Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Class D - Chip Amp (2) TDA8920BJ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Một bộ ampli D bán ngoài thị trường có giá rất cao. Giá đắt vì nó khó làm và vì nó có hiệu suất cao. Còn chất lượng thì có thể ngang hay hơn so với ampli AB, việc này là của các nhà quảng cáo.
    Về góc độ kỹ thuật, thiết kế máy giống như xây nhà. Bê tông đúc sẵn quây thành mấy cái khung nhà giống nhau, nhưng lợp ngói hay lợp tôn; quét sơn hay quét vôi; cửa gỗ hay cửa sắt... sẽ có những cái nhà khác nhau cả về kiểu dáng lẫn độ tiện nghi, và tất nhiên giá thành, giá bán cũng khác nhau.
    Con IC chỉ mới giống như cái khung bê tông đúc sẵn thôi.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #32
      theo sở thích của em thì em thích mấy ampli nóng rực lửa mới hay,vì thế nên không mê class D cho lắm
      Trái đất luôn tròn vì vậy bạn chẳng thể nào nhìn thấy phía cuối con đường đi...
      Keep moving forward...

      Comment


      • #33
        theo sở thích của em thì em thích mấy ampli nóng rực lửa mới hay,vì thế nên không mê class D cho lắm
        Trái đất luôn tròn vì vậy bạn chẳng thể nào nhìn thấy phía cuối con đường đi...
        Keep moving forward...

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
          Ý bác là sao?
          hihihi, IC này hãng đã làm ra và tồn tại tới nay thì chắc là đã được test kỹ (hoặc rất kỹ), vấn đề còn lại là kinh kiện ngoài và PCB của mạch thôi.
          Còn vấn để thương mại thì không bàn được vì chưa bao giờ nghĩ tới , hihi
          Ý tôi là khi ra 1 IC nó có datasheet và mạch ứng dụng đi kèm trong đó nếu có linh kiện để lắp nào có yêu cầu đặc biệt thì nó sẽ ghi chú vào vậy mà IC này có cái cuộn dây đã khó không làm được như ngocdt đã nói thì làm sao bán được nhiều IC .

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
            Một bộ ampli D bán ngoài thị trường có giá rất cao. Giá đắt vì nó khó làm và vì nó có hiệu suất cao. Còn chất lượng thì có thể ngang hay hơn so với ampli AB, việc này là của các nhà quảng cáo.
            Về góc độ kỹ thuật, thiết kế máy giống như xây nhà. Bê tông đúc sẵn quây thành mấy cái khung nhà giống nhau, nhưng lợp ngói hay lợp tôn; quét sơn hay quét vôi; cửa gỗ hay cửa sắt... sẽ có những cái nhà khác nhau cả về kiểu dáng lẫn độ tiện nghi, và tất nhiên giá thành, giá bán cũng khác nhau.
            Con IC chỉ mới giống như cái khung bê tông đúc sẵn thôi.
            Đồ class D dùng nghe nhạc trong nhà mới đắt đồ sân khấu rẻ bèo rất ít người mua vì âm thanh không hay , mau hư lại hay đốt loa mà không phải amp dỏm nha Crown đàng hoàng amp này mở ra xem chỉ có con công suất và nhôm giải nhiệt là nhỏ hơn amp cũ còn bo mạch thì toàn linh kiện dán chi chít cả 2 mặt tính ra nhiều gấp mấy lần amp cũ . Ở Sài gòn nhà hát Hòa bình là nơi đầu tiên sử dụng do bà giám đốc đi Tây mua về lúc đó tôi có qua xem và rất ấn tượng vì nhỏ mà công suất lớn tưởng nó sẽ thay thế loại amp nặng hàng chục ký đang sử dụng ai ngờ đến giờ chẳng có mấy nơi trang bị loại này , chủ đầu tư nghe nói amp class D là đòi đổi loại khác ngay .
            Last edited by tuyennhan; 21-06-2012, 17:09.

            Comment


            • #36
              Amply cờ - lát - dê là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật xung và analog. Để tận dụng và phát huy điểm mạnh của nó cần phải nắm vững 2 kỹ thuật này.

              Nếu đã nắm vững kỹ thuật, thì sẽ biết phân tích đúng sai của mạch, thậm chí chẳng tin những thông số trên da-ta-shit.

              Nếu đi sau vào thiết kế, lại cần hiểu thêm về chủng loại và đặc tính của linh kiện.

              Nếu sửa chữa hoặc lắp ráp, thì phải đủ đồ nghề để đo đạc kiểm nghiệm. Làm với kỹ thuật xung mà không có Ô-xích-lô thì học phí sẽ khá cao, còn phải rên rỉ nhiều.

              Với các hãng lớn, amp dê sử dụng nhiều lắm. Chất lượng cũng chẳng kém các tiền bối analog. Thời buổi thiếu năng lượng thì hiệu suất cao là lựa chọn tất yếu.

              Nhưng để đạt chất lượng cao, chất lượng - ổn định cao, thì họ rất cầu kỳ trong thiết kế.

              Ví dụ Amp Crown lắp liền loa JBL, họ phân ra từng dải tần Low - Mid - High.

              Với Low (tần số thấp), tần số PWM là 62,5KHz. Mid (trung) và High (cao) dùng PWM 125KHz.

              Ai cũng hiểu tần số PWM càng cao thì chất lượng âm thanh càng cao. Nhưng cao đến mức nào lại còn phải tính toán, dựa trên hiểu biết về linh kiện và môi trường. Và quan trọng là không để linh kiện hoạt động tới ngưỡng - vì điều đó chỉ là thông số lý thuyết trong điều kiện lý tưởng.

              Nếu tôi là Tép, sẽ giảm tần số PWM xuống thấp hơn, rồi tính tiếp.
              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

              Comment


              • #37
                Bác Nhà Thùng Mốt Mốt Không Mốt nói nghe hay quá.
                Bác nói tiếp đi...
                Phương -Hải Dương
                Email:
                Fb

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi phuongdt_hd Xem bài viết
                  Bác Nhà Thùng Mốt Mốt Không Mốt nói nghe hay quá.
                  Bác nói tiếp đi...
                  Nói từ từ thì khoai mới nhừ! Nói nhanh quá sợ anh em sặc kiến thức.

                  Nhớ khi xưa, cũng định trình bày vài hiểu biết về kỹ thuật xung, nhưng bị 1 ku ném cho quả mìn "Ông đừng đá đổ nồi cơm người khác" nên hãi đến tận bị giờ...

                  Thực ra những món này tớ cũng khoái khẩu khoảng chục năm về trước, cũng đóng vài ngu phí, nên cũng có tí kinh...

                  Nếu anh em không chê thì cứ chờ tớ vừa thở vừa gõ.

                  Giờ quay lại chút kiến thức với "kỹ thuật xung":

                  Đã là "xung", thì điều quan trọng nhất là tần số. Quan trọng nhì là dạng xung. Quan trọng tam là phải hiểu về 5 cái "tham" (time).

                  - Tham thứ nhất là "tham chạy" (time on).
                  - Tham thứ 2 là "tham tắt" (time off).
                  - Tham thứ 3 là "tham chết" (dead time).
                  - Tham thứ 4 là "tham cương lên" (rise time).
                  - Tham thứ 5 là "tham xỉu xuống" (fall time).

                  Năm cái tham nói trên sẽ quyết định chất lượng 1 chu kỳ hoạt động của xung. Bất cứ tham nào lởm khởm đều có thể phải trả giá, thậm chí bị vợ mắng "yếu còn đòi ra gió". Anh em cứ nghiên cứu kỹ đi đã rồi ta lại rên rỉ tiếp.
                  Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                  Comment


                  • #39
                    D sợ nhất dead time. Lúc đó 2 con FET công suất đều có thể mở. -> Gọi 114 ngay/ Không có lửa mà có khói !
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                      Nói từ từ thì khoai mới nhừ! Nói nhanh quá sợ anh em sặc kiến thức.

                      Nhớ khi xưa, cũng định trình bày vài hiểu biết về kỹ thuật xung, nhưng bị 1 ku ném cho quả mìn "Ông đừng đá đổ nồi cơm người khác" nên hãi đến tận bị giờ...

                      Thực ra những món này tớ cũng khoái khẩu khoảng chục năm về trước, cũng đóng vài ngu phí, nên cũng có tí kinh...

                      Nếu anh em không chê thì cứ chờ tớ vừa thở vừa gõ.

                      Giờ quay lại chút kiến thức với "kỹ thuật xung":

                      Đã là "xung", thì điều quan trọng nhất là tần số. Quan trọng nhì là dạng xung. Quan trọng tam là phải hiểu về 5 cái "tham" (time).

                      - Tham thứ nhất là "tham chạy" (time on).
                      - Tham thứ 2 là "tham tắt" (time off).
                      - Tham thứ 3 là "tham chết" (dead time).
                      - Tham thứ 4 là "tham cương lên" (rise time).
                      - Tham thứ 5 là "tham xỉu xuống" (fall time).

                      Năm cái tham nói trên sẽ quyết định chất lượng 1 chu kỳ hoạt động của xung. Bất cứ tham nào lởm khởm đều có thể phải trả giá, thậm chí bị vợ mắng "yếu còn đòi ra gió". Anh em cứ nghiên cứu kỹ đi đã rồi ta lại rên rỉ tiếp.
                      Mấy từ Tham của bác toàn động từ mạnh nghe thấy phê.Cộng với Cờ lát Dê nữa thì vợ bác.....
                      Phương -Hải Dương
                      Email:
                      Fb

                      Comment


                      • #41
                        mod tiếp tục đi ạ! thật quen thuộc dễ hiểu, khác hẳn với đọc sách

                        Comment


                        • #42
                          Tối qua sau 1 hồi vò đầu bứt tai vì cái vụ "phọt phẹt". Đưa ra nhiều giả thiết:
                          1- Nhiễu mạch.
                          2- tần số xung
                          3- tụ boot.
                          4- cuộn Lf, Cf....
                          5....

                          Hì hụi thay thử- chạy tét....
                          - Thay tụ booot
                          - Tăng tần số xung (chứ không giảm).
                          -.....
                          Cuối cùng vấn đề được giải quyết như sau:
                          Thấy rằng việc chống nhiễu (học được từ sự giúp đỡ của mod HTTTTH) là rất quan trọng cho nên ta bắt đầu chống nhiễu bắt đầu từ nguồn trước.
                          Tép dò mạch, ngay tại chân V+ và V- của cả 2 kênh (mà tác già Nquocdt cho là dùng chung) ta cho lọc lại bằng 2 tụ 104.
                          Kì lạ thay, sau khi hàn 2 con tụ vào, test lại với volume lớn thì không còn bị phọt phẹt nữa. Ô lala. Đó là 1 bài học mà các nhà thiết kế chip thường warning khi làm mạch thì thêm vào ngay chỗ gần IC nhất chứ không phãi ngay từ trên mạch nguồn.
                          Ô lala. Hoàn tất rất OK.
                          Attached Files
                          Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                          <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                          Comment


                          • #43
                            Ồ, thế là TDA8920BJ chạy ngon rồi à ? Mạch điện cũng khá đơn giản, nhỉ,
                            Tụ 104 là tụ gốm chứ ?... À, thấy rồi, tụ mica. OK.
                            Mà sao 2 sợi dây nối ra cuộn cảm vẫn dài lòng thòng thế ? (Có lẽ phải làm lại mạch in để rút ngắn tất cả các dây nối có dòng lớn, tép ạ)
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • #44
                              Vậy là Tép đã giải quyết được vấn đề mà ngocdt đã bó tay hay thật , nhưng mà Tép thử lại với cuộn cảm ban đầu hàn sát bo cho chắc chỉ là thêm tụ hay là vừa tụ vừa cuộn cảm mới giải quyết được vấn đề .

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                                Vậy là Tép đã giải quyết được vấn đề mà nquocdt đã bó tay hay thật , nhưng mà Tép thử lại với cuộn cảm ban đầu hàn sát bo cho chắc chỉ là thêm tụ hay là vừa tụ vừa cuộn cảm mới giải quyết được vấn đề .
                                Chắc là chỉ tại phần nguồn thôi.Pphần L nối thêm là mình kỹ nên mình làm thôi, nếu để như cũ thì đẹp hơn. Để khi nào rảnh thì đưa gần lại xem sao.
                                Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                                <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tepriu Tìm hiểu thêm về tepriu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X