Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Giời ạ, mạch chống chộm xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa đều có tất.
Làm mạch hú làm gì cho điếc tai.
Cái xe đạp trị giá 50K thì các ông bà định là cái mạch hú 49K ?, khéo lại mất cả xe lẫn mạch điện.
với xe đạp thì mua cái xích về khóa nó vào gốc cây là tốt nhất
lanhuong sài tụ 470 và 100 là tụ gì vậy
470uF, 100uF hay là 470=47pF(tụ gốm)
Lan Hương đã ghi rõ mà : "tụ non-polar đo bằng pF, tụ hóa học đo bằng MFD - Micro Farad" (non-polar in pF, chem in MFD). Tụ hóa là các tụ có ghi rõ cực tính đó thôi.
Giời ạ, mạch chống chộm xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa đều có tất.
Làm mạch hú làm gì cho điếc tai.
Cái xe đạp trị giá 50K thì các ông bà định là cái mạch hú 49K ?, khéo lại mất cả xe lẫn mạch điện.
với xe đạp thì mua cái xích về khóa nó vào gốc cây là tốt nhất
cái bác này hay thật có phải cái gì nhà bác cũng đem cọc với khóa dc đâu hay nhà bác đại gia nên mất đồ thì mua mới à làm cụt hứng anh em quá
Hihi, anh Cooloo là "chuyên trị" nghĩ chuyện lạ đời, chống trộm chớ ai chống hú bao giờ đâu nhỉ.
Bây giờ Lan Hương lại nghĩ : "có khi thằng ăn trộm nó chẳng sợ cả ... Cảnh Sát thì sao nhỉ ?".
Vả lại, có khi cả chục anh em chơi cái còi cảnh sát thì nó nhờn đi chăng ?
Nên Lan Hương lại tỉ mẩn ra cái mạch ... cứu hỏa - cứu thương. Mấy thằng bợm bãi thế chứ nhát gan và sợ chết hơn anh em điện tử nhà ta nhiều. Chắc là nó phải "ngán" vô bệnh viện hoặc ... bỏng mình với lửa.
Mạch dưới đây có IC 555-I chạy nhịp chậm, và xung ra tại chân 2 + 6 có dạng răng cưa. Transistor A1815 lấy tín hiệu răng cưa đó, đảo pha và kích vào chân trigger control số 5 của IC 555-II, sẽ gây điều chế tín hiệu theo tần số.
Âm thanh qua tụ hóa 220 MFD ra loa sẽ rất hăm dọa y như là thét vào tai kẻ trộm : "Tử thần đây ! Tử thần đây !" .
Còn cái vụ anh em ráp thế nào để kẻ trêm cắt hoặc bứt dây thì còi mới hụ inh ỏi thì ... Lan Hương sẽ từ từ hướng dẫn trong bài sau. Làm gì mà kẻ trộm "qua tay" nổi con nhà điện tử nhỉ. Anh Cooloo chớ có lo.
"Bọn xấu" chỉ còn có nước là chạy mất dép ... Hihi.
Lan Hương.
một lần em dùng thử con HT2860B làm còi hú nghe ghê lắm tóc gáy dựng cả lên chỉ muốn chạy luôn nhưng nghĩ lại mới biết là mình đang nghịch mà LH này làm xong mạch này nhỡ thằng trộm nào yếu bóng vía nó chết ra đấy thì làm sao nhỉ chắc là đứng vỗ tay hô to "CUNG HỈ" à rồi sau đó làm sao thì làm nhỉ
Chính cái câu này làm Lan Hương phải post bài đây :
Thực ra thì mạch còi hụ không có gì khác phát là âm thay đổi theo nhịp với tần số tăng hay giảm dần đều trong một khoảng tần số âm thanh. Như vậy ta chỉ cần kết hợp hai tầng dao động :
1/. Một tầng dao động tạo âm thanh có tần số gốc chỉ định.
2/. Tầng dao động tần số thấp điều tiết dao động (1) theo nhịp tăng hay giảm tần số.
Trong H1, IC 555-II dao động tạo tiếng hú, IC 555-I dao động tần số thấp; trên tụ 100MF sẽ có xung răng cưa điều chế vào chân số 5 của 555-II làm tần số âm thanh thay đổi theo nhịp tần thấp để tạo ra tiếng còi hụ.
Hai biến trở để chỉnh tần số hú và nhịp thế nào cho "ấn tượng" nhất, khiến cho kẻ gian phải lánh xa.
Có khá nhiều mạch điện theo nguyên tắc này, mỗi mạch có âm thanh hay dở khác nhau, Lan Hương sẽ post tiếp nếu các bạn cần.
Chúc các bạn thành công trong việc bảo quản giữ gìn tài sản của mình bằng kỹ thuật điện tử.
Mạch còi hụ dưới đây có âm thanh mô phỏng giống còi hụ ... phú lít (cảnh sát). Không biết kẻ cắp có sợ không nữa.
Nhưng nghe thì ấn tượng lắm.
Trong mạch, IC 555 dao động âm tần cao, phát ra tiếng hú. Ngõ ra loa nếu dùng loa ceramic thì không cần tụ 220 MFD. Hai cổng NOR dùng CD4001A dao động tần số thấp với tần số được chọn bởi vi chỉnh 220K. Ngã ra tần số chậm ở chân số 4 kiểm soát điện áp reset của IC 555 (trên chân số 4). Đèn báo dùng Led kha khá lớn một tí, chớp chớp chắc là có thể dọa ... trẻ con. Hihi.
Hai tần số này phối hợp lại sẽ có âm thanh hụ hai nhịp như ... xe cảnh sát, làm bọn xấu run cho biết ... tay điện tử.
Lan Hương.
ko biết lan hương đã làm mạch dùng ic4001 chưa tớ làm rồi nhưng do ko co chiết áp 220k nên thay bằng 250k nhưng lắp xong mạch ko chạy chỉ nghe thấy dao động khoảng vài chục hz ở loa phát ra thôi ko nghe thấy tiếng còi gì cả ko biết là do linh kiện hay do mạch sai nữa mình đã làm cả bo mạch đẹp lắm rồi nhưng lại ko chạy dc mong mọi người giúp em
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Comment