Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tự lắp một đồng hồ miliHenry đo biến áp xung ? MiliHenry Meter DIY

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
    Rshunt + OP-AMP + ADC(HS) ?
    Tốc độ đáp ứng, tính phi tuyến của OP-AMP , độ trễ của ADC, tốc độ chip ?
    Một bài toán quá độ với mạch L và LR là khác nhau ?
    Nếu chỉ làm dùng trong lab thì đâu cần chính xác nhiều nhỉ? Như mình đã nói ở trên :" Ví dụ mình cấp cho VL = 20V, Ton trong khoảng 20us, đo được Imax = 1A (Imax không có nghĩa là Isat mà là Ipeak) -> L = 20V*20us/1A = 400uH. " Thì trong khoảng 20us thì dư sức em dsPIC đọc ADC và vẽ dc cái ramp của dòng điện (Vẽ thì có thể vẽ trên PC). Còn op-amp thì đơn cử chú này có thể sài dc k nhỉ LMP2011?
    The goal of power electronics is control the flow of energy from an electrical source to an electrical load with high efficiency, high availability, high reliability, light weight and low cost.

    Comment


    • #17
      Chắc chỉ có cách làm 1 bộ dao động LC kết hợp với 1 bộ đếm tần số là có vẻ chính xác nhất. Nhưng bác Vân nói là kết hợp với đồng hồ Sunwa thì e nghĩ là dùng 1 tín hiệu có tần số, biên độ cố định đi qua L nối tiếp với 1 R thuần sau đó đo sụt áp trên L để suy ra cảm kháng của L.
      Thất nghiệp :(

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi fireman Xem bài viết
        Chắc chỉ có cách làm 1 bộ dao động LC kết hợp với 1 bộ đếm tần số là có vẻ chính xác nhất. Nhưng bác Vân nói là kết hợp với đồng hồ Sunwa thì e nghĩ là dùng 1 tín hiệu có tần số, biên độ cố định đi qua L nối tiếp với 1 R thuần sau đó đo sụt áp trên L để suy ra cảm kháng của L.
        Ý tưởng của cậu gần đúng đó .
        Bây giờ để bắt đầu cho các bạn ABC thì chúng ta phân tích một mạch điện nho nhỏ này nhé . Cho một quả pin 1 von , một đồng hồ 1 von , một điện trở 22 ôm , và một công tắc K để lắp thành mạch .
        Bỏ qua trở kháng của đồng hồ vonmet thì khi khóa K đóng ta được giá trị trên đồng hồ là 1 von . Khi khóa K hở thì giá trị trên đồng hồ là 0 vonClick image for larger version

Name:	R meter 1.bmp
Views:	1
Size:	275.1 KB
ID:	1347729 .
        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
        nguyendinhvan1968@gmail.com

        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
          Chết chửa ! mạch thì đúng là làm xong từ ngày xửa ngày xưa , dùng bét nhè rồi . Bây giờ chuyển đổi công nghệ mới rồi . Công nghệ đo cuộn dây cũ chuyển free lên DTVN ???? !!!!
          Mà cũng không biết trình bày bắt đầu từ đâu nữa , chẳng lẽ lại ọp cái bản vẽ PCB không sờ chem lên thì sẽ bị nhiều người la ói .
          Bây giờ có lẽ chúng ta cần ôn lại nguyên lý của đồng hồ vạn năng chỉ thị kim Sanwa vậy . Vì máy đo của chúng ta bản chất là cải tiến cái đồng hồ sanwa cho đỡ chi phí . Và có khả năng lắp ghép . Khi không cần đo cuộn dây thì rút bỏ phần lắp thêm , đồng hồ lại trở về đúng tính năng AVO như cũ .
          Nghiên cứu làm ra một mạch điện dễ mới khó chứ còn mạch khó thì đầy .
          Dĩ nhiên là khi đã lắp được một thang đo mH thì thang đo uH hoàn toàn có cơ sở để làm được . Ở đây tôi không làm chứ không phải không làm được .
          Bạn nào có sơ đồ đồng hồ vạn năng sanwa 360 960 ... thì úp hộ lên cái . Vì tôi không có máy scan .
          Cháu cũng đang xài con 960TR này



          Comment


          • #20
            Như mạch điện bài trước thì chúng ta được hai kết quả sau :
            Công tắc đóng > đồng hổ chỉ 1 vôn
            Công tắc mở > đồng hồ chỉ 0 vôn
            Công tắc đóng thì trở kháng của công tắc sẽ là 0 ôm và khi công tắc mở thì trở kháng của công tắc ở giá trị vô cực .Từ đó ta suy ra :
            Trở kháng công tắc bằng 0 ôm > đồng hổ chỉ 1 vôn
            Trở kháng công tắc bằng vô cực > đồng hổ chỉ 0 vôn .

            Bây giờ tôi thay vị trí công tắc bằng một điện trở R xx có giá trị là 22 ôm . Thì kết quả tôi được một giá trị trên đồng hồ là 500mV . Hoặc nếu theo công thức Ôm thì tôi được 1/2 điện áp cung cấp . Điện áp cung câp là 1 vôn nên 1/2 của 1 von cũng bằng 500mV .
            Xin lỗi vì lý do kỹ thuật của DĐ nên bài viết này không up được hình minh họa .Tôi sẽ sửa lại bài khi có điều kiện .

            Nếu tôi thay vị trí công tắc bằng các giá trị điện trở khác thì sao . Giả sử trở kháng của đồng hồ vonmet là vô cùng lớn thì tôi được các giá trị điện áp trên các giá trị điện trở như sau :

            1 ôm thì đo được 956.5 mV
            10 ôm thì đo được 687.5 mV
            20 ôm thì đo được 523.8 mV
            22 ôm thì đo được 500 mV
            25 ôm thì đo được 468.1 mV
            30 ôm thì đo được 423.1 mV
            50 ôm thì đo được 305.6 mV
            100 ôm thì đo được 180.3 mV
            200 ôm thì đo được 99.1 mV
            500 ôm thì đo được 42.1 mV
            1K ôm thì đo được 21.53 mV
            ....vv... vv

            Như vậy căn cứ vào điện áp đo được trên đồng hồ vôn mét . Tôi sẽ suy ra được giá trị của điện trở R xx .( thay thế vị trí của công tắc )

            Attached Files
            Last edited by nguyendinhvan; 25-06-2011, 17:05.
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
              Như mạch điện bài trước thì chúng ta được hai kết quả sau :
              Công tắc đóng > đồng hổ chỉ 1 vôn
              Công tắc mở > đồng hồ chỉ 0 vôn
              Công tắc đóng thì trở kháng của công tắc sẽ là 0 ôm và khi công tắc mở thì trở kháng của công tắc ở giá trị vô cực .Từ đó ta suy ra :
              Trở kháng công tắc bằng 0 ôm > đồng hổ chỉ 1 vôn
              Trở kháng công tắc bằng vô cực > đồng hổ chỉ 0 vôn .

              Bây giờ tôi thay vị trí công tắc bằng một điện trở R xx có giá trị là 22 ôm . Thì kết quả tôi được một giá trị trên đồng hồ là 500mV . Hoặc nếu theo công thức Ôm thì tôi được 1/2 điện áp cung cấp . Điện áp cung câp là 1 vôn nên 1/2 của 1 von cũng bằng 500mV .
              Xin lỗi vì lý do kỹ thuật của DĐ nên bài viết này không up được hình minh họa .Tôi sẽ sửa lại bài khi có điều kiện .

              Nếu tôi thay vị trí công tắc bằng các giá trị điện trở khác thì sao . Giả sử trở kháng của đồng hồ vonmet là vô cùng lớn thì tôi được các giá trị điện áp trên các giá trị điện trở như sau :

              1 ôm thì đo được 956.5 mV
              10 ôm thì đo được 687.5 mV
              20 ôm thì đo được 523.8 mV
              22 ôm thì đo được 500 mV
              25 ôm thì đo được 468.1 mV
              30 ôm thì đo được 423.1 mV
              50 ôm thì đo được 305.6 mV
              100 ôm thì đo được 180.3 mV
              200 ôm thì đo được 99.1 mV
              500 ôm thì đo được 42.1 mV
              1K ôm thì đo được 21.53 mV
              ....vv... vv

              Như vậy căn cứ vào điện áp đo được trên đồng hồ vôn mét . Tôi sẽ suy ra được giá trị của điện trở R xx .( thay thế vị trí của công tắc )

              Ớ thế bác ôi vậy đơn vị H thì như thế nào.như này là bác đo điện trở ấy chư
              Nhờ bác hướng dẫn.em không hiểu
              Phương -Hải Dương
              Email:
              Fb

              Comment


              • #22
                Hi,
                Các bác search LC meter thì ra cả mớ mà nhưng tui khuyên các bác nên search LCF meter cái này thì nó dùng thêm 1 IC số (4011) nhưng cho tầm đo rộng hơn. Về độ chính xác thì nó phụ thuộc vào linh kiện mẫu và độ chính xác của phép tính với số thực. Nói chung là ráp mấy cái này dễ, đáp ứng được nhu cầu, độ chính xác khá cao, nên làm thử cho vui. Kế thừa cái này lập trình luôn mấy cái bàn phím cảm ứng điện dung luôn cũng làm được khối trò hay.
                Thân ái.
                Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                Comment


                • #23
                  em lượm được cái lược đồ sunwa. Bác Vân hướng dẫn trên đây được không
                  ^^ DD3N điên nặng gấp 3 lần người thường ^^

                  Comment


                  • #24
                    Thế là e hiểu ý bác rồi. E lót dép hóng mạch tạo tần số và biên độ cố định của vác vậy
                    Thất nghiệp :(

                    Comment


                    • #25
                      Bây giờ thay vì sử dụng một nguồn DC 1V tôi sử dụng một nguồn AC với một tần số " nào đó " với mức điện áp cũng là 1 von .
                      Thay thế đồng hồ 1VDC bằng một đồng hồ 1VAC .
                      Và cũng làm thử nghiệm như lần trước tôi được các kết quả sau :
                      1 ôm thì đo được 956.5 mV AC
                      10 ôm thì đo được 687.5 mV AC
                      20 ôm thì đo được 523.8 mV AC
                      22 ôm thì đo được 500 mV AC
                      25 ôm thì đo được 468.1 mV AC
                      30 ôm thì đo được 423.1 mV AC
                      50 ôm thì đo được 305.6 mV AC
                      100 ôm thì đo được 180.3 mV AC
                      200 ôm thì đo được 99.1 mV AC
                      500 ôm thì đo được 42.1 mV AC
                      1K ôm thì đo được 21.53 mV AC
                      ....vv... vv
                      Attached Files
                      Last edited by nguyendinhvan; 28-06-2011, 13:46.
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #26
                        Bây giờ tôi đấu tắt Rx và thay điển trở 22 ôm bằng một cuộn cảm có trị số bằng 22 miliHenry .
                        Như vậy đồng hồ vôn AC của tôi sẽ được một giá trị là 1VAC
                        Attached Files
                        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                        nguyendinhvan1968@gmail.com

                        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                        Comment


                        • #27
                          Tiếp tục nhé !
                          Tôi không nối tắt Rxx nữa mà thay vào đó bằng một cuộn cảm có trị số là 22 mili Henry .
                          Chắc chắn không phải tính toán những con số phức tạp . Tôi biết chắc chắn đồng hồ von met của tôi đo được trị số là 500mV AC .
                          Như vậy tôi đã đo được trị số của cuộn cảm Lxx . Nếu giá trị của vonmet là 500mVAC thì cuộn cảm Lxx có giá trị bằng 22mili Henry .
                          Vậy muốn đo các cuộn cảm có giá trị khác thì sao ?
                          Hồi sau sẽ rõ !
                          Attached Files
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #28
                            Bây giờ tôi thay Lxx bằng những cuộn cảm có giá trị khác , tôi được kết quả như sau .

                            1 mH thì đo được 956.5 mV AC
                            10 mHthì đo được 687.5 mV AC
                            20 mH thì đo được 523.8 mV AC
                            22 mH thì đo được 500 mV AC
                            25 mH thì đo được 468.1 mV AC
                            30 mH thì đo được 423.1 mV AC
                            50 mH thì đo được 305.6 mV AC
                            100 mH thì đo được 180.3 mV AC
                            200 mH thì đo được 99.1 mV AC
                            500 mH thì đo được 42.1 mV AC
                            1 H thì đo được 21.53 mV AC

                            Như vậy căn cứ vào điện áp đo được tôi biết được trị số của cuộn cảm . Nhưng các số liệu lung tung như vậy thì biết đâu mà lần .
                            Nhưng có bao giờ các bạn phân tích thang đo om met trên đồng hồ vạn năng . Nếu soi xét kỹ các giá trị thì thấy các kết quả vừa khảo sát sẽ trùng với các giá trị trên thang đo ôm X1 . Như vậy tôi sẽ sử dụng ngay vạch chia thang ôm X1 trên đồng hồ vạn năng làm thang đo mili Henry .
                            Để thực hiện được việc này cần có một nguồn xoay chiều và một mạch nắn điện để đưa vào đòng hồ vạn năng hiển thị kết quả .
                            Vậy nguồn xoay chiều tôi sẽ sử dụng tần số bao nhiêu cho phù hợp ?
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                              Bây giờ tôi thay Lxx bằng những cuộn cảm có giá trị khác , tôi được kết quả như sau .

                              1 mH thì đo được 956.5 mV AC
                              10 mHthì đo được 687.5 mV AC
                              20 mH thì đo được 523.8 mV AC
                              22 mH thì đo được 500 mV AC
                              25 mH thì đo được 468.1 mV AC
                              30 mH thì đo được 423.1 mV AC
                              50 mH thì đo được 305.6 mV AC
                              100 mH thì đo được 180.3 mV AC
                              200 mH thì đo được 99.1 mV AC
                              500 mH thì đo được 42.1 mV AC
                              1 H thì đo được 21.53 mV AC

                              Như vậy căn cứ vào điện áp đo được tôi biết được trị số của cuộn cảm . Nhưng các số liệu lung tung như vậy thì biết đâu mà lần .
                              Nhưng có bao giờ các bạn phân tích thang đo om met trên đồng hồ vạn năng . Nếu soi xét kỹ các giá trị thì thấy các kết quả vừa khảo sát sẽ trùng với các giá trị trên thang đo ôm X1 . Như vậy tôi sẽ sử dụng ngay vạch chia thang ôm X1 trên đồng hồ vạn năng làm thang đo mili Henry .
                              Để thực hiện được việc này cần có một nguồn xoay chiều và một mạch nắn điện để đưa vào đòng hồ vạn năng hiển thị kết quả .
                              Vậy nguồn xoay chiều tôi sẽ sử dụng tần số bao nhiêu cho phù hợp ?
                              Theo như mạch của bác dùng L= 22mH để làm chuẩn thì theo lí thuyết có thể dùng bất cứ tần số nào. Tuy nhiên tần số càng thấp thì công suất của bộ nguồn cấp càng phải cao và độ chính xác càng kém ( do trở kháng cuộn dây thấp và điện trở thuần lúc đó là khá đáng kể so với trở kháng ). Tần số cao thì chính xác hơn tuy nhiên tần số cao quá thì độ chính xác lại bị phụ thuộc và trở kháng của đồng hồ đo.
                              Việc chọn tần số cũng phụ thuộc vào giá trị cuộn cảm cần đo. Nếu cuộn cảm có trị số nhỏ thì tần số sử dụng càng phải lớn và ngược lại.
                              Dùng luôn 50hz có khả thi không nhỉ :S ?
                              Nhưng để ổn áp 1VAc thế nào cho đơn giản thì ... đợi bác Vân vậy
                              Thất nghiệp :(

                              Comment


                              • #30
                                Dùng điện áp 50Hz thì dòng sẽ khá lớn nên bất tiện . Ta tự lắp một mạch dao động hình sin sử dụng nguồn nuôi là pin 9V cho tiện mang theo đi lại .
                                Mạch như ở bên dưới . Với các linh kiện trong hình tôi được tần só khoảng 2.7 tới 3.3 khz ( LK sai số ) . Với tần số đó dòng qua cuộn 22mH chỉ khoảng 2 đến 3mA nên phù hợp với công suất của quả pin 9V .
                                Để tăng công suất dao động tôi dùng 2 transisto 2SC1815 và 2SA1015 . Vì cấu tạo bên trong của IC LM358 nên mạch công suất có vẻ hơi dị dạng . Nhưng không sao , bớt đi được LK nào thì gọn mạch chừng đó . Tôi lấy nguồn Ac qua tụ 100uF để loại trừ thành phần DC do mạch không chuẩn tạo ra .
                                Điều chỉnh VR 10K tôi sẽ thay đổi biên độ điện áp AC xuất ra .
                                Attached Files
                                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                                nguyendinhvan1968@gmail.com

                                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X