Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tự lắp một đồng hồ miliHenry đo biến áp xung ? MiliHenry Meter DIY

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Sao rồi ? các cao thủ chán món này rồi à ?
    Vì đồng hồ vạn năng thông thường không đo được điện áp AC 1V nên tôi sử dụng nốt một opam trong IC LM358 để làm mạch nắn điện áp từ AC sang DC .
    Vì đồng hồ vạn năng sanwa không có thang đo điện áp 1VDC nên tôi lắp thêm một chiết áp 10K để lấy một phần điện áp đưa vào thang 0.5V hoặc 0.25VDC của đồng hồ .

    Giả sử giá trị Lx bằng 0 henry thì opam sẽ nắn ra được 1VDC
    Nếu Lx bằng 22mili Henry thì opam nắn ra được 0.5VDC

    Bước tiếp theo tôi thiết kế PCB
    Attached Files
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment


    • #32
      Và đây là bảng mạch PCB của nó đây .
      Hai điểm pad COM và RED tôi đo bằng đúng khoảng cách của hai lỗ cắm que đo của đồng hồ SANWA . Tôi sẽ hàn vào đó hai cọc đồng . Khi nào sử dụng . Cả bo mạch này được ghép thẳng lên đồng hồ vạn năng qua hai cọc đồng này .
      Hai điểm Pad có chữ Pro+ và Pro- là để hàn hai dây que đo MiliHenry .
      Chiết áp 10K tôi để ra ngoài để tiện điều chỉnh Ofset thang đo . Trước khi điện áp đưa vào đồng hồ vạn năng có lắp thêm một điện trở 1K để đề phòng mạch bị hỏng làm hỏng cả đồng hồ vạn năng .

      Lần sau tôi hưỡng dẫn cách sử dụng .
      Attached Files
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #33
        Sau khi làm mạch in , lắp ráp linh kiện . Bây giờ là hình hài của nó như thế này .
        Attached Files
        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
        nguyendinhvan1968@gmail.com

        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

        Comment


        • #34
          Sau đó tôi test lại dao động . Vì mạch này không chú trọng đến tần số nên chỉ cần kiểm tra dạng sóng tương đối với một biên độ từ 0.5 tới 1 V là xong . Việc can chỉnh cũng đơn giản .
          Khi sử dụng , bỏ hai que đo của đồng hồ sanwa ra . Lắp board mạch vào đồng hồ . Vặn đồng hồ về thang 0.5 hay 0.25 hay 0.1V DC đều được hết . Chập hai probe để chỉnh lại ofset . Chỉnh ofset như ta chỉnh khi đo ôm . Chỉnh cho kim chỉ đúng số 0 ôm .
          Sau đó ta đo các cuộn dây . Trị số đọc trên thang X1 ôm .
          Kết quả khá thú vị . Những cuộn cảm to xác , hầm hố có thể có trị số điện cảm nhỏ hơn cả nhưng cuộn cảm tông bề ngoài giản dị do chất lượng của xuyến Phe-rit khác nhau .Ta dễ dàng phát hiện cuộn BA xung bị chập thứ cấp hay chập vòng bên trong . Ta cũng dễ dàng phân loại các BAX có giá trị tự cảm không đồng đều .

          Vấn đề quan trọng khi thực hiện mạch này là làm sao ta chế tạo được cuộn cảm chuẩn 22mH khi trong tay ta chẳng có cái gì để kiểm chuẩn cả ? Đó là bí quyết .
          @ vì quay phim bằng mobil đểu nên chất lượng hình hơi toét mắt . các memb thông cảm !
          Attached Files
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #35
            Ơ thế các cậu chán món này rồi à ? Có làm tiếp không đây ?
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #36
              Tình hình là em nghĩ biến ra điện áp có thể ko chính xác lắm

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                Tình hình là em nghĩ biến ra điện áp có thể ko chính xác lắm
                Vấn đề là nó sẽ sai ở đâu ? Ở kết cấu thiết kế , ở linh kiện lắp ráp hay sai số do tác động môi trường ?
                Bây giờ chúng ta quay trở lại vấn đề chế tạo cuộn cảm 22mH . Ôn lại một chút lý thuyết thì công thức tính cảm kháng của cuộn dây bằng :
                ZL = 2 x 3,14 x F x L
                Trong đó ZL là cảm kháng ( đơn vị là Ohm)
                L là hệ số tự cảm của cuộn dây ( đơn vị là Henry) L phụ thuộc vào số vòng dây quấn và chất liệu lõi .
                F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz) .
                Bây giờ tôi thay các con số vào :
                ZL = 2 x 3.1415 x 158hz x 0.0022Henry .
                Tôi sử dụng tần số 158Hz . Giải bài toán thì tôi được trở kháng của cuộn cảm 22mH bằng 22 ôm ở tần số 158Hz .
                Bây giờ tôi lắp mạch để đo . ( xem hình ) Có hai kiểu mạch . Kiểu thứ nhất , điều chỉnh số vòng cuộn dây sao cho điện áp hạ trên điện trở 22 ôm bằng với điện áp hạ trên hai đầu cuộn cảm .Cách này khá tốn thời gian .
                Cách thứ hai là lắp cầu đo kiểu Waston với một tai nghe trở kháng cao . Điều chỉnh cuộn dây để âm thanh nghe được là nhỏ nhất .
                Có thể sử dụng một lõi Ferit của sạc điện thoại di động rồi quấn vào đó khoảng 100 vòng . Sau đó lắp vào mạch , từ từ gỡ bớt dây ra để khi trị số đạt được yêu cầu .
                Vấn đề bây giờ là ta sẽ lấy đâu ra tần số 158Hz khi ta không có máy phát tần chuẩn . Điều này không khó lắm , lần sau tôi trình bày .
                Nếu bạn là thợ sửa Tivi thì các main của Tivi có rất nhiều loại cuộn cảm . Chỉ cần tìm cuộn dây có trị số 223 tháo ra là sử dụng được luôn .
                Attached Files
                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                nguyendinhvan1968@gmail.com

                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                Comment


                • #38
                  Vấn đề nó nằm ở cái chỗ chuyển đổi và tính phi tuyến trong quá trình chuyển đổi. Theo như bác thì sẽ cho 1 tần số chuẩn vào mạch có L và lấy áp ra để tính. Tuy nhiên thì dĩ nhiên là bác không thể lấy cái áp xoay chiều ấy mà tính được. Lại phải biến ra 1 chiều; vẫn mấp mô; lại lọc. Trong quá trình ấy xuất hiện sự phi tuyến hơi lớn ảnh hưởng đến phép đo.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                    Vấn đề nó nằm ở cái chỗ chuyển đổi và tính phi tuyến trong quá trình chuyển đổi. Theo như bác thì sẽ cho 1 tần số chuẩn vào mạch có L và lấy áp ra để tính. Tuy nhiên thì dĩ nhiên là bác không thể lấy cái áp xoay chiều ấy mà tính được. Lại phải biến ra 1 chiều; vẫn mấp mô; lại lọc. Trong quá trình ấy xuất hiện sự phi tuyến hơi lớn ảnh hưởng đến phép đo.
                    Mạch nắn điện được sử dụng opam để bù tính phi tuyến của diot nắn . Nếu có sai số về phi tuyến chắc phải tầm cỡ uV . Trở kháng tải là 10K tụ lọc là 10uF , tần số khoản gần 3Khz . Vậy hệ số điện áp mấp mô do lọc không sạch ở đây sẽ là bao nhiêu ? Chắc khó tính toán lắm , vì nó cực nhỏ .
                    Không sao , nhờ có máy tính hỗ trợ , tôi tính được giá trị là 1miliVon khi điện áp sử dụng là 1 von . Tức là sai số nhấp nhô điện áp ở đây là 1/1000. Trong khi độ chính xác của đồng hồ Sanwa là 2.5% . Làm sao mà nhìn thấy được ?
                    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                    nguyendinhvan1968@gmail.com

                    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                    Comment


                    • #40
                      Cám ơn bác rất nhiều mong bác chỉ giáo tiếp....

                      Comment


                      • #41
                        Dù gì thì làm ngon hết khả năng mình làm được vẫn sướng hơn chứ. Khổ tí nhưng đồ ngon mà.

                        Comment


                        • #42
                          Để cân chỉnh cuộn dây 22mH theo cách thủ công , tôi sử dụng một phần mềm máy tính để tạo ra một file tín hiệu âm tần hình sin có tần số là 158Hz .
                          Tôi sử dụng file này để phát âm thanh bằng chính soundCarrd của máy tính . Tín hiệu từ đường tai nghe của máy tính có thể đạt biên độ từ 1 tới 5 von đỉnh đỉnh ( tùy từng loại máy tính )
                          Tôi sử dụng tín hiệu này để can chỉnh bằng nhiều cách như trong hình vẽ .
                          Cách thứ nhất , bạn căn chỉnh số vòng của cuộn dây sao cho điện áp ở hai điểm A và B tuyệt đối bằng nhau .
                          Cách thứ hai là bạn có thể sử dụng tai nghe để tess . Khi trị số cuộn dây bằng 22mH thì điện áp đưa đến tai nghe sẽ bằng 0 vôn . Đây là kiểu mạch cầu wastone .
                          Attached Files
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi thanhfdc
                            Nếu như bác tính toán thì sao bác ko bảo mọi người dùng luôn đồng hồ số có phải cho độ chính xác cao hơn ko? Hay bác tính đến vấn đề sử dụng với thiết bị đo phổ thông nhất?

                            Thực ra thì yêu cầu kiểm tra điện cảm của đa số anh em cũng ko cao đến mức như bác duongact đặt ra đâu. Các bác cần độ chính xác cao để làm ăn thì đã sắm thiết bị chuyên dụng rồi. Em khi làm cái INV có mấy cái cuộn cảm, nên lắp cái mạch đo điện cảm dùng 74HC132 mà bác phanta post dùng để kiểm tra, so sánh, thấy cũng được. Méo mó có hơn ko, các cụ đã dạy rồi mà.
                            Trong việc sửa chữa vv.. thì cũng không nhất thiết cần trị số tuyệt đối đúng . Vì các cuộn biến áp xung hàng chợ có sai số tới 10% là bình thường . Chỉ sợ là nó bị chập vòng bên trong ( cái này dồng hồ vạn năng không đo được ) . Giả sử bạn sửa nguồn xung , cái BAX bị chập trong vài vòng thì bạn có thay đến hàng tá sò , hàng tá Ic cũng nổ tung hết . Khi ta test được cuộn biến áp chắc chắn không bị chập vòng thì ta mới có thể sửa tiếp các linh kiện khác .

                            Chế tạo một cái máy đo cuộn dây hiện số không khó . Ta có thể sử dụng các modul có sẵn 7107 để hiển thị cũng tốt .
                            Ta lắp một bộ chuyển đổi tỷ lệ với công thức bằng 1mH=1mV . Như thế tôi sử dụng thang mV để hiển thị thang mH .
                            Nhưng có phải cứ nghiên cứu được cái gì là cúng cho DTVN thì chết đói à . Để anh em thu hồi chút vốn liếng chứ . Còn cái máy đo kiểu kim này thì bây giờ tôi cũng không cần sử dụng nữa rồi
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #44
                              Hihi. Bác Vân chú tâm vào cái đề tài này thế ? Để hôm nào em làm thử theo bác xem thế nào :P. Dạo này lười cầm mỏ hàn quá
                              Thất nghiệp :(

                              Comment


                              • #45
                                Thắc mắc chỗ cân chỉnh của bác Văn tí:
                                Theo như lí thuyết thì 2 nhánh LR và RR mắc song song thì dòng điện trong 2 nhánh này có sự lệch pha nhau. Do vậy dù bất kì thông số L bằng bao nhiêu đi nữa thì điện áp trên tai nghe luôn khác 0 chứ nhỉ ?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X