Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tại sao phải dùng nguồn xung?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tại sao phải dùng nguồn xung?

    mình thấy các bạn thảo luận nhiều về nguồn xung, nhưng mình chưa hiểu lắm về nguyên lý hoạt động của nguồn xung, ưu điểm của nguồn xung, trong nguồn xung ngòai chân GND nối mass vỏ còn có chân RET(COM) để làm gì? mình mới tìm hiểu mong các bạn giúp đỡ

  • #2
    chờ hoài mà chẳng thấy bạn nào trả lời cả, chán thiệt. chẳng lẽ câu hỏi của mình quá khó hay quá đơn giản không cần trả lời. mình nghĩ cũng có nhiều bạn không biết về vấn đề này

    Comment


    • #3
      Ý bạn hỏi về chân Vref (Voltage reference)??? Chân này lấy điện áp từ chân nguồn, qua mạch set/reset, ổn áp (thường là 5V), rồi đưa đến khối tạo giao động, các mạch so áp...
      Còn chân COM (Comparator) là chân so sánh (dòng, áp) để điều khiển xung ra để ổn áp ra.
      Nguồn xung hoạt động theo nguyên lý ngắt mở (Switch) với tần số cao để tạo ra năng lượng từ cho biến áp. Chính vì hoạt động ở tần số cao nên biến áp nhỏ gọn, hiệu suất cao.
      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

      Comment


      • #4
        ưu điểm của nguồn xung: cho phép độ dao động điện ngỏ vào lớn, điện ngỏ ra không đổi, gọn nhẹ ( nguồn tivi từ 90v->260v, tăng phô điện tử, cục sạc điện thoại)

        Comment


        • #5
          POWER SUPPLY UNIT – PSU



          BỘ NGUỒN MÁY TÍNH NÓ LÀ GÌ?

          Hiện nay có 3 dạng chuyển đổi năng lượng điện thông dụng sau:

          Chuyển từ AC sang DC: thường dùng làm nguồn cấp cho các thiết bị điện tử (adaptor, sạc pin…).

          Chuyển từ DC sang DC (Convertor): chuyển đổi điện thế DC ra nhiều mức khác nhau.

          Chuyển từ DC sang AC ( Invertor): thường dùng trong các bộ lưu điện dự phòng (UPS,…).

          Các thành phần một bộ nguồn thông thường hoàn chỉnh sẽ có bao gồm các thành phần:

          + Bộ biến áp: hạ áp của điện lưới xuống một mức thích hợp cho thiết bị. Điện thế ra của biến áp vẩn là dạng điện xoay chiều nhưng có mức điện áp thấp hơn. Nó còn có nhiệm vụ cách ly cho thiết bị với điện thế lưới.

          + Bộ nắn điện (chỉnh lưu): chuyển đổi điện thế xoay chiều thành một chiều (DC). Chỉnh lưu còn gợn sóng, các mạch điện tử trong thiết bị chưa thể sử dụng được điện thế này.

          + Bộ lọc chỉnh lưu: thành phần chính là tụ điện có nhiệm vụ giảm gợn sóng cho dòng điện DC sau khi được chỉnh lưu.

          + Bộ lọc nhiễu điện: để tránh các nhiễu và xung điện trên lưới điện tác động không tốt đến thiết bị, các bộ lọc sẽ giới hạn hoặc triệt tiêu các thành phần này.

          + Mạch ổn áp: ổn định điện áp cung cấp cho thiết bị khi có sự thay đổi bởi dòng tải, nhiệt độ và điện áp đầu vào.

          + Mạch bảo vệ: làm giảm các thiệt hại cho thiết bị khi có các sự cố do nguồn
          điện gây ra (quá áp, quá dòng, …).





          Một bộ nguồn lý tưởng là bộ nguồn có điện áp ra ổn định, bằng phẳng, không gợn sóng (tương tự như dòng điện được tạo ra từ các bộ pin), không toả nhiệt và có hiệu suất đạt 100%. Bộ nguồn trong máy tính còn được gọi bằng tên khác là PSU ( Power Supply Unit ) là nơi cung cấp năng lượng chính cho hệ thống máy tính. Tất cả các bộ nguồn của máy tính đều hoạt động dựa theo nguyên tắc nguồn chuyển mạch tự động (switching power supply) với cách thức hoạt động như sau: điện xoay chiều từ lưới điện được bộ chỉnh lưu nắn thành dòng điện một chiều chỉnh lưu. Dòng điện này được các bộ lọc gợn sóng (tụ điện có dung lượng lớn) làm cho bằng phẳng lại thành dòng điện một chiều cấp cho cuộn sơ cấp của biến áp xung (transformer).

          Dòng điện nạp cho biến áp xung này được điều khiển bởi công tắc bán dẩn (transistor switching). Công tắc bán dẩn này hoạt động dưới sự kiểm soát của khối dò sai / hiệu chỉnh, từ trường biến thiên được tạo ra trên biến áp xung nhờ công tắc bán dẩn hoạt động dựa trên nguyên tắc điều biến độ rộng xung (PWM-Pulse Width Modulation). Xung điều khiển này có tần số rất cao từ 30~150Khz (tức là có từ 30 ngàn ~150 ngàn chu kỳ trong một giây). Tần số này được giữ ổn định và độ rộng của xung sẽ được thay đổi khi có sự hiệu chỉnh từ bộ dò sai / hiệu chỉnh. Từ trường đó cảm ứng lên các cuộn dây thứ cấp tạo ra các dòng điện xoay chiều cảm ứng (dạng xung) sẽ được các bộ chỉnh lưu sơ cấp nắn lại lần nữa. Sau đó, qua các bộ lọc sơ cấp, dòng điện một chiều tại đây đã sẵn sàng cho các thiết bị sử dụng.




          Để nhận biết được sai lệch về điện áp hay dòng điện của các đường điện thế ở các ngõ ra, từ đây sẽ có một đường hồi tiếp dò sai (feedback) đưa điện áp sai biệt về bộ dò sai / hiệu chỉnh. Khối này nhận các tín hiệu sai biệt và so sánh chúng với điện áp chuần, sau đó tác động đến công tắc bán dẩn bằng cách gia giảm độ rộng xung để hiệu chỉnh lại điện thế ngõ ra (ổn áp) hay cắt xung hoàn toàn làm bộ nguồn ngưng “chạy” trong các chế độ bảo vệ. Ưu điểm của bộ nguồn switching là gọn nhẹ (do hoạt động ở tần số cao nên có các linh kiện nhỏ gọn hơn), hiệu suất cao và có giá thành thấp.




          CÁC ĐƯỜNG ĐIỆN THẾ CHUẨN TRONG BỘ NGUỒN:

          -12V: cung cấp chủ yếu cho cổng song song (serial port-COM) và các chip khuếch đại âm thanh cần đến nguồn đối xứng +/-12V. Đường này có dòng thấp dưới 1A (Ampe).

          -5V: hiện nay các thiết bị mới không còn dùng đường điện này nữa. Lúc trước, nó được dùng cung cấp điện cho card mở rộng dùng khe cắm ISA. Đường này cũng có dòng thấp dưới 1A.

          0V: còn được gọi là đường dùng chung (common) hay đường đất (ground). Đường này có hiệu điện thế bằng 0V. Đó là mức nền cho các đường điện khác thực hiện trọn vẹn việc cung cấp dòng điện cho thiết bị.

          +3.3V: là đường cung cấp chính cho các chip, bộ nhớ (memory), một số thành phần trên bo mạch chủ, card đồ họa và các card sử dụng khe cắm PCI.

          +5V: đường điện được dùng phổ biến nhất trong máy tính cung cấp điện chủ yếu cho bo mạch chủ, các CPU đời cũ, các chip (trực tiếp hay gián tiếp) và các thiết bị ngoại vi khác. Hiện nay các CPU đã chuyển sang dùng đường điện thế 12V.

          +12V: chủ yếu sử dụng cho các động cơ (motor) trong các thiết bị lưu trữ, ổ quang , quạt, các hệ thống giải nhiệt và hầu hết các thiết bị đời mới hiện nay đều sử dụng đường điện 12V CPU PIV, Althlon 64, dual core AMD, Pentium D, VGA ATI, NVIDIA SLI, ATI Crossfire..

          +5VSB (5V Standby): là nguồn điện được bộ nguồn cấp trước, dùng phục vụ cho việc khởi động máy tính, nguồn điện này có lập tức khi ta nối bộ nguồn vào nguồn điện nhà (AC). Đường điện này thường có dòng cung cấp nhỏ dưới 3A.

          Sưu tầm

          Comment


          • #6
            +12V: chủ yếu sử dụng cho các động cơ (motor) trong các thiết bị lưu trữ, ổ quang , quạt, các hệ thống giải nhiệt và hầu hết các thiết bị đời mới hiện nay đều sử dụng đường điện 12VCPU PIV, Althlon 64, dual core AMD, Pentium D, VGA ATI, NVIDIA SLI, ATI Crossfire..
            Các bạn nhớ là CPU, RAM không dùng trực tiếp điện 12V (đương nhiên, vì CPU 1.8V, còn RAM là 1.8V, 2.5V hoặc 3.3V(cũ)). Có mạch Step-down ngay trên main để đổi điện áp dùng cho CPU và RAM (có mấy con FET với mấy cuộn dây lõi xuyến ấy). Về RAM thì mình không chắc lắm !


            Nguồn xung có ưu điểm nhỏ, nhẹ, hiệu xuất cao. Hầu như tất cả nguồn xung đều có tính năng ổn áp, có các chế độ bảo vệ và khả năng đáp ứng đầu vào giải rộng.

            Comment


            • #7
              thân gửi những Người đam mê điện tử.
              mình cũng là một người trong số đó.mình hay dùng biến áp sắt từ cũng biết tính toán tương đối sát thực cho một bt sắt từ bất kỳ.thế nhưng khi quan sát bt lõi ferits-rất khâm phục,tính năng cao ,nhỏ gọn,kinh tế-nhưng quá khó.chưa biết tính toán thế nào,cần những dữ liệu gì,nếu muốn tính tương đối -dựa vào đâu? mình cũng đã cuốn thử vài cái dựa theo cách tính ba sắt từ, một vài lần thử nghiệm cũng đã lấy được dòng áp như ý nhưng không biết khử nhiễu tiếng rít cao tần khó chịu vô cùng-bất lực.mình hay lọ mọ về âm thanh mà nhiễu cao tần phá hỏng bét-đáng thương.mình thấy các bạn viết về đề tài này quá đúng với mình(đang nắng hạn gặp mưa rào).rất mong các bạn hiểu biết về lĩnh vực này chia sẻ với mình cùng bạn đọc.
              mình mới phát hiện chân trời mới đó là Điện tử việt nam.
              học Thầy chưa đủ,học Bạn biết thêm nhiều.
              nguyễn thanh9

              Comment


              • #8
                @ nguyenthanh9:
                Em chưa thử, nhưng bác làm theo xem
                Khi bác quấn dây đồng vào gông đẹp đẽ rồi thì chịu khó "nhúng" sơn cách điện. Cái này thì bác biết rồi, vì bác đã làm nhiều biến áp tôn silic. Nó trám đầy các khe không khí giúp thoát được nhiệt, và là keo dính để dây quấn không "rung rinh".
                Khi ghép 2 miếng ferit thì các lực ép không đủ để nó im. Bác cho ít keo vào khe tiếp xúc. Em vấn thấy các biến áp xung người ta gắn chặt bằng keo cứng em. Còn em thích keo mềm hơn để còn tái tháo.

                Tiện đây bác nào có "võ" gỡ biến áp xung chỉ em với! Hôm trước em làm vỡ mất cái biến áp cũ trị giá 40k (phải đạt công suất cỡ vài ký, to khủng khiếp), tiếc đứt cả ruột !

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi thanhfdc
                  Cách cổ điển mà mình vẫn làm là đặt BAX lên 1 miếng sắt rộng bản và cho nó lên... bếp để nung nóng, dùng lưỡi dao mỏng nạy nhẹ vào các khe nơi ghép nối 2 chữ E. Nạy đều cả 2 bên, rồi xoay lắc nhẹ. Bạn có thể thử, nhưng nhớ nung nóng vừa phải thôi, nóng quá sẽ làm lõi kém đi đấy.

                  G'luck.
                  Bạn thanhfdc nói chính xác.

                  Mình nhiều lần tháo lõi ferrite bằng phương pháp tương tự, và sau đó thấy lõi ferrite kém hẳn đi, các thông số từ thẩm tra trên mạng đưa vào bị sai be bét, nóng lõi và sò bị cháy. Một số biến áp khác cùng loại "máy mắn" hơn là tháo được mà không cần dùng nhiệt thì hoạt động bình thường (tính và quấn cùng một chế độ). Rút cuộc rút được kinh nghiệm là không thể dùng nhiệt bếp lò để tháo ferrite được.

                  Lan Hương có cho một hoá chất, mà khi ngâm ferrire BAX vào chừng vài giờ, đem ra thì keo dán bong tróc, dùng lưỡi dao lam tách được dễ hơn nhiều. Lõi cũng không bị biến tính. Công thức là : Toluen 25% + Acetone 25% + xăng công nghiệp (xăng thơm) 25% + dầu "ông già" 25%.

                  Hỗn hợp phải đựng trong lọ thuỷ tinh, đậy nắp kín vì bay hơi rất nhanh.

                  Chút ít kinh nghiệm, trao đổi để các bạn dùng thử xem sao.
                  Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi anhhung1975 Xem bài viết
                    Bạn thanhfdc nói chính xác.

                    Mình nhiều lần tháo lõi ferrite bằng phương pháp tương tự, và sau đó thấy lõi ferrite kém hẳn đi, các thông số từ thẩm tra trên mạng đưa vào bị sai be bét, nóng lõi và sò bị cháy. Một số biến áp khác cùng loại "máy mắn" hơn là tháo được mà không cần dùng nhiệt thì hoạt động bình thường (tính và quấn cùng một chế độ). Rút cuộc rút được kinh nghiệm là không thể dùng nhiệt bếp lò để tháo ferrite được.

                    Lan Hương có cho một hoá chất, mà khi ngâm ferrire BAX vào chừng vài giờ, đem ra thì keo dán bong tróc, dùng lưỡi dao lam tách được dễ hơn nhiều. Lõi cũng không bị biến tính. Công thức là : Toluen 25% + Acetone 25% + xăng công nghiệp (xăng thơm) 25% + dầu "ông già" 25%.

                    Hỗn hợp phải đựng trong lọ thuỷ tinh, đậy nắp kín vì bay hơi rất nhanh.

                    Chút ít kinh nghiệm, trao đổi để các bạn dùng thử xem sao.
                    Mình thì luộc trong nước, sôi khoãng 3 phút, sau đó nạy nhẹ bằng 4 cây vặn vít, kết quả cũng khá. Thực tế thì mình chế 2 cây nạy hình chử U, có lần mình luộc cả trăm cục ba, mổi lần 50 cục. Dùng hóa chất có thể giá thành cao, ô nhiễm MT hơn. Thân ái!

                    Comment


                    • #11
                      Theo mình được biết nguồn xung giúp ta chia nhỏ được nhiều cấp điện áp ví dụ như: "12v,5v,3.3V..." và nó mang tính ổn định cao, mức điện áp an toàn
                      Nguồn xung thường được sử dụng trong các nguồn máy tính" nguồn swithching"

                      Comment


                      • #12
                        những điều cần bàn thì không bàn, toàn bàn ba cái tào lao gì đâu không. có ai đọc và hiểu tên của thread này không vậy? hay là mấy người biết mà không muốn nói? muốn giấu nghề thì đừng vào forum làm gì nữa. mất thời gian của mọi người lắm
                        |

                        Comment


                        • #13
                          Tai sao phai dung nguon Pin?

                          Co the thay the nguon Pin bang Adaptor cho may chup X-quang duoc ko?

                          Comment


                          • #14
                            các bác cho em hỏi thế nào là xung dòng và thế nào là xung áp không em không hiểu về phần đó lắm

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                              Mình thì luộc trong nước, sôi khoãng 3 phút, sau đó nạy nhẹ bằng 4 cây vặn vít, kết quả cũng khá. Thực tế thì mình chế 2 cây nạy hình chử U, có lần mình luộc cả trăm cục ba, mổi lần 50 cục. Dùng hóa chất có thể giá thành cao, ô nhiễm MT hơn. Thân ái!
                              bạn ra ngoài chợ mua một chai nước rửa mạch rùi mang về ngâm cả cục biến áp trong đó một đêm sáng sau lôi ra là nó tự tách nhau ra đó mà!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              maitrang0407 Tìm hiểu thêm về maitrang0407

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X