Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề nguồn cho TDA7294.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vấn đề nguồn cho TDA7294.

    Ông cha ta có nói:
    Không biết phải hỏi,
    Muốn giỏi phải học

    Y như vậy, hnay, mình đặt ra vấn đề này để hỏi các bậc đàn anh, đàn chị. Đó là mạch nguồn cho 7294.
    Dạo quanh các diễn đàn ta dễ dàng bắt gặp mạch ampli sử dụng ic tda7294. Nhưng vấn đề quan trọng hơn hết là mạch cấp nguồn.
    Có nơi dùng biến áp xuyến đôi cho ra +/-28vdc - 10A rồi nắn, lọc thành +/-35vdc. Rồi có người nói biến áp cho ra +/-28vdc - 5A khi nắn, lọc lại cho điện áp đến +/-40vdc rất nguy hiểm cho IC 7294.

    Mình định dùng mạch lọc nguồn với 4 tụ 10.000mF, biến áp +/-24vdc 5-8A, với mạch sau:


    Phải chăng nhất thiết dùng Biến áp từ 8A-10A mới được, loại này không biết có dễ kiếm ở chợ Nhật Tảo ko. Xin các bạn, anh, chị giúp mình với nhé. Và xin hỏi cách tính toán trị số điệp áp ra sau khi qua mạch lọc như thế nào ?
    Attached Files

  • #2
    Nguyên văn bởi minhlonghm Xem bài viết
    Ông cha ta có nói:
    Không biết phải hỏi,
    Muốn giỏi phải học

    Y như vậy, hnay, mình đặt ra vấn đề này để hỏi các bậc đàn anh, đàn chị. Đó là mạch nguồn cho 7294.
    Dạo quanh các diễn đàn ta dễ dàng bắt gặp mạch ampli sử dụng ic tda7294. Nhưng vấn đề quan trọng hơn hết là mạch cấp nguồn.
    Có nơi dùng biến áp xuyến đôi cho ra +/-28vdc - 10A rồi nắn, lọc thành +/-35vdc. Rồi có người nói biến áp cho ra +/-28vdc - 5A khi nắn, lọc lại cho điện áp đến +/-40vdc rất nguy hiểm cho IC 7294.

    Mình định dùng mạch lọc nguồn với 4 tụ 10.000mF, biến áp +/-24vdc 5-8A, với mạch sau:


    Phải chăng nhất thiết dùng Biến áp từ 8A-10A mới được, loại này không biết có dễ kiếm ở chợ Nhật Tảo ko. Xin các bạn, anh, chị giúp mình với nhé. Và xin hỏi cách tính toán trị số điệp áp ra sau khi qua mạch lọc như thế nào ?
    Mình đang cấp cho nó +/-37v này, chạy phà phà 3 năm không vấn đề gì cả. mà lắm núc còn chạy max power ý chứ, mình lắp đánh sub mà.
    nếu 30v qua nắn lọc nó thành 42v, chạy TDA cũng hơi căng nhưng tản nhiệt tốt chắc k có vấn đề gì.
    Điện áp qua lắn lọc tính bằng: Uac * 1.4142 ( căn 2) = Udc (qua nắn lọc).

    Comment


    • #3
      Ta thấy theo datasheet dòng peak (đỉnh, không liên tục) của nó tới 10A, vậy thì dòng lúc không peak lúc max volume thì cũng 6-7 A (đoán già đoán non) -> 1 kênh thì dùng 1 cục BA 8-10A rồi ; 2 kênh thì đã 14 A. Mà BA chợ thì ghi danh định là 10A thì chỉ được dưới 5A là cùng (chắc là 10 A này cũng chỉ là dòng Peak của BA )
      cho nên mua cục 10A thì dùng được cho 1 kênh.
      25VAC đôi thì ra là +-35VDC rồi, là mức an toàn.

      ** trị số điện áp DC sau cầu nắn diod= trị số áp AC x 1,414
      Chúc vui.
      Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
      <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
        Ta thấy theo datasheet dòng peak (đỉnh, không liên tục) của nó tới 10A, vậy thì dòng lúc không peak lúc max volume thì cũng 6-7 A (đoán già đoán non) -> 1 kênh thì dùng 1 cục BA 8-10A rồi ; 2 kênh thì đã 14 A. Mà BA chợ thì ghi danh định là 10A thì chỉ được dưới 5A là cùng (chắc là 10 A này cũng chỉ là dòng Peak của BA )
        cho nên mua cục 10A thì dùng được cho 1 kênh.
        25VAC đôi thì ra là +-35VDC rồi, là mức an toàn.

        ** trị số điện áp DC sau cầu nắn diod= trị số áp AC x 1,414
        Chúc vui.
        đúng đấy, mình test rồi. con biến áp 10A, lấy cái đồng hồ đo ampe đo ngắn mạch nó mới được 10A.hehe. còn RMS dc khoảng 4-5A thôi.

        Comment


        • #5
          Vậy cho e hỏi 2 con điện trở trong mạch chỉnh lưu có giá trị là bao nhiêu là đủ ?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi minhlonghm Xem bài viết
            Vậy cho e hỏi 2 con điện trở trong mạch chỉnh lưu có giá trị là bao nhiêu là đủ ?
            con đấy nó làm tải giả thôi mà. không cần lắp cũng ok/
            còn lắp thì trị số khoảng 3,3->4,7K

            Comment


            • #7
              Tính số liệu quấn dây biến áp

              Em vừa mới nghiên cứu được cách quấn dây, chia sẻ lên đây để anh em cùng đọc, có gì sai xót xin anh, em góp ý.

              Bước 1: Xác định tiết diện thực của lỏi sắt (So):
              Căn cứ vào kích thước lõi sắt a,b (Hinh1) từ đó khấu trừ đi phần lớp cách điện, oxit trên bề mặt,… để còn lại tiết diện thực bằng công thức như sau:
              So=(0,9 -> 0.93) S (cm2)
              Với S=a.b
              Chọn K=0.9 nếu bề dày lá sắt là 0.35mm
              K=0.93 nếu bề là sắt là 0.5mm
              K=0.8->0.85 nếu lá sắt bị rỉ sét, lồi, lõm

              Sau đó kiểm tra công suất dự tính (Pdt) đối với kích thước mạch từ So . Ta có:
              Pdt=U2.I2 (V.A) (1)
              Pcp=(So/1.2)^2 (V.A) (2)

              So sánh (1) và (2) nếu Pdt không lớn hơn Pcp, không quá 10 % thì mạch từ coi như tương ứng với công suất dự tính.

              Bước 2: Tính số vòng dây mỗi vôn:
              W=104 / (4.44 x 50 x B x So) (vòng/vôn)
              Rút gọn, ta được: W=K/So
              Với K là hằng số phụ thuộc vào mật độ từ thông
              Ta có thể chọn K theo bảng:



              Bước 3: Tính số vòng dây cuộn sơ cấp N1:
              N1=W x U1

              Bước 4: Tính số vòng dây cuộn thứ cấp N2:
              Khi tính N2 ta phải dự trù tăng thêm một số vòng dây để bù trừ sự sụt áp do trở kháng cuộn thứ cấp:
              N2=W x (U2 + ∆U2 )
              Với ∆U2 theo bảng sau:



              Bước 5: Tính tiết diện dây sơ cấp và thứ cấp:
              Căn cứ vào điều kiện làm việc mà ta chọn mật độ dòng J phù hợp để khi biến áp vận hành không phát nhiệt thái hóa hơn 80oC. Chọn mật độ dòng J theo bảng:



              + Tiết diện dây sơ cấp tính theo công thức:
              s1= Pdt \ (ŋ x U1 x J)
              Với ŋ là hiệu suất biến áp từ 0.85 đến 0.90
              + Tiết diện dây thứ cấp:
              s2= I2 / J
              Biết tiết diện ta tính được đường kính dây:
              d=2 . sqrt [s/ pi]

              Bước 6: Kiểm tra khoảng trống chứa dây:
              Số vòng dây sơ cấp cho 1 lớp N1’=[L/(d1 + 0.05)] -1
              L, d đều tính bằng mm. Với L là chiều dài của phần được quấn dây lên.
              Số lớp dây cuộn sơ cấp:
              M1= N1 / N1
              Bề dày cuộn dây sơ cấp :
              e1= [ (d1+0.05) x M1] + 0.05(M1 – 1)
              Bề dày cuộn e2 cũng tính tương tự.
              Sau đó ta có được bề dày toàn bộ cuộn dây:
              et= 1.2[ 1.3 + e1 + e2) (mm)
              So sánh et với khoảng trống quấn dây trên lõi sắt nếu thỏa thì ta tiến hành quấn dây.
              Attached Files
              Last edited by minhlonghm; 24-04-2012, 13:19.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi minhlonghm Xem bài viết
                .....
                Sau đó kiểm tra công suất dự tính (Pdt) đối với kích thước mạch từ So . Ta có:
                Pdt=U2.I2 (V.A) (1)
                Pcp=(So/1.2)^2 (V.A) (2)

                So sánh (1) và (2) nếu Pdt không lớn hơn Pcp, không quá 10 % thì mạch từ coi như tương ứng với công suất dự tính.

                Bước 2: Tính số vòng dây mỗi vôn:
                W=104 / (4.44 x 50 x B x So) (vòng/vôn)
                Rút gọn, ta được: W=K/So
                Với K là hằng số phụ thuộc vào mật độ từ thông
                Ta có thể chọn K theo bảng:



                Bước 3: Tính số vòng dây cuộn sơ cấp N1:
                N1=W x U1

                Bước 4: Tính số vòng dây cuộn thứ cấp N2:
                Khi tính N2 ta phải dự trù tăng thêm một số vòng dây để bù trừ sự sụt áp do trở kháng cuộn thứ cấp:
                N2=W x (U2 + ∆U2 )
                Với ∆U2 theo bảng sau:



                Bước 5: Tính tiết diện dây sơ cấp và thứ cấp:
                Căn cứ vào điều kiện làm việc mà ta chọn mật độ dòng J phù hợp để khi biến áp vận hành không phát nhiệt thái hóa hơn 80oC. Chọn mật độ dòng J theo bảng:



                + Tiết diện dây sơ cấp tính theo công thức:
                s1= Pdt \ (ŋ x U1 x J)
                Với ŋ là hiệu suất biến áp từ 0.85 đến 0.90
                + Tiết diện dây thứ cấp:
                s2= I2 / J
                Biết tiết diện ta tính được đường kính dây:
                d=2 . sqrt [s/ pi]

                ....
                1. Số 1.2 trên phần công thức tính Pcp lấy từ đâu ? (có người dùng số 1,1) ?!?
                2. Làm sau biết được mật độ từ thông của 1 Fe EI để dò bảng ra hệ số K ?!? Có người dùng K=50 , có người lại dùng 40 cho loại lõi EI thông dụng ?!?


                ** có 1 cách tính theo trình tự khác mà Tep từng dùng nhưng vẫn không hiểu 2 cái trên .
                Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                  1. Số 1.2 trên phần công thức tính Pcp lấy từ đâu ? (có người dùng số 1,1) ?!?
                  2. Làm sau biết được mật độ từ thông của 1 Fe EI để dò bảng ra hệ số K ?!? Có người dùng K=50 , có người lại dùng 40 cho loại lõi EI thông dụng ?!?


                  ** có 1 cách tính theo trình tự khác mà Tep từng dùng nhưng vẫn không hiểu 2 cái trên .
                  Các hệ số trên hầu hết là từ kinh nghiệm mà ra. Theo kinh nghiệm thì ng ta thường chọn K=45. Còn số 1.2 đành chịu, có nơi tính P = (So/1.1)2 nhưng mình thì đọc quyển sách có ghi 1.2, nhưng 2 con số đó cũng tương dương nhau, sai số khi bình phương lên cũng nhỏ, chấp nhận được.

                  Nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao quấn biến áp cho ra nguồn đôi, đối xứng. Theo mình chắc là quấn 2 cuộn dây có 2 đầu chập lại làm điểm 0V, nằm ở giữa, từ giữa quấn ra cùng số vòng, cùng loại dây nhưng ngược chiều nhau. Như vậy có lẻ sẽ tạo ra được 2 dòng điện ngược phan nhau, phải không anh, tepriu. Em còn gặp 1 vấn đề về kích thước lõi sắt, nó quá bự, không biết trên thị trường có loại thép E, I nào, loại kích thước nào để em tính toán lại cho nó tối ưu

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi minhlonghm Xem bài viết
                    Các hệ số trên hầu hết là từ kinh nghiệm mà ra. Theo kinh nghiệm thì ng ta thường chọn K=45. Còn số 1.2 đành chịu, có nơi tính P = (So/1.1)2 nhưng mình thì đọc quyển sách có ghi 1.2, nhưng 2 con số đó cũng tương dương nhau, sai số khi bình phương lên cũng nhỏ, chấp nhận được.

                    Nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao quấn biến áp cho ra nguồn đôi, đối xứng. Theo mình chắc là quấn 2 cuộn dây có 2 đầu chập lại làm điểm 0V, nằm ở giữa, từ giữa quấn ra cùng số vòng, cùng loại dây nhưng ngược chiều nhau. Như vậy có lẻ sẽ tạo ra được 2 dòng điện ngược phan nhau, phải không anh, tepriu. Em còn gặp 1 vấn đề về kích thước lõi sắt, nó quá bự, không biết trên thị trường có loại thép E, I nào, loại kích thước nào để em tính toán lại cho nó tối ưu
                    bác ơi,làm cái này nó cũng lắm nỗi liềm lắm,theo sách thì k= 45,hay 50 nhưng sắt chợ trời thì ko biết đâu mà lần,có khi nó cắt cả tôn lợp nhà để làm I E,nên cái này thì cũng phải tháo ra lắp vào nhiều lần
                    còn các bác tính Vdc như vậy thì rất ok roài nhưng khi nào cần chính xác hơn thì có phải trừ đi 0,7V trên diode ko nhỉ?

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi linhdt1121 Xem bài viết
                      bác ơi,làm cái này nó cũng lắm nỗi liềm lắm,theo sách thì k= 45,hay 50 nhưng sắt chợ trời thì ko biết đâu mà lần,có khi nó cắt cả tôn lợp nhà để làm I E,nên cái này thì cũng phải tháo ra lắp vào nhiều lần
                      còn các bác tính Vdc như vậy thì rất ok roài nhưng khi nào cần chính xác hơn thì có phải trừ đi 0,7V trên diode ko nhỉ?
                      VDC ra biến áp xấp xỉ bằng VDC mình tính được vì có sự sụp áp (còn ăn thua do mình bù trừ), sau khi qua cầu diode thì nó sẽ tăng lên căn 2 lần

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi minhlonghm Xem bài viết
                        Các hệ số trên hầu hết là từ kinh nghiệm mà ra. Theo kinh nghiệm thì ng ta thường chọn K=45. Còn số 1.2 đành chịu, có nơi tính P = (So/1.1)2 nhưng mình thì đọc quyển sách có ghi 1.2, nhưng 2 con số đó cũng tương dương nhau, sai số khi bình phương lên cũng nhỏ, chấp nhận được.

                        Nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao quấn biến áp cho ra nguồn đôi, đối xứng. Theo mình chắc là quấn 2 cuộn dây có 2 đầu chập lại làm điểm 0V, nằm ở giữa, từ giữa quấn ra cùng số vòng, cùng loại dây nhưng ngược chiều nhau. Như vậy có lẻ sẽ tạo ra được 2 dòng điện ngược phan nhau, phải không anh, tepriu. Em còn gặp 1 vấn đề về kích thước lõi sắt, nó quá bự, không biết trên thị trường có loại thép E, I nào, loại kích thước nào để em tính toán lại cho nó tối ưu
                        Chính xác là như vậy, Tép cũng đang dùng cách này, nhưng BA chợ nó không làm như vậy vì nó quấn bằng 1 cuộn dây ngoài chứ không phải 2 cuộn cho nên nó chỉ tính số vòng như nhau là được. QUấn bằng máy có đồng hồ số thì độ chính xác là 1/4 vòng, sai số dưới 1 volt.
                        Quấn bằng cách chập 2 dây thì sai số 1/8 vòng, sai số dưới 0.5 volt. Sai số này là do cách bố trí 2 đầu dây ra và 2 đầu dây vào và 2 đầu dây ra trên BA cách xa nhau. Nếu cho 2 đầu ra và 2 đầu vào nằm sát nhau thì không có sai số, hoặc sai số dưới 0,2 volt.

                        ** Số loại và số cỡ fe EI trên thị trường rất nhiều, không biết đâu mà lần. hì hì
                        Chúc vui.

                        P/S: Tep hay dùng hệ số K =50, khi tính số vòng/volt lúc nào cũng nhiều hơn BA chợ. VD: cuộn sơ cấp nó quấn 592 vòng trong khi mình tính ra 638 (2,69 vòng/volt # 2,90 vòng/volt). Do đó phải tăng thêm 1 lớp. Nó quấn dây 0.45 mà mình quấn dây 0.60 thì càng chiếm chỗ.
                        Last edited by tepriu; 25-04-2012, 11:02.
                        Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                        <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                        Comment


                        • #13
                          Mình vẽ thử mạch nguồn trên Protues và mô phỏng, kết quả như sau: (2 dòng diện mình đã chỉnh ngược pha nhau 180o)


                          - C5=C6=1nF (104) có nhiệm vụ khử nhiễu không mong muốn
                          - C1=C2=C3=C4= 10.000 uF giúp làm bằng phẳng dòng điện hơn.
                          - R1=R2= 2.2k 1W sẽ làm tải để xả tụ. Trách hiện tượng khi ngưng cấp nguồn 220V cho biến áp thì vẫn còn điện trong mạch, nguy hiểm khi chạm phải.

                          -Dòng điện sau khi qua mạch lọc vẫn không ổn định, nhấp nhô nhưng ở mức cho phép. Vì IC TDA7294 được thiết kế để chạy với dòng điện không ổn định. => Mạch nguồn này có lẻ khả thi, anh, em thấy sao? Cho mình xin ý kiến nhé.
                          Attached Files
                          Last edited by minhlonghm; 25-04-2012, 12:47.

                          Comment


                          • #14
                            Bạn minhlong nhầm ở chỗ : đầu ra biến áp thì phải là điện xoay chiều, ký hjệu VAC, sau cầu nắn điôt và tụ lọc thành điện 1 chiều, ký hjệu VDC
                            Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                            Người trong một nước phải thương nhau cùng

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi nongdanfo Xem bài viết
                              Bạn minhlong nhầm ở chỗ : đầu ra biến áp thì phải là điện xoay chiều, ký hjệu VAC, sau cầu nắn điôt và tụ lọc thành điện 1 chiều, ký hjệu VDC
                              nongdanfo nói gì mình chưa hiểu lắm. Mạch nguồn như vậy xài được không vậy bạn

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              minhlonghm Tìm hiểu thêm về minhlonghm

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X