao ( hoặc thấp) quá mức, hoặc thiếu 1 đường điện áp nào đó, chân PG sẽ ở mức thấp (L). Trên main sẽ nhận điện áp của PG, nếu cao, nó sẽ chạy, nếu thấp thì... ta chạy. Nếu không tin, bạn thử nối mát chân PG xem main có chạy không?
Còn trường hợp quạt nguồn không chạy, chưa chắc đã hỏng. Bởi có một số nguồn thiết kế quạt chạy theo nhiệt độ (như quạt CPU). Cái này là để giảm ồn ấy mà. Nếu muốn thử quạt còn tốt hay không, cứ đấu trực tiếp vào nguồn 12V.Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viếtCô ơi! Không phải đâu là không phải đâu! Chân PG (Power good) là từ nguồn đưa về main, chứ không phải từ main gửi tín hiệu lên nguồn! Nói cho chính xác là: Khi nguồn tốt (đủ áp và điện áp chính xác), tầng so áp ở nguồn sẽ cho ra PG ở mức cao (H). Khi điện áp cao ( hoặc thấp) quá mức, hoặc thiếu 1 đường điện áp nào đó, chân PG sẽ ở mức thấp (L). Trên main sẽ nhận điện áp của PG, nếu cao, nó sẽ chạy, nếu thấp thì... ta chạy. Nếu không tin, bạn thử nối mát chân PG xem main có chạy không?
Còn trường hợp quạt nguồn không chạy, chưa chắc đã hỏng. Bởi có một số nguồn thiết kế quạt chạy theo nhiệt độ (như quạt CPU). Cái này là để giảm ồn ấy mà. Nếu muốn thử quạt còn tốt hay không, cứ đấu trực tiếp vào nguồn 12V.
Comment
-
Nguyên văn bởi MHz Xem bài viết... chính xác, bắt tay bác nhathung1101 một cái xem nào... gặp cao thủ phần cứng máy tính roài, rất vui...hihi....
Nếu tín hiệu PG được xuất từ PSU thì khi main có trục trặc làm sao nó khống chế được PSU vậy?
Vì tôi có gặp một số trường hơp khi có vấn đề ở main như sau :
1. Trường hợp cụ thể là một lần boot máy hoài không lên, PSU chạy một chút lại tắt, sau khi kiểm tra nhiều thứ lung tung và cuối cùng gở bỏ modem thì thì máy boot ok. PSU chạy bình thường.
2. Trường hợp thứ hai tôi cũng gặp là khi gắn Chip XENON vào main rồi, mở máy lên chạy được chừng 10s thì PSU lại stop. Cuối cùng vào BIOS setup lại cho đúng xung nhịp thì boot OK.
Vậy, qua kinh nghiệm tôi thấy rõ ràng là main khống chế được PSU. Nếu PG xuất phát từ PSU thì main khống chế PSU thông qua tín hiệu gì.
Cuối cùng tôi xin nói rõ là tôi hỏi bạn như thế là để được bạn chia sẽ học hỏi thôi vì tấc cả các tài liệu tôi đều tham khảo trên WEB, mà trên WEB thì cũng có tài liệu đúng và cũng có tài liệu sai và do đó nếu không có nhiều nguồn kiểm chứng lại hoá ra mình hiểu sai mà không biết.
Comment
-
Nhân tiện xin bác chỉ giáo dùm tôi giữa sự khác nhau giữa hai kỹ thuật Hyper threading (siêu phân luồng) của ông Intel và Hyper transpost của bà AMD đi. Cái nào hay hơn cái nào nhỉ. Có thể là không đúng chủ đề của luồng này nhưng nếu được nhờ bác giúp dùm và bác Admin đừng xóa hộ em nhé.
ThanksLast edited by Co_processor; 03-08-2007, 21:50.
Comment
-
Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viếtCó thể là tôi không chuyên bằng bạn và tôi không cố tranh cãi (cũng có thể như thế nhưng tôi chỉ có mục đích học hỏi thêm thôi) nhưng nếu bạn nói như vậy thì xin bạn vui lòng giải thich giùm tôi một việc như thế này nha:
Nếu tín hiệu PG được xuất từ PSU thì khi main có trục trặc làm sao nó khống chế được PSU vậy?
Vì tôi có gặp một số trường hơp khi có vấn đề ở main như sau :
1. Trường hợp cụ thể là một lần boot máy hoài không lên, PSU chạy một chút lại tắt, sau khi kiểm tra nhiều thứ lung tung và cuối cùng gở bỏ modem thì thì máy boot ok. PSU chạy bình thường.
2. Trường hợp thứ hai tôi cũng gặp là khi gắn Chip XENON vào main rồi, mở máy lên chạy được chừng 10s thì PSU lại stop. Cuối cùng vào BIOS setup lại cho đúng xung nhịp thì boot OK.
Vậy, qua kinh nghiệm tôi thấy rõ ràng là main khống chế được PSU. Nếu PG xuất phát từ PSU thì main khống chế PSU thông qua tín hiệu gì.
Cuối cùng tôi xin nói rõ là tôi hỏi bạn như thế là để được bạn chia sẽ học hỏi thôi vì tấc cả các tài liệu tôi đều tham khảo trên WEB, mà trên WEB thì cũng có tài liệu đúng và cũng có tài liệu sai và do đó nếu không có nhiều nguồn kiểm chứng lại hoá ra mình hiểu sai mà không biết.
Trường hợp Boot không lên, còn có rất nhiều lý do khác. Thậm chí... do pin CMOS yếu! Và để nói hết về vấn đề này, tôi e diễn đàn quá chật.
Trường hợp bạn overclock, cũng có nhiều vấn đề: PSU có đủ CS để đáp ứng không? Tản nhiệt cho CPU có đảm bảo không? RAM của bạn có chịu được mức xung nhịp cao hơn không? v.v...
Túm lại, Main điều khiển PSU (ON/OFF) thông qua chân PS_ON. Chân PG là PSU nói với main rằng: "Tui làm xong rùi, việc của ông tự lo à nghe!"Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viếtNhân tiện xin bác chỉ giáo dùm tôi giữa sự khác nhau giữa hai kỹ thuật Hyper threading (siêu phân luồng) của ông Intel và Hyper transpost của bà AMD đi. Cái nào hay hơn cái nào nhỉ. Có thể là không đúng chủ đề của luồng này nhưng nếu được nhờ bác giúp dùm và bác Admin đừng xóa hộ em nhé.
Thanks
Ông:
www.intel.com/technology/hyperthread/
Bà:
http://www.amd.com/us-en/Processors/...2_2353,00.html
Cũng chỉ là: "Ông giơ chân giò, bà thò chai rượu" mà thôi!Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
...bác nhathung1101 chỉ được mỗi cái là nói hay bị ...đúng ...hihi.... ..tui không có ý kiến gì khác, Tuy nhiên, xin phép được tham gia một vài dòng để giúp vui......
Nguyên văn bởi Co_processorNếu tín hiệu PG được xuất từ PSU thì khi main có trục trặc làm sao nó khống chế được PSU vậy?
Thật ra khi main có vấn đề ví dụ như là các linh kiện bị chập mạch làm cho áp nguồn ngã ra của PSU bị giảm, và khi nó giảm đến một giá trị nào đó thì mạch bảo vệ quá dòng (Over Current Protect) sẽ can thiệp, hoặc khi áp ra lên cao đến một giá trị nào đó thì mạch bảo vệ quá áp (Over Voltage Protect) của PSU sẽ can thiệp và ra lệnh tắt nguồn.
Điều này thoạt nhìn ta cứ tưởng là mainboard đã khống chế PSU và ra lệnh tắt nguồn, chứ thật ra chính PSU mới làm cái công việc bảo vệ này...
Như bác đã biết là khi ta mới vừa bật máy (Power ON), và trong quá trình POST (tự kiểm tra hệ thống) thì BIOS sẽ detect các thiết bị phần cứng như là CPU, RAM, card đồ họa, HDD... v..v... tương tự như vậy, PSU cũng được kiểm tra trong quá trình này thông qua đường PG được đưa lên Mainboard, níu nguồn tốt thì đường PG sẽ ở mức cao (1) còn áp nguồn ra không ổn định thì PG cho ra mức thấp (0), bác nhathung1101 đã giải thích điều này roài...
Như vậy, đúng như cái tên cúng cơm của nó là POWER GOOD (PG) hay POWER OK, thì chính PSU tự kiểm tra tình trạng hoạt động của mình rùi thông báo cho BIOS trên mainborad biết thông qua đường PG này...
Nguyên văn bởi Co_processorVì tôi có gặp một số trường hơp khi có vấn đề ở main như sau :
1. Trường hợp cụ thể là một lần boot máy hoài không lên, PSU chạy một chút lại tắt, sau khi kiểm tra nhiều thứ lung tung và cuối cùng gở bỏ modem thì thì máy boot ok. PSU chạy bình thường.
2. Trường hợp thứ hai tôi cũng gặp là khi gắn Chip XENON vào main rồi, mở máy lên chạy được chừng 10s thì PSU lại stop. Cuối cùng vào BIOS setup lại cho đúng xung nhịp thì boot OK.
Trường hợp 2 : Có thể là trong CMOS setup đã set xung nhịp lên quá cao dẫn đến CPU bị quá tải (Overload )
Trong cả 2 trường hợp này đều làm cho áp ngã ra của PSU bị giảm nên mạch bảo vệ quá dòng sẽ can thiệp và ra lệnh tắt PSU.
Nguyên văn bởi Co_processorVậy, qua kinh nghiệm tôi thấy rõ ràng là main khống chế được PSU. Nếu PG xuất phát từ PSU thì main khống chế PSU thông qua tín hiệu gì.
Comment
-
Nguyên văn bởi MHz Xem bài viết..
Bác Co_processor thân mến, nhìn nick của bác khiến tui nhớ lại và níu tui nhớ không nhầm thì Co-processor (bộ xử lý toán học) chỉ tồn tại ở thế hệ 386, nó dùng để hỗ trợ cho CPU386DX thì phải, còn bắt đầu từ thế hệ 486 trở lên nó đã được tích hợp bên trong CPU...
anh Cô Pro đó là anh 80287 (thời VXL 80286) và 80387 (thời 80386).
Ở nhà Nhóc, Papa nhóc còn lưu lại được 1 con.
Papa bảo là thời đấy, muốn chạy auto CAD, thì phải có mấy anh Cô đó mới chạy được. Thế nhưng chả biết cao thủ nào, đi đánh lừa Auto Cad bằng 1 tập tin.
Bây giờ hình như không ai còn nhớ tập tin cô Pro ảo đó là tập tin gì, ở đâu...Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Trình điều khiển bước rời rạcbởi mèomướpDạ nếu chú đã viết được chương trình cho vđk thì thêm 1 chương trình con chạy động cơ bước chỉ đơn giản là copy phát. Về phần cứng thì vài con cách ly quang, vài con mosfet thôi ạ. thực sự là dễ dàng như bài tập bình thường của sinh viên thôi ạ...
-
Channel: Máy công cụ
Hôm qua, 12:55 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi Minhdai95vâng mình cảm ơn mn đã góp ý
-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 11:30 -
-
bởi tom22Xin chào
Tôi có một dự án trong đó một động cơ bước tích hợp được điều khiển bởi một bộ vi điều khiển.
Nhưng tôi thực sự không thích trả tiền cho trình điều khiển bước, khi tôi có một bộ vi điều khiển có khả năng thực...-
Channel: Máy công cụ
Hôm qua, 10:54 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú chủ thớt có thời gian và đam mê thì cứ từ từ ngâm cứu đi ạ đừng nghe chú Chú bq... dọa mà sợ ạ. Cái nguồn nhìn cũng lởm có khi hông bằng cái máy hàn tàu của chị hàng xóm hôm nọ tháo ra sửa với chú thợ thông ống nước suốt đêm mới xong. Chú ý an toàn xíu là được ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
05-01-2025, 15:40 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi bqvietBộ nguồn xung ở tầm công suất 2700W này, gần 3 ký, không bao giờ đơn giản để mà sửa ngay cả đối với người có kinh nghiệm chứ đừng nói người không chuyên. Đám linh kiện công suất không tự nhiên cháy mà phải xuất phát từ nguyên nhân...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 22:09 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú kiểm tra đi ốt đầu vào, ra nữa ạ. Về phần kiểm tra dao động chú hỏi chị google ấy ạ, có nhìu cô chú đã hướng dẫn rồi ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 16:53 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi Minhdai95mình đã kiểm tra phần công suất thấy hỏng cả 4 con IGBT mà mình muốn kiểm tra phần dao động và hồi tiếp khi chưa cấp điện cho mạch thì có cách nào không b, mình không phải dân trong nghề lên chưa có kinh nghiệm sửa. Cảm ơn b
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 14:27 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú nhắm phần công suất dễ kiểm tra và hay hư hỏng nhất trước ạ. Rồi đến phần dao động nguồn, hồi tiếp...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 11:42 -
-
bởi Minhdai95mọi người đã ai sửa bộ nguồn này chưa ạ, cho e xin ít kinh nghiệm để sửa bộ nguồn. Em cảm ơn...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 11:22 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi nhathung1101
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
31-12-2024, 17:39 -
Comment