Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Nguyên văn bởi dthuutai1987 Xem bài viết
    bác Green_Age có thể phỏng đoán là bao nhiêu vòng được không. và minh có thể lấy BA nào thay thế đươc không ạ.
    Mình đoán khoảng 60-100mH là vừa. Thiệt ra việc tính toán chi li trong âm thanh là không quan trọng lắm đâu bạn. Chỉ cần đảm bảo đường kính dây đủ lớn, 0.5mm.

    Theo kinh nghiệm, mình thấy, quấn choke cho ampli, cần để ý tới chất liệu lõi Fe, và cách ghép Fe. Tuy bạn có thể quấn chính xác số vòng, ra đúng Henry nhưng không đảm bảo trị số đó ổn định lúc có tải thì cũng công toi. Có khi có tải (có âm thanh), dòng điện gây ra từ trường quá lớn thì trị số H thay đổi ngay. Việc ổn định trị số Henry là một nghệ thuật trong quấn choke.

    À, lan man quá mức. Mình quên, đây là choke nguồn, càng không quá khắc khe gì. Cách hay nhất bạn cứ lấy cục lõi 5A ngoài chợ, làm cái khuôn, hoặc mua, với dây 0.5, quấn đầy khuôn, quấn chừng nào mỏi tay, vô Fe không được nữa thì thôi, ghép Fe như bác "GA" chỉ. Hi. Đồ chơi cá nhân mà bạn, chơi sao thỏa mãn là được thôi. Quấn xong, gắn vào thể nào mà chẳng hay, vì đồ mình tự chế mà. Nghe bằng tai mình rồi tự nhận xét, chế biến thêm, ngại chi.
    Last edited by Amper; 03-03-2012, 11:44.

    Comment


    • #77
      Chào bạn!
      Ngày trước mình cũng hay độ amplifer lắm nhưng giờ đi làm bận quá , chẳng có thời gian độ chế gì nữa. Với lại đang dùng cái ampli technics chơi cặp loa Sony nội địa- thấy cũng tạm ổn => chẳng muốn độ nữa.
      - Nói chung về nghệ thuật - thưởng thức thì mỗi người 1 kiểu khác nhau, âm nhạc cũng vậy, mỗi người 1 cảm nhận . không ai giống ai cả. Thế nên việc nói cảm nhận riêng như bạn khi gắn cục filter kia vào or không gắn , có hay hay không thì do bạn cảm nhận. muốn thuyết phục người khác thì cần phải có dẫn chứng cụ thể bạn ạ.

      Mình cũng chưa từng thử qua cái ampli gắn bộ lọc của bạn nên cũng chưa biết hay dở thế nào, nhưng mình có 1 số thiết bị có thể test và kiểm tra hiệu quả của việc gắn bộ lọc của bạn. nếu bạn có nhã hứng thì mời bạn qua nhà mình- ta cùng test thử rồi review cho mọi người cùng biết - gọi là nói có sách và mách có chứng.

      Thiết bị test bao gồm :
      1. máy phát tần số 0-6mhz : sweep function Generator
      2. Digital Oscilloscope Yokogawa DL1540 150mhz/ 4 channel
      3. Dây probe tektronicx bandwith 0-150 mhz
      4. RLC meter EXTECH : để đo cuộn cảm, bạn có thể mang 1 vài cuộn để thử
      5. oa Sony SS-p707AV
      6. Ampli và cuộn lọc bạn mang sang.

      Quy trình test tạm thời như sau :
      1. Máy phát tần số ra sóng sine băng tần chuẩn : 80hz- 250hz-1khz - 4khz-12khz
      2. Bật ampli - dùng máy oscillloscope đo tín hiệu ra và vào
      3. đo nguồn - độ sụt áp - nhiễu nguồn cung cấp khi volume tăng từ min tới max....
      4. Chụp hình rồi review cho mọi người .

      Nếu bạn thấy ok thì liên lạc với mình, như dịp giao lưu làm quen với anh em điện tử vậy.

      Click image for larger version

Name:	IMG00201-20120303-1148.jpg
Views:	1
Size:	127.2 KB
ID:	1358184

      Mấy món đồ chơi của mình :
      - Bảo trì, sửa chữa máy công nghiệp
      - Thiết kế, chế tạo board mạch điện tử
      - Mua bán, sửa chữa thiết bị test: Oscilloscope; Spectrum Analyzer...
      - Dt: 0985205886 -

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi dthuutai1987 Xem bài viết
        bác Green_Age có thể phỏng đoán là bao nhiêu vòng được không. và minh có thể lấy BA nào thay thế đươc không ạ.
        Nếu muốn nhanh bạn có thể lấy bất cứ cuộn thứ cấp nào 40-60V AC là được.
        Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi voicoi365 Xem bài viết
          Chào bạn!
          Ngày trước mình cũng hay độ amplifer lắm nhưng giờ đi làm bận quá , chẳng có thời gian độ chế gì nữa. Với lại đang dùng cái ampli technics chơi cặp loa Sony nội địa- thấy cũng tạm ổn => chẳng muốn độ nữa.
          - Nói chung về nghệ thuật - thưởng thức thì mỗi người 1 kiểu khác nhau, âm nhạc cũng vậy, mỗi người 1 cảm nhận . không ai giống ai cả. Thế nên việc nói cảm nhận riêng như bạn khi gắn cục filter kia vào or không gắn , có hay hay không thì do bạn cảm nhận. muốn thuyết phục người khác thì cần phải có dẫn chứng cụ thể bạn ạ.

          Mình cũng chưa từng thử qua cái ampli gắn bộ lọc của bạn nên cũng chưa biết hay dở thế nào, nhưng mình có 1 số thiết bị có thể test và kiểm tra hiệu quả của việc gắn bộ lọc của bạn. nếu bạn có nhã hứng thì mời bạn qua nhà mình- ta cùng test thử rồi review cho mọi người cùng biết - gọi là nói có sách và mách có chứng.

          Thiết bị test bao gồm :
          1. máy phát tần số 0-6mhz : sweep function Generator
          2. Digital Oscilloscope Yokogawa DL1540 150mhz/ 4 channel
          3. Dây probe tektronicx bandwith 0-150 mhz
          4. RLC meter EXTECH : để đo cuộn cảm, bạn có thể mang 1 vài cuộn để thử
          5. oa Sony SS-p707AV
          6. Ampli và cuộn lọc bạn mang sang.

          Quy trình test tạm thời như sau :
          1. Máy phát tần số ra sóng sine băng tần chuẩn : 80hz- 250hz-1khz - 4khz-12khz
          2. Bật ampli - dùng máy oscillloscope đo tín hiệu ra và vào
          3. đo nguồn - độ sụt áp - nhiễu nguồn cung cấp khi volume tăng từ min tới max....
          4. Chụp hình rồi review cho mọi người .

          Nếu bạn thấy ok thì liên lạc với mình, như dịp giao lưu làm quen với anh em điện tử vậy.

          [ATTACH=CONFIG]40827[/ATTACH]

          Mấy món đồ chơi của mình :
          Tiếng đục thành trong ốc si lô nào hiển thị được thế nên chỉ cần cái loa là đủ , công dụng của cuộn choke anh em nào từng ráp amp đèn đều biết không cần phải thử cái hay của GA là đặt nó vào dây giửa thay vì 2 đường + - tiết kiệm được 1 cuộn choke sụt áp nếu có là do chưa chọn đúng cuộn choke.

          Comment


          • #80
            Nguyên văn bởi box_milkcand Xem bài viết
            cảm ơn bác Green_Age đã chia sẻ. Trong trường hợp bình thường thì cuộn dây chỉ là 1 sợi dây dẫn bình thường, nếu tiết diện nhỏ hơn cuộn thứ cấp sẽ làm suy hao nguồn không bác?
            Bạn cứ thử dùng một cuộn dây như vậy và quan sát kết quả đo xem sao?
            Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

            Comment


            • #81
              Nguyên văn bởi Amper Xem bài viết
              Mình đoán khoảng 60-100mH là vừa. Thiệt ra việc tính toán chi li trong âm thanh là không quan trọng lắm đâu bạn. Chỉ cần đảm bảo đường kính dây đủ lớn, 0.5mm.
              Theo kinh nghiệm, mình thấy, quấn choke cho ampli, cần để ý tới chất liệu lõi Fe, và cách ghép Fe. Tuy bạn có thể quấn chính xác số vòng, ra đúng Henry nhưng không đảm bảo trị số đó ổn định lúc có tải thì cũng công toi. Có khi có tải (có âm thanh), dòng điện gây ra từ trường quá lớn thì trị số H thay đổi ngay. Việc ổn định trị số Henry là một nghệ thuật trong quấn choke.
              Cuộn chock khác với cuộn biến áp thông thường. Cuộn chock này có dòng DC chạy qua dẫn đến lõi sẽ bị nhiễm từ, trong khi lõi của biến áp thì được tự khử từ do từ trường trong lõi thay đổi liên tục.
              Xem các lõi biến áp xuất vert (trong TV dùng đèn điện tử đời xưa), có cái lõi EI thật tốt, dùng làm biến áp nguồn thật tuyệt. Bỏ qua chất lượng lõi, tôi nhận xét thấy chúng được ghép lõi toàn bộ E + toàn bộ I chứ không xen kẽ như biến áp thường.
              Phải chăng đó là 1 phương pháp để tránh nhiễm từ cho lõi, và lý thuyết "trốn tránh" đó như thế nào ?
              Tôi chỉ biết học theo, cứ quấn cuộn chock, là ghép lõi như vậy. Tốt nhất là giữ nguyên cả thứ tự sắp xếp các lá tôn Si trong lõi như cũ.
              Tuy nhiên nếu dòng qua cuộn dây quá lớn thì lõi sẽ bị bão hòa từ -> mất tác dụng. Do đó chất lượng lõi là rất quan trọng, đặc biệt đối với ampli công suất lớn.
              Last edited by HTTTTH; 06-03-2012, 12:49.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #82
                @ voicoi365: Dàn thiết bị quá đã.
                Bạn có cả kính hiển vi kim tương để nghiên cứu ruột của các IC nữa à ?
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #83
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  Bỏ qua chất lượng lõi, tôi nhận xét thấy chúng được ghép lõi toàn bộ E + toàn bộ I chứ không xen kẽ như biến áp thường.
                  Loại này có phải người ta hàn các lá thép lại không bác? em có 1 cái biến áp 1 bên là E và 1 bên là I. Hai bên được hàn lại với nhau, vậy dòng điện fuco ?

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
                    Loại này có phải người ta hàn các lá thép lại không bác? em có 1 cái biến áp 1 bên là E và 1 bên là I. Hai bên được hàn lại với nhau, vậy dòng điện fuco ?
                    Chấn lưu điện từ dùng cho đèn tuýp cũng thường ghép lõi kiểu này, mà giữa lõi giữa của E và lõi I lại còn có 1 khe hở (khe không khí) nữa. Tôi chưa có lý thuyết về cái này, chỉ thấy vậy thôi.
                    Còn vấn đề dòng Foucault nữa...
                    Bạn nào có tài liệu liên quan không nhỉ ???
                    Nhưng chấn lưu là chặn, còn bù nguồn của GA lại khác, do đó lõi của chúng có lõi khác nhau chăng?
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #85
                      Người ta ghép E một bên I một bên, ban đầu chỉ để cho vui thôi, kiểu như một cách ghép phe làm biếng đó mà. Hi.
                      Rồi thì, để gắn 2 phần E và I lại thì phải xài một thứ gì đó ở giữa. Lúc này, người ta hàn, hoặc dán. Mà cách nào cũng vậy, thể nào cũng để lại cái khe hở ở giữa, gọi là "air gap".
                      Ai dè đâu, chính cái air gap này lại làm cho đặc tính dẫn từ trong lõi thép thay đổi. Lõi khó bão hòa. Độ hở của gap quá lớn thì từ thông thất thoát nhiều, độ tự cảm giảm quá mức, giảm tác dụng tính cảm. Các bạn xem thử nhé:
                      Air Gap to Prevent D-C Saturation
                      Chính air gap đã làm cho từ thông chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó thôi, không đạt được đến mức làm cho lõi bão hòa
                      Mình biết sơ sơ chỉ vậy, các bạn góp ý nhé.

                      À, mà bác GA đâu mất rồi. Vào giải thích cho a e với, theo cách trừu tượng nhất, dễ hiểu nhất của bác.

                      @HTTTTH: bạn tra trên mạng, có nhiều bài hay lắm: từ khóa air gap in choke. À, mà bạn ghép theo kiểu EI rời nhau như vậy, nhớ đảm bảo cùm cứng lại thiệt cứng nhe. Không thôi, mỗi khi có dòng điện chạy qua, lõi rung lên bần bật thì xong. "Rung" trong choke, làm thay đổi chất lượng của âm thanh, nhận biết được đó. jw jw

                      Comment


                      • #86
                        E thường lấy lõi bãi để quấn BA thì thường thấy bạn nó xếp E I riêng nhau k xen kẽ,Xong lại hàn giữa EI liền vào nhau.Và trên E cũng hàn mấy điểm cho liền hẳn thành 1 khối cả I cũng vậy.Vậy tại sao lại k như 1 khối Sắt.
                        Khi Quấn xong e vẫn làm như vậy đặt EI chạm sát vào nhau k có Air gì cả rồi đem thợ hàn xì hàn cho 2 đường nó cũng vậy chạy Bt k cáo gì khác cả.
                        E cũng chưa hiểu vấn đề này
                        Phương -Hải Dương
                        Email:
                        Fb

                        Comment


                        • #87
                          Nguyên văn bởi phuongdt_hd Xem bài viết
                          E thường lấy lõi bãi để quấn BA thì thường thấy bạn nó xếp E I riêng nhau k xen kẽ,Xong lại hàn giữa EI liền vào nhau.Và trên E cũng hàn mấy điểm cho liền hẳn thành 1 khối cả I cũng vậy.Vậy tại sao lại k như 1 khối Sắt.
                          Khi Quấn xong e vẫn làm như vậy đặt EI chạm sát vào nhau k có Air gì cả rồi đem thợ hàn xì hàn cho 2 đường nó cũng vậy chạy Bt k cáo gì khác cả.
                          E cũng chưa hiểu vấn đề này
                          Người ta gọi loại bạn nói là Fe hàn, người ta kéo hàn ở mép Fe, vừa đủ để I và E dính nhau. Tất nhiên vẫn có air gap là khoảng hở rất hẹp thôi, có cái chừng độ mỏng tờ giấy can. Bạn cũng không nhất thiết phải hàn làm gì, dán keo cũng ok thôi, nhưng phải đảm bảo chắc chắn nhé. Và nhớ là khi dán keo thì lớp keo cũng là một thành phần quan trọng, nó nằm trên đường đi của từ thông mà. Mà, như mình nhớ cái định luật gì đó (hi, sry tiền nhân) tính sức từ động, đại loại như: F = H1*L1+H2*L2... thì độ lớn của sức từ động chủ yếu là do khoảng air gap quyết định, vì trong lõi thì H nhỏ hơn nhiều so với H ở air gap.
                          Còn về việc bạn không thấy việc ghép Fe làm thay đổi chỉ là do tùy trường hợp áp dụng thôi, riêng trong âm thanh thì nó quyết định nhiều lắm, nhất là ở cái cuộn choke/xuất âm output trong các ampli single end. Nghe khác liền.
                          Thân,

                          Comment


                          • #88
                            Việc chống nhiễu cho bộ nguồn của Ampli có rất nhiều vấn đề , không phải chỉ tuyệt đối ở một vấn đề nên ta không thể kỳ vọng tuyệt đối vào một một giải pháp kỹ thuật nào hết .
                            Để giải quyết vấn đề dòng DC trong cuộn chặn có một cách là người ta quấn hai cuộn lọc ( nguồn + và - ) ngược chiều nhau để từ thông trong lõi bù trừ bằng 0 . Nhiều mạch công suất tiêu thụ dòng điện ở nguồn + và - không tuyệt đối bằng nhau , nên giải pháp này của bạn GA cũng gọi là tương đối .
                            Vấn đề cực củ chuối là nhiễu công nghiệp từ bên ngoài lây vào mát trực tiếp thông qua chính ngay biến áp nguồn . Các cuộn dây trong biến áp cuốn rất sát nhau nên điện dung ký sinh giữa cuộn sơ cấp với thứ cấp , giữa sơ cấp với lõi FE sẽ khử kiểu gì ? Khi chính những cuộn đó đã được quấn sẵn rồi ? . Chỉ có cách là tháo ra quấn lại . Hoặc chẳng lẽ lại cách li cả biến áp với mát vỏ máy ? Sẽ rất khó lắp ráp . Chưa kể là từ thông của biến áp không hoàn toàn chạy theo lõi FE , Một số dòng từ dư chạy xung quanh biến áp luôn . Mặc dù rất nhỏ nhưng nó có thể tạo những điện áp cảm ứng lên các sợ dây chạy gần xung quanh biến áp . Các biến áp xịn có cuộn sơ cấp quấn thành nhiều lớp , mỗi lớp lại có một lớp cách li bằng màng kim loại mỏng ( nhôm , đồng ) trong khi biến áp hàng chợ thì quấn một phát mì ăn liền .
                            Cùng là một sơ đồ schematic nhưng chỉ sếp đặt lại mạch in ( vẽ lại mạch ) , xếp lại các khối , đi lại các dây là đã loạn tị xị ngầu lên rồi . Mặc dù sơ đồ hòan toàn đúng .
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi Amper Xem bài viết
                              Người ta ghép E một bên I một bên, ban đầu chỉ để cho vui thôi, kiểu như một cách ghép phe làm biếng đó mà. Hi.
                              Rồi thì, để gắn 2 phần E và I lại thì phải xài một thứ gì đó ở giữa. Lúc này, người ta hàn, hoặc dán. Mà cách nào cũng vậy, thể nào cũng để lại cái khe hở ở giữa, gọi là "air gap".
                              Ai dè đâu, chính cái air gap này lại làm cho đặc tính dẫn từ trong lõi thép thay đổi. Lõi khó bão hòa. Độ hở của gap quá lớn thì từ thông thất thoát nhiều, độ tự cảm giảm quá mức, giảm tác dụng tính cảm. Các bạn xem thử nhé:
                              Air Gap to Prevent D-C Saturation
                              Chính air gap đã làm cho từ thông chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó thôi, không đạt được đến mức làm cho lõi bão hòa
                              Mình biết sơ sơ chỉ vậy, các bạn góp ý nhé.

                              @HTTTTH: bạn tra trên mạng, có nhiều bài hay lắm: từ khóa air gap in choke. À, mà bạn ghép theo kiểu EI rời nhau như vậy, nhớ đảm bảo cùm cứng lại thiệt cứng nhe. Không thôi, mỗi khi có dòng điện chạy qua, lõi rung lên bần bật thì xong. "Rung" trong choke, làm thay đổi chất lượng của âm thanh, nhận biết được đó. jw jw
                              Cũng vừa tra cứu xong Air gap, thấy bổ ích, đang định chia sẻ.
                              Vấn đề cốt yếu là air gap giảm được bão hòa từ. Chẳng thế mà trong chấn lưu, nó cắt cụt khúc giữa của lõi E đi một chút.
                              Còn ghép E + I mà không gông nó lại thì nó rơi ra mất còn đâu. Dùng ngay cái gông của biến áp thôi mà.
                              Chứ hàn như phuongdt_hd thì không dám, sợ cháy cốt nhựa và biết đấu cháy cảy dây ê-may.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • #90
                                Cuộn choke chỉ là cuộn lọc cuộn cảm không phải biến thế nên không cần lực từ mạnh , khi có dòng chạy qua cuộn dây thì tạo ra 1 lực từ dòng lớn thì lực càng lớn lực này nếu không có cuộn dây tải như cuộn thứ cấp hút bớt đi thì có thể gây nhiễu tới linh kiện điện tử xung quanh vì thế cuộn choke thường lót giữa 2 phần E-I để giảm bớt lực từ hạn chế nhiễu . Trong chấn lưu vì số vòng dây lớn nếu không hạn chế bớt thì cho dù fe có ghép chặt tới đâu đi nữa thì khi vận hành nó cũng kêu o o . giữa E-I nếu có hở cũng chỉ là 1 khe trong khi nếu fe không đều không phẵng khi ghép sẽ tạo ra nhiều khe hở hơn tạo dòng f làm nóng fe . Ghép 2 khối E-I hay xen kẻ tùy theo công nghệ sản xuất chứ chất lượng cũng như nhau cả .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Green_Age Tìm hiểu thêm về Green_Age

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X