Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến ổ CDROM thành ổ DVDROM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Biến ổ CDROM thành ổ DVDROM

    Có 2 loại ổ CD-ROM có thể chỉnh sửa được là :
    - Loại có tốc độ từ 24x đến 40x
    - Loại có tốc độ 40x hoặc cao hơn

    Loại có tốc độ dưới 24x thì quá chậm (đã quá cũ) để có thể chỉnh sửa

    Đối với loại ổ CD-ROM có tốc độ từ 24x đến 40x

    Chỉnh sửa mắt đọc Laser
    Mắt đọc đĩa CD sử dụng bước sóng 1.6 microns và khoảng cách tối thiểu chiếu sóng của đĩa CD là 0.843mm. Còn đối với đĩa DVD là sử dụng bước song 0.8 microns và khoảng cách tối thiểu chiếu sóng là 0.293mm.

    Do đó chúng ta cần điều chỉnh mắt Laser để có thể đọc đĩa với bước sóng nhỏ hơn và khoảng cách ngắn hơn. Mở ổ CD-ROM ra, bạn sẽ thấy một ống kính nhỏ ở trên một khay có thể di chuyển - đó chính là mắt Laser. Ở mắt đọc Laser có một cái chân và bạn có thể điều chỉnh nó.

    Ở cái chân vít này, bạn có thể điều chỉnh kích thước của tia Laser chiếu lên đĩa. Như đã nói ở trên, sau khi điều chỉnh, các tia Laser chiếu với bước sóng ngắn hơn 0.293mm, để phù hợp với đĩa DVD. Vì vậy cần thử 2 - 3 lần. Ta nhận được các con số này thông qua thử nghiệm và thông báo lỗi nhận được. Đánh dấu bằng bút chì, tron trường hợp bạn quên bao nhiêu lần bạn điều chỉnh.

    Điều chỉnh tốc độ đọc
    Ổ DVD-ROM có thể chạy đĩa DVD tốt ở tốc độ 4x . Nếu bạn chỉnh sửa một ổ CD-ROM 32x, thì tốc độ ở đây là quá cao, nhiệt độ sẽ tăng, và làm giảm tuổi thọ của ổ đĩa. Vì vậy cần làm giảm tốc độ của ổ đĩa đi.
    Mọi người đều biết bộ nguồn có thể cung cấp nguồn điện 5V (dây màu đỏ) và 12V (dây màu vàng) cho các thiết bị. Hãy tìm dây nguồn cung cấp điện cho ổ CD-ROM, hãy cắt dây màu vàng và dán bằng băng keo, giờ chỉ còn đường 5V cung cấp chô ổ CD-ROM. Tốc độ của ổ CD-ROM bây giờ sẽ là 32 * 5/17 = 9.41x.

    Đối với ổ CD-ROM tốc độ 40x hoặc cao hơn.

    Khi ổ CD-ROM tốc độ 40x được đưa ra thị trường thì hầu như các nhà sản xuất cũng đã sản xuất được ổ DVD. Để giảm chi phí, họ sử dụng một cách là dùng các ổ DVD đã tắt chức năng đọc đĩa DVD. Điều chúng ta cần làm là kích hoạt lại chức năng đọc DVD của ổ đĩa.
    Mở ổ CD-ROM, phía sau bản mạch điện tử tìm một Jumper có ghi DVD Jumper. Lấy một cái giắc Jumper để cắm vào đó. Hoặc dùng một dây kim loại mỏng để nối cũng được

    Bây giờ thì chức năng đọc DVD đã được mở, nhưng bạn vẫn cần điều chỉnh để giảm tốc độ đọc của ổ xuống. Làm theo hướng dẫn như trên để giảm tốc độ đọc của ổ CD-ROM

    http://www.mediafire.com/?2ldnjycdmwg
    |

  • #2
    Ko biết có đc ko!
    Để mai mổ cái ổ CD ra xem sao.
    Cám ơn lekhanhhung

    Comment


    • #3
      bạn có hình không ( chỉnh tia laser ở đâu ) bạn up cái ảnh lên dùm

      Comment


      • #4
        cái này mình thấy nhiều nơi đề cập rồi nhưng vấn đề là chỉnh tia laser ở đây bạn up cái hình lên nhé

        Comment


        • #5
          cho mình mấy cái hinh để bắt chước làm theo với!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi lekhanhhung Xem bài viết
            Có 2 loại ổ CD-ROM có thể chỉnh sửa được là :
            - Loại có tốc độ từ 24x đến 40x
            - Loại có tốc độ 40x hoặc cao hơn

            Loại có tốc độ dưới 24x thì quá chậm (đã quá cũ) để có thể chỉnh sửa

            Đối với loại ổ CD-ROM có tốc độ từ 24x đến 40x

            Chỉnh sửa mắt đọc Laser
            Mắt đọc đĩa CD sử dụng bước sóng 1.6 microns và khoảng cách tối thiểu chiếu sóng của đĩa CD là 0.843mm. Còn đối với đĩa DVD là sử dụng bước song 0.8 microns và khoảng cách tối thiểu chiếu sóng là 0.293mm.

            Do đó chúng ta cần điều chỉnh mắt Laser để có thể đọc đĩa với bước sóng nhỏ hơn và khoảng cách ngắn hơn. Mở ổ CD-ROM ra, bạn sẽ thấy một ống kính nhỏ ở trên một khay có thể di chuyển - đó chính là mắt Laser. Ở mắt đọc Laser có một cái chân và bạn có thể điều chỉnh nó.

            Ở cái chân vít này, bạn có thể điều chỉnh kích thước của tia Laser chiếu lên đĩa. Như đã nói ở trên, sau khi điều chỉnh, các tia Laser chiếu với bước sóng ngắn hơn 0.293mm, để phù hợp với đĩa DVD. Vì vậy cần thử 2 - 3 lần. Ta nhận được các con số này thông qua thử nghiệm và thông báo lỗi nhận được. Đánh dấu bằng bút chì, tron trường hợp bạn quên bao nhiêu lần bạn điều chỉnh.

            Điều chỉnh tốc độ đọc
            Ổ DVD-ROM có thể chạy đĩa DVD tốt ở tốc độ 4x . Nếu bạn chỉnh sửa một ổ CD-ROM 32x, thì tốc độ ở đây là quá cao, nhiệt độ sẽ tăng, và làm giảm tuổi thọ của ổ đĩa. Vì vậy cần làm giảm tốc độ của ổ đĩa đi.
            Mọi người đều biết bộ nguồn có thể cung cấp nguồn điện 5V (dây màu đỏ) và 12V (dây màu vàng) cho các thiết bị. Hãy tìm dây nguồn cung cấp điện cho ổ CD-ROM, hãy cắt dây màu vàng và dán bằng băng keo, giờ chỉ còn đường 5V cung cấp chô ổ CD-ROM. Tốc độ của ổ CD-ROM bây giờ sẽ là 32 * 5/17 = 9.41x.

            Đối với ổ CD-ROM tốc độ 40x hoặc cao hơn.

            Khi ổ CD-ROM tốc độ 40x được đưa ra thị trường thì hầu như các nhà sản xuất cũng đã sản xuất được ổ DVD. Để giảm chi phí, họ sử dụng một cách là dùng các ổ DVD đã tắt chức năng đọc đĩa DVD. Điều chúng ta cần làm là kích hoạt lại chức năng đọc DVD của ổ đĩa.
            Mở ổ CD-ROM, phía sau bản mạch điện tử tìm một Jumper có ghi DVD Jumper. Lấy một cái giắc Jumper để cắm vào đó. Hoặc dùng một dây kim loại mỏng để nối cũng được

            Bây giờ thì chức năng đọc DVD đã được mở, nhưng bạn vẫn cần điều chỉnh để giảm tốc độ đọc của ổ xuống. Làm theo hướng dẫn như trên để giảm tốc độ đọc của ổ CD-ROM

            http://www.mediafire.com/?2ldnjycdmwg
            Bậy bạ, phi kỹ thuật, dã man...

            Tôi không hiểu bạn lekhanhhung đã thành công lần nào chưa mà nói chắc vậy? Hay bạn cóp nhặt trên net rồi về phổ biến vô tội vạ làm khổ anh em?

            Thứ nhất, xin nói về mắt laser:

            Nó không phải là cái "ống kính trên khay di chuyển" đâu ạ! Cái đó người ta gọi là lăng kính hội tụ. Cái lăng kính này có cấu tạo như cái "kính lúp", cuộn dây di chuyển lăng kính đó theo chiều lên xuống (gần/xa bề mặt đĩa) gọi là cuộn focus (hội tụ), cuộn chuyển lăng kính xa/gần tâm đĩa gọi là cuộn tracking.

            Cái bộ lăng kính này, đối với thợ là tuyệt đối không nên đụng chạm, trừ phi bất khả kháng do va chạm hoặc rung xóc khiến nó bị sai vị trí, cần phải chỉnh lại. Để chỉnh nó, lại cần đến đĩa tín hiệu mẫu của nhà sản xuất để lấy được tìn hiệu RF tốt nhất... Đâu có dễ như bạn nói! Nếu không phải thợ có kinh nghiệm, chọc vào nó xong thì đem cái ổ ra mà kê ghế!

            Vậy phần phát tia laser ở đâu? Xin thưa nó là con diode phát quang, nhưng mà nó phát tia sáng laser có bước sóng ngắn. Bước sóng này phụ thuộc ở vật liệu chế tạo con diode đó, chứ không phải chỉnh gần xa như bạn nói đâu!

            Nếu ai đã từng mở ổ DVD hoặc đầu DVD, sẽ thấy khi phát tia laser để đọc DVD, nó sáng rực như đèn hậu xe máy, kể cả đĩa có dán mác che lưng. Với VCD thì không thể thấy ánh sáng này.

            Thứ hai, xin nói về nguồn điện:

            Nguồn do máy tính cung cấp cho ổ, gồm 5V và 12V. Nguồn 5V dùng để cung cấp cho ROM, RAM, MCU, IDE Interface của ổ. Nguồn 12V để cung cấp cho các motor ra vào đĩa (Lead), motor cụm quang (Reed), motor quay đĩa (disc). Bạn mà cắt đường 12V thì motor có chạy đâu mà giảm tốc độ?

            Thứ ba, xin nói về tốc độ đĩa:

            Tại sao người ta gọi tốc độ ổ CD/DVD-ROM là 8X, 24X, 40X, 52X...?

            Xin thưa, quy chuẩn tốc độ phụ thuộc phần lớn ở băng thông dữ liệu và tốc độ của motor quay đĩa. Điều này có nghĩa để đọc được nhiều dữ liệu hơn trong 1s, người ta phải nâng cao băng thông, và đi kèm với nó là motor quay đĩa cũng quay nhanh hơn để đáp ứng lượng dữ liệu.

            Ngày xưa, chì mới xuất hiện máy chơi CD (con gọi là máy compact), thì người ta quy ước tốc độ đọc của máy này là 1X. Các ổ CD/DVDROM có tốc độ cao hơn nhiều lần nên các bạn có thể nghe thấy nó rên hừ hừ khi đọc đĩa.

            Cần nói thêm về tốc độ của motor quay đĩa: Nó được điều khiển dựa và dữ liệu đọc từ đĩa, qua phần servo để điều chỉnh thật chuẩn xác. Vì đơn giản, đĩa có hình tròn, dữ liệu được ghi theo đường xoắn ốc trên đĩa, nên khi đọc ở cung gần tâm đĩa thì motor quay nhanh hơn so với ngoài rìa. Tốc độ này đâu có quay đều 1 mức như băng cassette mà làm như bạn được?

            Tóm lại, bài viết của bạn rất phi lý. Đề nghị Mod đóng tạm luồng này lại, rồi xóa sau, kẻo diễn đàn mang tiếng hại người.

            Nếu bạn lekhanhhung vẫn ấm ức, xin mở luồng tranh luận, tôi sẵn sàng hầu bạn.

            Chúc đủ thứ!
            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

            Comment


            • #7
              đúng là chuyện viễn tưởng!hix!

              Comment


              • #8
                Ý tưởng chuyển VCD sang DVD hay cụ thể là chuyển loại đầu đọc CompacDisk thành đầu đọc DVD đã nung nấu trong tim của bao nhiêu người thợ điện tử từ khi loại đầu DVD còn có giá hàng năm bảy triệu . Nhưng rồi tất cả đã tiêu tan vì không am hiểu kỹ thuật .
                Chuẩn DVD có cơ cấu giải mã tín hiệu , cơ cấu đọc tín hiệu khác vơi chuẩn Compacdisk rất nhiều .
                Việc bạn VKH đưa ý tưởng này lên đây có lẽ bạn không am hiểu về đầu đọc đĩa Lase lắm . Tôi bổ xung như sau :
                1) Để thực hiện được ý tưởng đó không thể qua việc điều chỉnh , setup lại thiết bị là xong . Cần phải Thay thế một số bộ phận của máy ( ổ CD room ) . Việc thay thế này mang tính nguyên chiếc thì chi phí có thể rất cao , không hiệu quả bằng việc mua một chiếc đầu đọc mới .
                2) Làm được khác với việc Làm bằng được . Cụ thể là cơ cấu quang học của loại mắt đọc Compac chỉ có thể nhận được 1 lớp dữ liệu trên bề mặt đĩa . Trong khi đó lại đĩa DVD có hai lớp dữ liệu trên bề mặt đĩa . Mắt đọc Compac không thể đọc được 2 dữ liệu cùng lúc .
                3) Việc điều chỉnh các chiết áp trên đầu mắt đọc Compac chỉ có ý nghĩa về công suất phát quang , vị trí vạch dữ liệu trên bề mặt đĩa ( focus/Trachking ) . Không thể điều chỉnh được bước sóng ánh sáng của tia Lase . Bước sóng ánh sáng của tia lase phụ thuộc công nghệ chế tạo . Đầu máy DVD của Quysheng ( tung của ) hay bất cứ loại đầu DVD nào đều sử dụng loại mắt đọc kép có hai diot Lase . Một cho đĩa Compac và 1 cho đĩa DVD . Tùy loại đĩa đang sử dụng , hệ thống Vi xử lý trong đầu máy sẽ kích hoạt loại diot lase phù hợp .
                4) Để thực hiện được ý tưởng của VKH thì trước tiên phải thay cụm đầu mắt đọc và các thiết bị đi kèm ( cáp , đầu cáp .... ) Thậm chí nếu không cùng dòng máy thì không thể lắp được . Vì hệ thống cơ khí và mắt đọc được thiết kế đồng bộ . Bước tiếp theo sau đó mới tính chuyện "set - tấp" cái gì được . Nếu trong quá trính lắp ráp họ tiết kiệm chi phí mà không lắp linh kiện phần RF của DVD ( xử lý tín hiệu DVD ) thì ngồi đó mà khóc . Riêng cụm đầu mắt đọc DVD mua lẻ chắc chắn giá sẽ đắt hơn cả một ổ DVD mới .

                @ NH : Kệ thôi ! cần gì phải khóa ! Cứ bỏ triệu đồng ra thí nghiệm thì gỏi ngay thôi mà . DVDroom hay CDroom bây giờ cũng rẻ lắm .
                Last edited by nguyendinhvan; 06-05-2009, 13:54.
                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                nguyendinhvan1968@gmail.com

                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi lekhanhhung Xem bài viết
                  Khi ổ CD-ROM tốc độ 40x được đưa ra thị trường thì hầu như các nhà sản xuất cũng đã sản xuất được ổ DVD. Để giảm chi phí, họ sử dụng một cách là dùng các ổ DVD đã tắt chức năng đọc đĩa DVD. Điều chúng ta cần làm là kích hoạt lại chức năng đọc DVD của ổ đĩa.
                  Mở ổ CD-ROM, phía sau bản mạch điện tử tìm một Jumper có ghi DVD Jumper. Lấy một cái giắc Jumper để cắm vào đó. Hoặc dùng một dây kim loại mỏng để nối cũng được

                  Bây giờ thì chức năng đọc DVD đã được mở, nhưng bạn vẫn cần điều chỉnh để giảm tốc độ đọc của ổ xuống. Làm theo hướng dẫn như trên để giảm tốc độ đọc của ổ CD-ROM

                  http://www.mediafire.com/?2ldnjycdmwg
                  Bỏ đi 1 cái Jump (dây nối) để giảm chi phí sản xuất và bán rẻ hơn bình thường gần trăm nghìn liệu có tin được không nhỉ ?

                  Comment


                  • #10
                    Thưa với bác chủ thớt: không biết bác đã bao giờ tháo 2 cái ổ đĩa, 1 CDR và 1 DVD ra để so sánh chưa?
                    Về phần cứng nó hoàn toàn khác nhau, không thể chỉ can thiệp bằng vật lý hay thêm bớt chi tiết đơn giản mà một ổ CDR thành ổ DVD đc. Những suy luận của bác người chưa biết nghe qua thì có vẻ logic nhưng thực tế nó rất chắp vá và thiếu thực tiễn.
                    Cái có ích mà tôi thấy ở bài của bác là nó giúp cho những ai đọc, làm theo ===>trả giá, cuối cùng cũng nhận ra không nên tin và làm theo những hướng dẫn vô căn cứ. Bài học lớn thế còn gì.

                    Comment


                    • #11
                      Chý lý dý

                      Comment


                      • #12
                        Mắt đọc VCD và DVD khác nhau hoàn toàn mà làm j có chuyện đó được

                        Comment


                        • #13
                          VCD thanh DVD

                          Cảm ơn nhathung1101 nhiều vì đã phân tich kỹ lưỡng như vậy.
                          Tôi thấy kiến thức về điện tử của ban rất tốt. Rất mong được trao đổi với bạn. Email: quydtbachdang@gmail.com

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          lekhanhhung Tìm hiểu thêm về lekhanhhung

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X