Thông báo

Collapse
No announcement yet.

hỏi cái nguồn Pen4 hiệu Poca 350W

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi MHz Xem bài viết
    ...bác nhathung1101 chỉ được mỗi cái là nói hay bị ...đúng ...hihi.... ..tui không có ý kiến gì khác, Tuy nhiên, xin phép được tham gia một vài dòng để giúp vui......

    Bác Co_processor thân mến, nhìn nick của bác khiến tui nhớ lại và níu tui nhớ không nhầm thì Co-processor (bộ xử lý toán học) chỉ tồn tại ở thế hệ 386, nó dùng để hỗ trợ cho CPU386DX thì phải, còn bắt đầu từ thế hệ 486 trở lên nó đã được tích hợp bên trong CPU...

    Thật ra khi main có vấn đề ví dụ như là các linh kiện bị chập mạch làm cho áp nguồn ngã ra của PSU bị giảm, và khi nó giảm đến một giá trị nào đó thì mạch bảo vệ quá dòng (Over Current Protect) sẽ can thiệp, hoặc khi áp ra lên cao đến một giá trị nào đó thì mạch bảo vệ quá áp (Over Voltage Protect) của PSU sẽ can thiệp và ra lệnh tắt nguồn.
    Điều này thoạt nhìn ta cứ tưởng là mainboard đã khống chế PSU và ra lệnh tắt nguồn, chứ thật ra chính PSU mới làm cái công việc bảo vệ này...

    Như bác đã biết là khi ta mới vừa bật máy (Power ON), và trong quá trình POST (tự kiểm tra hệ thống) thì BIOS sẽ detect các thiết bị phần cứng như là CPU, RAM, card đồ họa, HDD... v..v... tương tự như vậy, PSU cũng được kiểm tra trong quá trình này thông qua đường PG được đưa lên Mainboard, níu nguồn tốt thì đường PG sẽ ở mức cao (1) còn áp nguồn ra không ổn định thì PG cho ra mức thấp (0), bác nhathung1101 đã giải thích điều này roài...

    Như vậy, đúng như cái tên cúng cơm của nó là POWER GOOD (PG) hay POWER OK, thì chính PSU tự kiểm tra tình trạng hoạt động của mình rùi thông báo cho BIOS trên mainborad biết thông qua đường PG này...

    Trường hợp 1 : Có khả năng là Modem bị chập mạch.
    Trường hợp 2 : Có thể là trong CMOS setup đã set xung nhịp lên quá cao dẫn đến CPU bị quá tải (Overload )
    Trong cả 2 trường hợp này đều làm cho áp ngã ra của PSU bị giảm nên mạch bảo vệ quá dòng sẽ can thiệp và ra lệnh tắt PSU.

    Bác xem cái sơ đồ dưới đây sẽ làm rõ điều này :
    Thanks bác nhiều, hoá ra là tài liệu tôi đang có người ta đã nhằm giữa hai tín hiệu PG và PS_ON.
    Còn vụ cái nick của tôi thì đơn giản thôi, Co_processor chẳng qua là sự ghép nối tiếng anh đơn thuần theo nghĩa "đồng xử lý" vì tôi biết trong biển học mênh mông này (nhất là computer & electrical) thì mình đâu dám làm Lead_processor được phải không bác.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
      Bạn có thể thao khảo tại đây:
      Ông:
      www.intel.com/technology/hyperthread/
      Bà:
      http://www.amd.com/us-en/Processors/...2_2353,00.html

      Cũng chỉ là: "Ông giơ chân giò, bà thò chai rượu" mà thôi!
      Theo hai cái link này của bác thì tôi thấy khó mà phân biệt nhưng nếu bác có lòng xin giải thích hộ cái FSB nó khác BUS truyền thống điểm nào. Bởi theo tài liệu thì chính FSB là cái thông số người ta tính ra chứ thật sự trong máy không có mặt cái FSB này! Người ta đã cải tiến trong một chu kỳ xung nhịp thao tác được hai lần data và chính vì vậy đã cho ra đời DDRAM. Nếu những tài liệu tôi có là OK thì chính AMD đã đi trước INTEL trong cái công nghệ này rồi vì kỹ thuật mới thao tác hai lần data trong một chu kỳ xung nhịp là do AMD khai sáng. Vì vậy nếu giả sử BUS nội thật sự có tần số 400Mhz thì người ta có thông số FSB là 800Mhz phải không bác? Và đây chính là bước ngoặt trong việc ra đời hai cái kỹ thuật Hyper threading (Intel) và Hyper tranpost (AMD)?
      Chúc bác thành công nhé !

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
        Quả là anh Mhz nhớ không nhầm.
        anh Cô Pro đó là anh 80287 (thời VXL 80286) và 80387 (thời 80386).

        Ở nhà Nhóc, Papa nhóc còn lưu lại được 1 con.

        Papa bảo là thời đấy, muốn chạy auto CAD, thì phải có mấy anh Cô đó mới chạy được. Thế nhưng chả biết cao thủ nào, đi đánh lừa Auto Cad bằng 1 tập tin.

        Bây giờ hình như không ai còn nhớ tập tin cô Pro ảo đó là tập tin gì, ở đâu...
        Nhóc có thể đàm phán cho tôi... xin (hoặc mua giá cực rẻ) con Cô đó được không? Chả là đang cá với thằng bạn mà... Cũng chỉ vì vụ chạy Cad đó, nhưng không phải 1 tệp đâu, phải 3 cơ!
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viết
          Theo hai cái link này của bác thì tôi thấy khó mà phân biệt nhưng nếu bác có lòng xin giải thích hộ cái FSB nó khác BUS truyền thống điểm nào. Bởi theo tài liệu thì chính FSB là cái thông số người ta tính ra chứ thật sự trong máy không có mặt cái FSB này! Người ta đã cải tiến trong một chu kỳ xung nhịp thao tác được hai lần data và chính vì vậy đã cho ra đời DDRAM. Nếu những tài liệu tôi có là OK thì chính AMD đã đi trước INTEL trong cái công nghệ này rồi vì kỹ thuật mới thao tác hai lần data trong một chu kỳ xung nhịp là do AMD khai sáng. Vì vậy nếu giả sử BUS nội thật sự có tần số 400Mhz thì người ta có thông số FSB là 800Mhz phải không bác? Và đây chính là bước ngoặt trong việc ra đời hai cái kỹ thuật Hyper threading (Intel) và Hyper tranpost (AMD)?
          Chúc bác thành công nhé !
          Vậy Cô muốn gì đây? Học nghề hả? Được thôi, cứ rửa một chân rồi đến gặp tôi (cái này gọi là chân ướt chân ráo đó mà). Hihi xìpăm thế thôi, bởi vì Cô có câu hỏi đầu thật là hay, còn những câu sau thì...

          xin giải thích hộ cái FSB nó khác BUS truyền thống điểm nào. Bởi theo tài liệu thì chính FSB là cái thông số người ta tính ra chứ thật sự trong máy không có mặt cái FSB này!

          Thực ra, FSB là "Front Side Bus" (Hổng phải "Friend's xe buýt" đâu). Cô có nhìn thấy chữ "Bus" ở trong đó không? Bus chính là xung thực được tạo ra bởi khối "Clock" ở trên main. Ta cứ gọi tạm bus là thằng cu nhà Cô, FSB là Cô. Vậy nếu muốn thằng cu có kích cỡ như Cô thì phải có công thức tính toán. Rõ là giống nhau mà chẳng giống...

          Người ta đã cải tiến trong một chu kỳ xung nhịp thao tác được hai lần data và chính vì vậy đã cho ra đời DDRAM.


          Câu văn này tôi thực sự không hiểu. Bạn nói về "Refresh" hay "RAS to CAS"? Nhưng bạn có thể tham khảo thêm ở bài "RAM máy tính - những điều cần biết" của tạp chí PC World. Tuy bài này tác giả chưa cập nhật đầy đủ nhưng cũng có nhiều thông tin bổ ích. (Nếu cần tôi meo cho).

          Nếu những tài liệu tôi có là OK thì chính AMD đã đi trước INTEL trong cái công nghệ này rồi vì kỹ thuật mới thao tác hai lần data trong một chu kỳ xung nhịp là do AMD khai sáng.


          Nếu bạn là người tôn thờ AMD thì cũng dễ hiểu thôi. Khoảng năm 94-95 mà có con AMD đã là hạnh phúc. Nhưng AMD lại đi trước, đi quá xa, quá lâu... và đến khi quay trở lại đã trở thành... bà lão. Ngày xưa người ta chuộng AMD vì giá rẻ, tính tương thích... Nhưng bây giờ... đúng là càng già càng kiêu!

          Vì vậy nếu giả sử BUS nội thật sự có tần số 400Mhz thì người ta có thông số FSB là 800Mhz phải không bác?


          Bạn hỏi về DDRAMII? Nếu là DDRAMII thì đúng vậy, bởi bus của nó được tính bằng bus bộ nhân+bộ đệm.

          Và đây chính là bước ngoặt trong việc ra đời hai cái kỹ thuật Hyper threading (Intel) và Hyper tranpost (AMD)?


          Chẳng phải đâu! Cái này gọi là ông bà cãi nhau rồi đẻ ra thằng cu HYPER!

          Chúc bác thành công nhé !

          Mecxibopcu! Tôi vẫn luôn thành công. Chỉ có điều chưa tìm được bà nào để đẻ ra thằng HYPER 2. HYPER muôn năm!
          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

          Comment


          • #20
            Nếu có bạn nào muốn học sửa chửa nguồn máy tính hay nguồn xung nói chung học 2 tháng từ chưa biết gì về điện tử là sửa được nguồn ngay. Học tại 137C Nguễn Chí Thanh,TT dạy nghề ispace ở đó dạy về nguồn hay lắm.

            Comment


            • #21
              bạn co_processor ơi! PG là tín hiệu bắt tay mà thôi. còn chân điều khiển nguồn là chân PW on. như vậy dù đã bắt tay rồi nhưng những vấn đề khác nảy sinh như trường hợp của bạn thì main sẽ ra lệnh PW off

              Comment


              • #22
                >"< vòng vo

                mình thấy cái chủ đề này vòng vo thật cái quan trong của bộ nguồn thật ra chạy hay không chạy mà vấn đề của nó là nó hoạt động có đủ công xuất cho mạch hay không vì khoản 60>>> 80% là vấn đề công xuẩt không đủ tải >"<
                có pro nào chỉ chổ này không mình muốn bít xem là nguồn còn đủ công xuất không mình phải texs như thế nào pro nào chỉ mình nha thx nhìu

                Comment


                • #23
                  cái nguon này chi hỏng nhiều nhất dios nắn nguồn 12v or 5v tháo hản ra ngoài đo ở thang ôm cao 1 chut thấy bi dò ngay tôi làm rất nhiều nguồn này rồi chủ yếu do kẹt quạt nguồn bi nóng nhiều ngày lên bi hỏng .
                  |

                  Comment


                  • #24
                    thay các tụ lọc nguồn và các tụ lọc đầu ra là được. ok

                    Comment


                    • #25
                      không khám cụ thể thì không nên trả lời chắc như đinh đóng cột thế các bác!Em làm mãi về nguồn rồi,cùng 1 triệu chứng nhưng rất nhiều nguyên nhân.Phải có chuyên môn và tìm hiểu kỹ về nguyên lý hoạt động thì mới "phán" chuẩn được.
                      Theo em thì bệnh con nguồn đó nhẹ thôi,có khi chỉ lỏng lẻo mấy thứ ấy mà.Nếu muốn nhanh thì đem đi sửa đi,bác có chuyên môn người ta không bịp được đâu mà lo.Còn muốn tìm hiểu về nguồn thì nên tìm các tài liệu có sẵn đọc kỹ trước đã,sau đó khảo sát thực tế trên 1 cái còn sống,hiểu hết rồi thì hẵng sửa.
                      Mọi thứ đều dơn giản nếu ta chịu để ý đến nó 1 chút
                      Chúc thành công!
                      Thiết kế, sửa chữa PLC,HMI, Servo,biến tần, máy tính công nghiệp
                      Lập trình ứng dụng VĐK, IC logic lập trình được (PAL,GAL, FPGA...)
                      DT:098 861 4347

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      tungtuantu Tìm hiểu thêm về tungtuantu

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X