Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thảo luận về hdd và phương pháp sửa

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thảo luận về hdd và phương pháp sửa

    chào tất cả anh em trong diễn đàn . Mình sửa hdd đã lâu và cũng rất hay tham gia diễn đàn về sủa main nhưng mình thấy chưa có diễn đàn nào về sửa hdd mình lập topic này hy vọng la nơi anh em trao đổi thảo luạn về cách sủa hdd
    chuyên cung cấp pc3000 bộ kit chuyen dung cho dân cửa hdd
    nich yahoo : maytinh_hong@yahoo.com

  • #2
    Nguyên văn bởi pc3k Xem bài viết
    chào tất cả anh em trong diễn đàn . Mình sửa hdd đã lâu và cũng rất hay tham gia diễn đàn về sủa main nhưng mình thấy chưa có diễn đàn nào về sửa hdd mình lập topic này hy vọng la nơi anh em trao đổi thảo luạn về cách sủa hdd
    chuyên cung cấp pc3000 bộ kit chuyen dung cho dân cửa hdd
    nich yahoo : maytinh_hong@yahoo.com
    cho mình hỏi , ổ cứng đầu đọc kêu lọc cọc có sửa được không?.
    bạn giới thiệu sơ lược về bộ KIT PC3000 đi.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi ntcisa Xem bài viết
      cho mình hỏi , ổ cứng đầu đọc kêu lọc cọc có sửa được không?.
      bạn giới thiệu sơ lược về bộ KIT PC3000 đi.
      thực ra vấn đề hdd kêu lọc cọc co nhiều nguyên nhân gây ra
      viduj đời quantum sam sung hdd chay lau hay keu go la bình thường
      nếu là mã tỏ dầy cung hay gõ nhung van đề dặt ra là hdd go nhung chạy bình thường hay la k nhận hdd ?
      còn về bộ kit pc3k no gom 1 card pci va phầnn mềm kèm theo để có thể can thiêp sâu vào hdd có thể sủa được những bệnh k nhan hdd hay mọi người gọi la chết cơ , sua bad triet để , đưa hdd ve nguyên bản như nhà sản xuất
      nếu ban quan tam chi tiet hơn hay lien hề với minh theo nich : maytinh_hong@YAHOO.COM

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi pc3k Xem bài viết
        thực ra vấn đề hdd kêu lọc cọc co nhiều nguyên nhân gây ra
        viduj đời quantum sam sung hdd chay lau hay keu go la bình thường
        nếu là mã tỏ dầy cung hay gõ nhung van đề dặt ra là hdd go nhung chạy bình thường hay la k nhận hdd ?
        còn về bộ kit pc3k no gom 1 card pci va phầnn mềm kèm theo để có thể can thiêp sâu vào hdd có thể sủa được những bệnh k nhan hdd hay mọi người gọi la chết cơ , sua bad triet để , đưa hdd ve nguyên bản như nhà sản xuất
        nếu ban quan tam chi tiet hơn hay lien hề với minh theo nich : maytinh_hong@YAHOO.COM
        ổ cứng kêu 2,3 cái khi khởi động , không nhận đĩa rồi ổ cứng đứng luôn không quay nữa.
        Như vậy có sửa được không, sử dụng card PC3000 xác suất sửa được là bao nhiêu?

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi ntcisa Xem bài viết
          ổ cứng kêu 2,3 cái khi khởi động , không nhận đĩa rồi ổ cứng đứng luôn không quay nữa.
          Như vậy có sửa được không, sử dụng card PC3000 xác suất sửa được là bao nhiêu?
          neu hdd bi nhu ban noi chắc hdd của bạn la hdd samsung . hdd sam sung khi loi mach hoac thay mach rất hay bị benh nay moi nguoi thuong noi la chết cơ hết sửa nhung k hẳn thế khi thya mach ban phai thay 1 số thứ từ mạch cũ sang hoặc là neu có pc3k nạp lại ban à
          Còn vấn đề pc3k sua hdd dược khoảng bao nhiu % day la câu hoi rất khó trả lời tùy thuộc vào chất lượng hdd của bạn đem sửa neu ma quăng quật thì khó ( ngia là rơi va cham..) và diều thứ hai là do trình độ của người sửa nữa bạn à . còn pc3k dược cả thế giớ ưa chuộng 1 thiaats bi chuyen dùng để sửa hdd và cứu dữ liệu

          Comment


          • #6
            trong mấy ngay minh dược rất nhiều bạn hỏi nếu hdd chết cơ liệu pc3k có sửa đươc k minh xin giới thiệu thêm về hdd thực chất cái gọi là hỏng cơ như mọi người thường nghĩ do la lỗi sa (đối vơi hdd maxtor) nơi quản lý tất cả hdd . từ lưu thêm bad vào hdd cho dến hdd không nhan .nói đon gian case muốn chạy phải có phan mèm sử dụng hdd muon doc phải co noi quản ly no nếu không đầu từ lam sao dọc duoc dữ liệu . tham khao nhe

            như chúng ta thường thấy, ổ đĩa cứng(HDD-HardDisk Drive) gồm có hai phần: phần cơ(như mọi người thường gọi) và phần bảng mạch điều khiển(PCB-Printed Control Board). Phần cơ thường gồm có khung thép chứa đựng các đĩa(platter) để lưu trữ thông tin, motor quay đĩa, hệ thống đầu đọc, hệ thống dịch chuyển và điều khiển dịch chuyển đầu đọc, các lỗ(hole) dùng để can thiệp đến đầu đọc, cơ đầu đọc và thông với bên ngoài, bộ phận lọc bụi…Phần PCB thường gồm có các linh kiện chủ yếu như chip điều khiển chính, ROM, RAM, chip điều khiển nguồn, IC công suất nguồn, cổng giao tiếp data và nguồn…Bên cạnh các cấu thành phần cứng đó là một phần cực kỳ quan trọng đối với HDD mà ít người biết tới, đó là firmware(micro-code). Nếu có thể gọi phần cơ và mạch điện tử, cái mà ta nhìn thấy và chạm vào được, là phần “xác” thì firmware chính là phần
            “hồn”. Bạn đọc có thể tìm thấy trên mạng cũng như trên giá của các nhà sách rất nhiều thông tin về ổ cứng như cấu trúc sector, liên cung, MBR, boot sector, FAT32, NTFS…Người viết chỉ xin nêu ra ở đây những điều mà bạn đọc khó có thể tìm thấy trên Internet hay trong các nhà sách vì khuôn khổ của bài viết, mong bạn đọc thông cảm.


            Một số người dùng máy tính, trong đó có cả kỹ thuật viên phần cứng của các công ty tin học, thường hay lầm tưởng khái niệm “chết cơ” của ổ đĩa cứng, họ cho là ổ đĩa cứng đó chỉ có thể vứt đi mà thôi. Họ gọi là chết cơ khi ổ không thể detect, detect sai dung lượng(ổ 40Gb thành 20Gb hoặc 80Gb…), detect sai tên, hệ thống nhận được nhưng chỉ chạy một lúc rồi motor ngừng quay, không thể Format hay Fdisk, không thể chạy được các phần mềm tiện ích cấp thấp…Trên thực tế, các lỗi đó đều có thể có khả năng sửa để chạy bình thường như cũ hoặc có thể cứu lại được dữ liệu cũ đang còn trên đó. Với chủ quan của người viết thì, HDD có khả năng không thể sửa để dùng lại khi nó bị tháo vỏ khung thép của phần cơ trong môi trường bình thường (vì sẽ có bụi bẩn và nó sẽ làm hỏng HDD), tháo rời các bộ phận đầu đọc và platter, làm bẩn và xước phần bề mặt platter và đầu đọc; HDD thực sự không thể cứu lại được data khi platter của nó bị cắt ra nhiều mảnh hoặc bị nghiền vụn, bề mặt platter bị đá mài hoặc vật cứng cày xới tróc hết lớp từ tính phủ trên bề mặt…Đến đây, chắc sẽ có bạn đọc đặt ra câu hỏi: Có cách nào-phương tiện nào có thể sửa chữa HDD và cứu lại data? Câu trả lời là có nhưng trước hết, hãy cùng nhau tìm hiểu cấu trúc HDD-SA ở phần tiếp theo đây.

            2. Khám phá cấu trúc firmware của ổ đĩa cứng nhãn hiệu Maxtor:
            2.1 Driver firmware: Thiết bị ổ cứng Maxtor (Maxtor drive) thường nạp firmware lên RAM khi chạy và nó được nạp từ ba nguồn: Nguồn thứ nhất gọi là internal boot ROM, nằm bên trong chip xử lý chính của PCB; Nguồn thứ hai là external ROM(Flash ROM), phần này có thể có hoặc không tùy theo nhà sản xuất thiết kế; Và nguồn thứ ba rất quan trọng, nằm trên platter có tên gọi là SA-Service Area (driver’s SA). Chúng ta đều biết, HDD ngày nay được quản lý sử dụng theo LBA(Logical Block Addressing), tất cả mọi tác vụ đọc-ghi lên đó yêu cầu các tập lệnh nằm trên PCB và tham chiếu đến mã xác định-sửa lỗi đúng-sai, lưu trên vùng SA. PCB firmware thường được lưu ở hai vị trí: một là phần có tên gọi là internal ROM nằm trong chíp điều khiển chính của PCB; hai là external ROM (paralell or serial Flash ROM)- chip ROM nằm trên PCB. Phần internal ROM thường không thể sửa chữa được, chỉ có thể thay chip xử lý mới. Thông tin nằm trên external ROM luôn được đọc trước tiên, nếu nó có lỗi phần ROM nằm trong chip xử lý sẽ được khởi động, nếu phần này cũng bị lỗi, hệ thống sẽ nhận sai HDD bởi phần lỗi này. Ví dụ: HDD model là Calipso, nếu thông tin trong ROM bị lỗi, hệ thống sẽ nhận nó là N40P.
            Hãng Maxtor thiết kế khu vực SA, trong các sản phẩm HDD họ, nằm trên một vùng đĩa đặc biệt gọi là UBA(Util Block Addressing-gần giống như LBA). SA thường cư ngụ ở hai nơi: vùng ngoài cùng của platter-đối với các HDD chỉ dùng 01 platter và 01 head; vùng trong cùng của platter (gần sát parking zone)-đối với các HDD dùng từ 02 platter và 02 heads trở lên. Vì sự khác biệt trong sự quản lý địa chỉ logical address, không theo sự quản lý của phần LBA, nên SA không thể truy cập bởi hệ thống mainboard thông thường, vốn thường truy cập HDD theo LBA.
            Khám phá HDD kỳ 2 ( tt)
            Cũng giống như một số HDD của các hãng khác, Maxtor HDD chỉ cần cần nạp và chạy một số modules trong quá trình khởi động, các modules đó rất quan trọng, nếu chúng bị lỗi thì HDD sẽ hoạt động sai ngay trong quá trình POST của PC. Ví dụ về lỗi thường gặp: như trong bài trước đã đề cập, hệ thống detect sai tên ổ thành N40P, Ares64…thay vì 6E040L0, 2F040L0…là do lỗi trong phần external ROM hoặc internal ROM; HDD nếu không đọc được module chưa thông tin về đầu đọc của nó(heads map) thì sẽ phát tiếng kêu lọc cọc liên tục sau khi được cấp điện; nếu module chưa đựng thông tin kích hoạt motor HDD bị lỗi thì sẽ có hiện tượng motor có quay một lúc sau khi được cấp điện rồi dừng lại, không hoạt động tiếp. Các modules điều khiển motor cần được nạp và thực thi khi khởi động là 38h,39h, 4Fh…Vậy các lỗi như sau khi chạy được qua phần POST của PCổ cứng không thể Fdisk hay Format được, hoặc chạy một lúc rồi ổ bỗng nhiên kêu lọc cọc hay ổ vẫn thấy dữ liệu nhưng không thể xoa đi hay ghi thêm vào được…đó là do đâu, vì sao? Đi vào phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau làm sáng tỏ các câu hỏi này.
            *SA modules:
            Modules map của Maxtor drive không chứa đựng tên của modules cho dù một số vẫn thực sự không có tên. Vậy thông tin về modules chứa đựng trong map như thế nào? Tên của modules nằm trong phần đầu của mỗi module vì thế, không thể có được tên module nếu không đọc được nó và thông tin về chúng trong map là các con số đánh dấu vị trí của chúng trong vùng SA, từ đó có thể nhận biết được công dụng của từng module. Cũng chính vì lý do này nên nếu thông tin ở vùng này bị thiếu một phần hay hỏng toàn bộ thì dù cho có vẫn còn tốt đi chăng nữa, các module cũng không thể đọc được một số hoặc tất cả. Đến đây nảy ra câu hỏi là tại sao hãng sản xuất làm phức tạp như thế nhỉ? Như chúng ta đều biết, quá trình sử dụng đòi hỏi tốc độ đọc ghi của ổ cứng ngày càng phải nhanh hơn trong khi có rất nhiều thông tin cần đọc và xử lý liên tục trong quá trình sử dụng ổ: quá trình detect, điều khiển dịch chuyển đầu đọc(head), điều khiển đọc ghi, nhận biết các sector lỗi…Nhà sản xuất đã chọn giải pháp là rút gọn thông tin đến mức không thể rút gọn hơn nữa. Và sự rút gọn này đã khiến HDD có danh mục rất dài những lỗi như: đang chạy hệ điều hành bỗng nhiên ổ cứng phát ra tiếng “lạch cạch” rồi dừng lại không hoạt động nữa (nhưng nếu tắt đi bật lại hoặc tắt máy để một quãng thời gian nào đó rồi bật thì lại chạy); Windows vẫn nhận được ổ, vẫn nhìn thấy các phân vùng nhưng tên files hay folders bị biến dạng thành các ký tự loằng ngoằng không thể truy cập được, hoặc biến mất như chưa từng tồn tại…Đây chính là sự phiền toái cho những người làm công tác quản trị hệ thống máy PC, các hệ thống máy tính tự động hóa hay Server của các cơ quan, doanh nghiệp. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước người lãnh đạo của doanh nghiệp về sự cố không thể kháng cự này. Nếu đó chỉ là ổ cứng chứa đựng các thông tin ít quan trọng thì còn đỡ nhưng nếu đó là dữ liệu kế toán, các thông tin về các hợp đồng đã ký hay các phần mềm điều khiển tự động hóa…mức độ thiệt hại có khi là vài ngàn hoặc vài chục ngàn USD trở lên. Tuy nhiên, các lỗi này vẫn có thể khắc phục được nếu chúng ta có sự giúp đỡ của các chuyên gia và đặc biệt là của thiết bị chuyên dụng.
            Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết một số modules cần thiết khi khởi động HDD:
            Vị trí modules (in hex)
            Chức năng modules
            37
            U_LIST-service area translator
            1F
            DISK-drive ID
            78
            RZTBL-zone table (translator component)

            18
            AT_PDL (P-List, translator component)
            21
            RCT-adaptive information of data zone on disk surface
            1E
            SRV-calibration adaptive data
            1A
            SECU-security system module (ATA password)
            1B
            AT_POL (G List) – growing table of defects
            5E
            EVTLG_00 – connected with GList
            A7
            AT_POL – Glist copy
            39
            ROM_SA (ROM copy)
            97
            ROM_ST (ROM copy)
            33
            HLUTL & HUSR – defect list
            46
            OPTI- self testing setting

            Module 37-ULIST rất quan trọng đối với drive vì nó cung cấp thông tin về địa chỉ truy cập vùng SA. Drive sẽ kiểm tra nó trước tiên và căn cứ vào nó để nhận biết tình trạng tốt-xấu, đọc được-không đọc được của HDD. Nó có thể được lưu trữ tới 8 nơi trên vùng SA nhưng chỉ có 2 trong số chúng được đánh dấu trong modules table, các bản copy khác sẽ được đánh dấu trong các modules khác. Module 37 lưu trữ thông tin về cấu trúc của từng đầu đọc, cấu trúc đó bao gồm thông tin cụ thể về vị trí số của đầu đọc trong hệ thống và bảng chứa đựng các vị trí defect (bad physical) trong miền mà đầu đọc đó quản lý. Nó đồng thời cũng chứa đựng cả thông tin về dung lượng được sử dụng của module Plist (nơi lưu trữ các địa chỉ bad sector trên ổ từ lúc xuất xưởng). Vậy nên nếu module 37 lỗi một phần hay toàn bộ, HDD sẽ có các hiện tượng như vẫn thấy motor quay êm nhưng ổ không detect được; ổ chạy một lúc rồi kêu lọc cọc; ổ có nhận nhưng có nhiều bad sector và không thể sửa chúng bằng các tiện ích của Windows hay của các hãng khác; đôi khi nó cũng gây ra lỗi ổ vẫn detect, vẫn nhìn thấy data còn trên đó nhưng không thể Fdisk hay Format, thậm chí ngay cả xóa cũng không được…
            Bên cạnh module 37 là module 18-AT_PDL (PList), cũng rất quan trọng. Nó chứa đựng thông tin về các bad sector ngay từ khi xuất xưởng và trong quá trình sử dụng. Lỗi ở vùng này sẽ gây ra các biểu hiện như có bad mà không chương trình nào sửa nổi, các dữ liệu chứa trên ổ biến mất trong giây lát, thay vào đó là các ký tự loằng ngoằng không thể đọc được hoặc ổ bị mất phân vùng hoặc hệ thống treo cứng, không thể khởi động sau đó hiện ra thông báo kiểu như: “Fixdisk 0 erro, replace and insert bootdisk. Press anykey when ready”…
            tổng hợp từ nhiu nguồn

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi pc3k Xem bài viết
              thực ra vấn đề hdd kêu lọc cọc co nhiều nguyên nhân gây ra
              viduj đời quantum sam sung hdd chay lau hay keu go la bình thường
              nếu là mã tỏ dầy cung hay gõ nhung van đề dặt ra là hdd go nhung chạy bình thường hay la k nhận hdd ?
              còn về bộ kit pc3k no gom 1 card pci va phầnn mềm kèm theo để có thể can thiêp sâu vào hdd có thể sủa được những bệnh k nhan hdd hay mọi người gọi la chết cơ , sua bad triet để , đưa hdd ve nguyên bản như nhà sản xuất
              nếu ban quan tam chi tiet hơn hay lien hề với minh theo nich : maytinh_hong@YAHOO.COM
              mình cũng thích nghyên cứu về vấn đề này bạn cho số tl mình sẽ liên lạc sau

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi vanlinhcp Xem bài viết
                mình cũng thích nghyên cứu về vấn đề này bạn cho số tl mình sẽ liên lạc sau
                minh khong hiểu tl là gì nhỉ
                anh em nao co vấn đề khó khăn ve hdd cứ pót lên cùng thảo luận

                Comment


                • #9
                  Tôi có HDD sata 80gb hiệu fujitsu đang sử dụng bình thường, khi nâng cấp laptop thì tháo ra cất, sau một thời gian đem ra xài lại thì hdd vẫn nhận bình thường nhưng dung lượng chỉ còn 1MB. Mong các bác chỉ giáo!

                  Comment


                  • #10
                    chào bác Pc3K.em cũng rất thích nghiên cứu về phần cứng máy tính lắm.mong bác và các thành viên trong diễn đàn giúp đỡ.thấy các bác thảo luận hăng hái quá,nói về ổ đĩa CD các bác cho e hỏi câu này nhé.
                    em muốn làm 1 cái đầu đĩa từ cái ổ CD thì làm như thế nào ạ?em thấy phía sau có mấy cổng là để cắm dây nguồn và cắm vào main em ko biết làm thế nào để dùng được nó mhư dùng đầu đĩa cả

                    Comment


                    • #11
                      Để hiểu rõ thêm về firmware của ổ cứng, các bạn truy cập đọc thông tin tại địa chỉ: http://www.hddlabvn.com/new/content/view/9/32/
                      Chuyên cứu dữ liệu trên mọi phương tiện lưu trữ!
                      Địa chỉ: số 4 ngõ Hồ Dài, phố Khâm Thiên
                      Tel: (04)35160130-0903237814;

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi luongcdt Xem bài viết
                        chào bác Pc3K.em cũng rất thích nghiên cứu về phần cứng máy tính lắm.mong bác và các thành viên trong diễn đàn giúp đỡ.thấy các bác thảo luận hăng hái quá,nói về ổ đĩa CD các bác cho e hỏi câu này nhé.
                        cái này là HDD bác ạ .Không phải cd như bác nghĩ.còn CD thì coi xem CD của bác có nút chỉnh vokume không? nếu có thì ok vì đã có tín hiệu sẵn rồi .còn không phải chế .mà chế thì hơi khó...

                        Comment


                        • #13
                          Tôi rất muốn biết giá của bộ pc3k này, chắc là bộ này dùng được cho cả hdd dành cho laptop.Bác Pc3k up số điện thoại lên để anh em nào quan tâm còn liên lạc nhé.
                          Cảm ơn vì đã chia sẻ cùng mọi người.

                          Comment


                          • #14
                            HDD oi là HDD
                            1M byes = 3mVND
                            với data là theo Kb
                            1 thị trường bỏ ngỏ tại VN nhưng có ai bít rằng hiện nay VN chưa có 1 nơi nào chuyên về HDD nếu không bị rớt đầu đọc,
                            1 phần nguyên nhân do cứu DATA cũng ít vì với các công cụ recovery cũng như backup hệ thống hiện nay khá nhiều và khá chất lượng nên hầu như việc mất dữ liệu rất hiếm (đã là 1 công ty hay 1 tập đoàn thì vấn đề đó còn được chú trọng hơn)
                            có dịp mình sẽ bàn về main HDD (vì chỉ sữa được cái này còn về đầu đọc bó tay)

                            Comment


                            • #15
                              Một topic rất hay, mình đang cần tư vấn về HDD.
                              Mình đang dùng máy Tabletpc IBM X41 vấn đề là HDD của mình cứ thỉnh thoảng kêu tiéng cạch nhất là khi coppy hay xóa dữ liệu. Mỗi khi nghe tiếng "cách" một cái là máy bị treo khoảng 2s xong lại chạy bình thường. Cái bệnh này mình có thể tự sửa được không và lỗi của nó là gì cách sửa có đơn giản không? máy của mình bị cách đây cũng khoảng 1 tháng rồi và mình cảm thấy chạy rất chậm ko như trước nữa Test HDD thì ko có lỗi BAD Sector nhưng rất nhiều lỗi như khoảng hơn 300 lỗi >500, hơn 500 lỗi <500, hơn 3000 lỗi <150....
                              HDD của mình là loại này: IBM ThinkPad 40GB - 4200 rpm - 1.8" Mini
                              Pro nào giúp với máy chạy chậm quá mình muốn vứt HDD đi nhưng tìmtreen mạng thì hiếm nên đành mò mẫm xem có thể tự sủa dc ko hay phải mang ra thợ. mà mang ra thơ thì chỗ nào đảm bảo nhất chỉ cho tui với
                              HELP ?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              pc3k Tìm hiểu thêm về pc3k

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X