Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Relay chốt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi hongphuong98 Xem bài viết
    mạch này lý thuyết sử dụng được,nhưng thực tế không dùng được.

    -Ấn nút K lần 1 ,điện áp nạp tụ 4700mf/24volt xả qua relay kích relay ON (sẽ hư relay trong giai đoạn này)thả tay ra,relay nối tiếp điện trở 150 ohm hoạt động.
    -Ấn nút K lần 2,dòng nạp tụ 4700mf lớn,điện thế rơi trên 150 ohm nhiều ,relay không đủ điện nhả ra.Nếu vẫn ấn khóa K,tụ nạp đầy relay đóng lại.

    Muốn lần ấn thứ 2 relay off,phải thả tay ra trước khi tụ nạp đầy,mà biểu đồ nạp tụ qua điện trở 150 ohm dốc đứng .
    Kết luận mạch này không dùng được.
    Đừng nói ra thi không ai biết mình ng...!
    Điện tử Thanh Bình-Gò Vấp TP-HCM.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi bình Xem bài viết
      đừng nói ra thi không ai biết mình ng...!
      Bạn bình có biết từ dư là gì không nhỉ?đúng là đại ng....

      chạy xa luồng này kẻo chết vì những kẻ kiêu ngạo mà lại ng...
      Last edited by hongphuong98; 16-07-2012, 14:35.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi hongphuong98 Xem bài viết
        Bạn bình có biết từ dư là gì không nhỉ?đúng là đại ng....

        chạy xa luồng này kẻo chết vì những kẻ kiêu ngạo mà lại ng...
        Dân thợ đâu có trình để hiểu,bạn ấy cho rằng mất điện là relay off ngay thôi.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi hongphuong98 Xem bài viết
          mạch này lý thuyết sử dụng được,nhưng thực tế không dùng được.

          -Ấn nút K lần 1 ,điện áp nạp tụ 4700mf/24volt xả qua relay kích relay ON (sẽ hư relay trong giai đoạn này)thả tay ra,relay nối tiếp điện trở 150 ohm hoạt động.
          -Ấn nút K lần 2,dòng nạp tụ 4700mf lớn,điện thế rơi trên 150 ohm nhiều ,relay không đủ điện nhả ra.Nếu vẫn ấn khóa K,tụ nạp đầy relay đóng lại.

          Muốn lần ấn thứ 2 relay off,phải thả tay ra trước khi tụ nạp đầy,mà biểu đồ nạp tụ qua điện trở 150 ohm dốc đứng .
          Kết luận mạch này không dùng được.
          Bạn có thể giải thích tại sao khi điện áp từ tụ xả qua relay lại làm relay hỏng được không?

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
            Bạn có thể giải thích tại sao khi điện áp từ tụ xả qua relay lại làm relay hỏng được không?
            Một lần không hỏng nhưng nhiều lần thì hỏng thôi.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
              Một lần không hỏng nhưng nhiều lần thì hỏng thôi.
              Nhiều là bao nhiêu lần hả bác?

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
                Nhiều là bao nhiêu lần hả bác?
                Máy cắt tia lửa điện nguyên tắc nạp điện vào tụ,sau đó xả ra,theo bạn bao nhiêu lần thì cắt được kim loại?

                Câu hỏi của bạn lệ thuộc vào điện dung của tụ.Tụ có điện dung càng lớn,nạp 24 volt sau đó xả qua relay 12volt sẽ càng mau hư relay,đó là điều chắc chắn.Nếu tụ có diện dung 10.000mf tôi cho rằng chỉ cần vài lần là hư relay.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
                  Nhiều là bao nhiêu lần hả bác?
                  Các bác để ý, tụ nạp no thì điện áp trên tụ là 24V, trong khi rơle chỉ là 12V, tụ càng lớn thì thời gian ngâm điện quá áp của rơle càng lâu===> càng mau hỏng.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi hongphuong98 Xem bài viết
                    Bạn bình có biết từ dư là gì không nhỉ?đúng là đại ng....

                    chạy xa luồng này kẻo chết vì những kẻ kiêu ngạo mà lại ng...
                    Chú em thật sự chưa thấy được cái ngu trong bài viết của chú hử?Khiêm tốn học hỏi đi anh chỉ cho chú em thấy cái ngu của chú.
                    Last edited by bình; 17-07-2012, 00:12.
                    Điện tử Thanh Bình-Gò Vấp TP-HCM.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi bình Xem bài viết
                      Chú em thật sự chưa thấy được cái ngu trong bài viết của chú hử?Khiêm tốn học hỏi đi anh chỉ cho chú em thấy cái ngu của chú.
                      Anh thấy cái ngu của chú mầy rồi nên mới hỏi chú mầy biết từ dư là cái gì không?

                      Trình độ của chú mày làm sao phân tích được mạch khi giải quyết được vấn đề 1 sẽ vướng vấn đề 2 và ngược lại.Nói chuyện với chú mày thà anh nói chuyện với cái đầu gối.

                      Comment


                      • #26
                        em có ý kiến thế này tại sao chúng ta không dùng một mạch chốt bằng flipflop loại T , rồi điều khiển chắc là chính xác hơn và mạch thì cực kỳ đơn giản, mình nghĩ vậy thôi chứ chưa làm bao giờ cả

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi bình Xem bài viết
                          Đừng nói ra thi không ai biết mình ng...!
                          Cảnh cáo thành viên này,không biết trình độ tới đâu mà tại đây bài #72 : http://www.dientuvietnam.net/forums/...tml#post553554 chửi bới người ta ngu.Đến đây lại chửi người khác ngu.

                          Comment


                          • #28
                            Khả năng suy luận của mấy .... ( Bập bập súy nữa lại phạm úy ) kém quá .
                            Trước hết các cậu không hiểu gì về rơ le . Mỗi rơ le có một điện trở cuộn dây khác nhau . Loại rơ le JZC23 có các trị số cuộn dây như sau . 12V điện trở là 125 om . 24 vôn có điện trở là 250 ôm .
                            Tụ 4700uF nạp đầy ở 24V khi phóng vào cuộn dây 125 ôm ( rơ le 12V ) chỉ mất 0.5 giây là hết điện . Khoảng thời gian và điện áp đó hoàn toàn nằm trong mức an toàn của rơ le . Cuộn dây của rơ le không thể ... cháy ngay lập tức khi quá áp trong thời gian ngắn như vậy .
                            Khi rơ le đóng , nguồn 24V cấp qua điện trở 150 om cấp cho cuộn dây của rơ le để duy trì trạng thái đóng .
                            Điện trở cuộn dây là 125 om , nối tiếp điện trở 150 om đấu vào nguồn 24V . Hỏi điện áp hạ trên cuộn dây của rơ le ? Nếu ai không tính được thì học lại cong thức ÔM đi nhé , sau đó lên diễn đàn tranh luận .
                            Khi phím K nhả , tụ 4700uF phóng qua hai điện trở 3,3K + 3,3k xuống mát . Sau một thời gian điện áp trên tụ xuống gần 0V .
                            Khi đó tiếp tục nhấn khím K . Điện áp nạp vào tụ làm cho điện áp cấp cho cuộn dây giảm xuống dưới 2V . Tiếp điểm của rơ le nhả . Đường nguồn cấp qua trở 3,3K nạp cho tụ và cũng là cấp cho cuộn dây .
                            Khi đó trở kháng cuộn dây bằng 125 ôm . Trở cấp nguôn là 3,3K . Vậy điện áp cấp cho cuộn dây khi đó là bao nhiêu vôn ? Nếu không tính được thì lại về học lại định luật ÔM . Nhẩm một cái nhé 3,3K so với 125 ôm thì điện áp cuộn dây nhỏ hơn một phần hai mươi , tức là khoảng 1 tới 2 vôn .
                            Điện áp này không hút được tiếp điểm của rơ le

                            Cái sai của các cậu là không xét đến trở kháng cuộn dây của rơ le .
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                              Khi phím K nhả , tụ 4700uF phóng qua hai điện trở 3,3K + 3,3k xuống mát . Sau một thời gian điện áp trên tụ xuống gần 0V .
                              Khi đó tiếp tục nhấn khím K .
                              Em có đo được trở kháng cuộn dây rơle là ~ 100 ôm rồi, nhưng chưa tính được cụ thể khoảng thời gian sau lần ấn nút thứ nhất bao lâu thì mới được ấn tiếp lần thứ 2 để rơle nhả. Nếu để xả về 0V thì mất ~34s, nhưng thực tế chỉ cần xả về 1 giá trị nào đó đủ để lúc nạp qua trở 150 ôm , điện áp trên 2 đầu cuộn dây bị kéo xuống dưới mức hút để duy trì tiếp điểm rơle là được. Nói chung với mạch này thì khoảng thời gian giữa các lần ấn nút để đóng/mở rơle là có giới hạn.

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                                Khả năng suy luận của mấy .... ( Bập bập súy nữa lại phạm úy ) kém quá .
                                Trước hết các cậu không hiểu gì về rơ le . Mỗi rơ le có một điện trở cuộn dây khác nhau . Loại rơ le JZC23 có các trị số cuộn dây như sau . 12V điện trở là 125 om . 24 vôn có điện trở là 250 ôm .
                                Tụ 4700uF nạp đầy ở 24V khi phóng vào cuộn dây 125 ôm ( rơ le 12V ) chỉ mất 0.5 giây là hết điện . Khoảng thời gian và điện áp đó hoàn toàn nằm trong mức an toàn của rơ le . Cuộn dây của rơ le không thể ... cháy ngay lập tức khi quá áp trong thời gian ngắn như vậy .
                                Khi rơ le đóng , nguồn 24V cấp qua điện trở 150 om cấp cho cuộn dây của rơ le để duy trì trạng thái đóng .
                                Điện trở cuộn dây là 125 om , nối tiếp điện trở 150 om đấu vào nguồn 24V . Hỏi điện áp hạ trên cuộn dây của rơ le ? Nếu ai không tính được thì học lại cong thức ÔM đi nhé , sau đó lên diễn đàn tranh luận .
                                Khi phím K nhả , tụ 4700uF phóng qua hai điện trở 3,3K + 3,3k xuống mát . Sau một thời gian điện áp trên tụ xuống gần 0V .
                                Khi đó tiếp tục nhấn khím K . Điện áp nạp vào tụ làm cho điện áp cấp cho cuộn dây giảm xuống dưới 2V . Tiếp điểm của rơ le nhả .Đường nguồn cấp qua trở 3,3K nạp cho tụ và cũng là cấp cho cuộn dây .
                                Khi đó trở kháng cuộn dây bằng 125 ôm . Trở cấp nguôn là 3,3K . Vậy điện áp cấp cho cuộn dây khi đó là bao nhiêu vôn ? Nếu không tính được thì lại về học lại định luật ÔM . Nhẩm một cái nhé 3,3K so với 125 ôm thì điện áp cuộn dây nhỏ hơn một phần hai mươi , tức là khoảng 1 tới 2 vôn .
                                Điện áp này không hút được tiếp điểm của rơ le

                                Cái sai của các cậu là không xét đến trở kháng cuộn dây của rơ le .
                                Có 3 điều LẠ (không dám nói sai,phạm úy ) ở đây:
                                1-Cái dòng tô đỏ trên:mod tính dòng qua relay 12volt và dòng qua relay 24 volt đi,nếu chênh lệch nhau nhiều quá sẽ đứt dây coil ngay tức khắc (đứt chứ không phải cháy đâu nhé,cháy cần có thời gian),nếu ít cũng tổn hao tuổi thọ relay rất nhiều,bây giờ không đứt sẽ đứt lúc khác.Bác lấy tài liệu ở đâu cho em xem dùng relay như thế là an toàn?

                                2-Cái dòng tô đỏ thứ 2: Thưa với bác dù relay người ta đã chọn loại sắt ít nhiễm từ tính,nhưng không có nghĩa là sau khi cắt nguồn relay off ngay tức khắc,từ dư sẽ yếu dần đến khi không thắng được lực kéo của lò so mới off.lúc này tụ vẫn được nạp qua trở 150 ohm.Mời bác tính thử thời hằng nạp điện cho cái tụ 4700mf qua diện trở 150 ohm,bác cần nhớ chỉ cần nạp đến 12 volt không cần 24 volt là relay đã đủ lực On rồi.
                                Với thiết kế này bác sẽ loay hoay tính giá trị tụ sao cho khỏi vướng mục 1 thì lại vướng mục 2,không tìm được giá trị thích hợp.

                                3-Cái dòng tô đỏ thứ 3: Relay Dc làm gì có trở kháng,chỉ có điện trở coil mà thôi.

                                Em không dám nói nữa,cái thằng binh đã chửi em ngu rồi,sẽ có vài thằng nữa chuẩn bị chửi em đây.(Em đã có kinh nghiệm qua bài Hàn gì đó)
                                Chào bác,em chuồn trước cho lành.
                                Last edited by hongphuong98; 17-07-2012, 17:34.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X