Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Class D - Chip Amp (2) TDA8920BJ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Ồ, thế là TDA8920BJ chạy ngon rồi à ? Mạch điện cũng khá đơn giản, nhỉ,
    Tụ 104 là tụ gốm chứ ?... À, thấy rồi, tụ mica. OK.
    Mà sao 2 sợi dây nối ra cuộn cảm vẫn dài lòng thòng thế ? (Có lẽ phải làm lại mạch in để rút ngắn tất cả các dây nối có dòng lớn, tép ạ)
    Lúc đầu thay bằng tụ gốm 104 , đã OK. Nhưng sau đó thay lại bằng tụ mica cho đẹp.
    2 em L chân dài là nối thêm vì cẩn thận, để em chỉnh lại xem sao. Mạch PCB trên vẫn chưa tối ưu vì jump còn nhiều.
    Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
    <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

    Comment


    • #47
      Dear bác HTTTTH, em có làm class D LM311 và IR2110 lái FET, nhưng sau khi lắp xong thì đo đầu ra tới 10V DC, hôm qua tối quá (gần 4h sáng) cho nên chưa dò lại. Bác có góp ý gì không?
      Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
      <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

      Comment


      • #48
        Lệch áp đầu ra tức là còn lệch điểm không (0). Tep xem lại điểm không, cả về DC (chưa có tín hiệu âm tần) lẫn AC (có tín hiệu), bắt đầu từ tín hiệu nhỏ, sau đó tăng Vol lên dần. Dùng dao động ký để quan sát tín hiệu từng bước một (nói cái này chắc là thừa rồi, nhưng ngứa miệng).
        Theo Nhà Thùng thì phải qua thêm hai tầng đảo cho nó "sờ qua" (= square). Nhưng phải lưu ý tần số làm việc của linh kiện. Do đó Nhà Thùng khuyên giảm tần số lấy mẫu.
        Tôi không thích tạo xung bằng OpAmp ở chỗ điểm không hay bị "dạt vòm".
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Lệch áp đầu ra tức là còn lệch điểm không (0). Tep xem lại điểm không, cả về DC (chưa có tín hiệu âm tần) lẫn AC (có tín hiệu), bắt đầu từ tín hiệu nhỏ, sau đó tăng Vol lên dần. Dùng dao động ký để quan sát tín hiệu từng bước một (nói cái này chắc là thừa rồi, nhưng ngứa miệng).
          Theo Nhà Thùng thì phải qua thêm hai tầng đảo cho nó "sờ qua" (= square). Nhưng phải lưu ý tần số làm việc của linh kiện. Do đó Nhà Thùng khuyên giảm tần số lấy mẫu.
          Tôi không thích tạo xung bằng OpAmp ở chỗ điểm không hay bị "dạt vòm".
          Các IC số not, flipflop-D, 4017 có đáp ứng tốt ở tần số cao không bác?

          Còn cái vụ mass bị lệch còn do nguồn không đối xứng (dùng đồng hồ số đo sẽ thấy rõ). em bị lúc ráp lm1875 nhưng liều mạng mắc loa vẫn không sao

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
            Các IC số not, flipflop-D, 4017 có đáp ứng tốt ở tần số cao không bác?

            Còn cái vụ mass bị lệch còn do nguồn không đối xứng (dùng đồng hồ số đo sẽ thấy rõ). em bị lúc ráp lm1875 nhưng liều mạng mắc loa vẫn không sao
            lệch nguồn thì khác, cái này lệch áp ra (output) nếu mắc loa vào chịu 10 VDC này mà nghe cái "tụp" là xong đời em loa.

            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
            Lệch áp đầu ra tức là còn lệch điểm không (0). Tep xem lại điểm không, cả về DC (chưa có tín hiệu âm tần) lẫn AC (có tín hiệu), bắt đầu từ tín hiệu nhỏ, sau đó tăng Vol lên dần. Dùng dao động ký để quan sát tín hiệu từng bước một (nói cái này chắc là thừa rồi, nhưng ngứa miệng).
            Theo Nhà Thùng thì phải qua thêm hai tầng đảo cho nó "sờ qua" (= square). Nhưng phải lưu ý tần số làm việc của linh kiện. Do đó Nhà Thùng khuyên giảm tần số lấy mẫu.
            Tôi không thích tạo xung bằng OpAmp ở chỗ điểm không hay bị "dạt vòm".
            -KHi chưa có tín hiệu:
            +Về DC là lệch 10V,
            +về AC thì chưa đo thử
            - KHi đã có tín hiệu (chưa thử)
            Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
            <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
              Các IC số not, flipflop-D, 4017 có đáp ứng tốt ở tần số cao không bác?

              Còn cái vụ mass bị lệch còn do nguồn không đối xứng (dùng đồng hồ số đo sẽ thấy rõ). em bị lúc ráp lm1875 nhưng liều mạng mắc loa vẫn không sao
              lệch nguồn thì khác, cái này lệch áp ra (output) nếu mắc loa vào chịu 10 VDC này mà nghe cái "tụp" là xong đời em loa. Nguồn thì vẫn cân nhau, lệch max chưa tới 1voltDC.

              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Lệch áp đầu ra tức là còn lệch điểm không (0). Tep xem lại điểm không, cả về DC (chưa có tín hiệu âm tần) lẫn AC (có tín hiệu), bắt đầu từ tín hiệu nhỏ, sau đó tăng Vol lên dần. Dùng dao động ký để quan sát tín hiệu từng bước một (nói cái này chắc là thừa rồi, nhưng ngứa miệng).
              Theo Nhà Thùng thì phải qua thêm hai tầng đảo cho nó "sờ qua" (= square). Nhưng phải lưu ý tần số làm việc của linh kiện. Do đó Nhà Thùng khuyên giảm tần số lấy mẫu.
              Tôi không thích tạo xung bằng OpAmp ở chỗ điểm không hay bị "dạt vòm".
              -KHi chưa có tín hiệu:
              +Về DC là lệch 10V,
              +về AC thì chưa đo thử
              - KHi đã có tín hiệu (chưa thử)
              Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
              <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

              Comment


              • #52
                Ầy,
                Cái "điểm không" mà tôi nhắc tep là điểm không trên xung điều chế ấy.
                Khi tín hiệu (analog) vào = 0; xung ra là xung vuông cân đối.
                Khi tín hiệu khác không, tín hiệu bắt đầu bị PWM.
                Khi tín hiệu lớn đến một mức nào đó, tín hiệu xung bị "mất xung", do quá mức điều chế PW.
                Cái đó mới cần đến "Ô xích lô".

                Còn điện áp đo được (bằng Vôn kế) ở lối ra của OpAmp, thì chỉ mới là tín hiệu DC đơn thuần, phản ánh chế độ phân cực của OpAmp.
                Nhiều khi lối ra của OpAmp có DC = 0V; nhưng điều chế sai thì DC ở lối ra giữa các FET vẫn khác 0.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
                  Các IC số not, flipflop-D, 4017 có đáp ứng tốt ở tần số cao không bác?
                  Cái này thì xem đát ta sịt.
                  Vì cùng một mã linh kiện nhưng có dòng làm việc ở tốc độ chuyển mạch nhanh. Trong đó thường dùng diode Shottky.
                  Last edited by HTTTTH; 25-06-2012, 17:46. Lý do: sửa lỗi
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    Ồ, thế là TDA8920BJ chạy ngon rồi à ? Mạch điện cũng khá đơn giản, nhỉ,
                    Tụ 104 là tụ gốm chứ ?... À, thấy rồi, tụ mica. OK.
                    Mà sao 2 sợi dây nối ra cuộn cảm vẫn dài lòng thòng thế ? (Có lẽ phải làm lại mạch in để rút ngắn tất cả các dây nối có dòng lớn, tép ạ)
                    nếu nói về dòng thì ta câu dây có khi dẫn được dòng lớn hơn đó bác ạ,trừ khi mạch in tráng thiếc chứ không thì nó rất mỏng,dòng nó chịu được kém hơn nhiều so với sợi dây dài kia,vấn đề là cần rút ngắn đường mạch để chống nhiễu
                    Trái đất luôn tròn vì vậy bạn chẳng thể nào nhìn thấy phía cuối con đường đi...
                    Keep moving forward...

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi bboyminh Xem bài viết
                      nếu nói về dòng thì ta câu dây có khi dẫn được dòng lớn hơn đó bác ạ,trừ khi mạch in tráng thiếc chứ không thì nó rất mỏng,dòng nó chịu được kém hơn nhiều so với sợi dây dài kia,vấn đề là cần rút ngắn đường mạch để chống nhiễu
                      tối ưu nhất có thể. mạch in 50 mil vẫn có thể dẫn được 10A (mạch đủ ngắn &.... )

                      Ban đầu làm mạch thì câu dây, mới học vẽ (còn giàu) đi dây ngoằn ngèo cho đẹp, học xong (nghèo) vẽ mạch bé tí, phủ mass hết để tốn thuốc rữa

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi bboyminh Xem bài viết
                        vấn đề là cần rút ngắn đường mạch để chống nhiễu
                        Một máy tăng âm lắp xong, cắm chốt micro, dây micro không bọc chống nhiễu. Loa kêu "tiếng lạ" (thu được các đài phát thanh ở gần). Dây càng dài thì tiếng đài càng ổn định.
                        Do đâu? Do sóng điện từ từ đài phát thanh cảm ứng vào dây micro, tách sóng trên các linh kiện đầu vào của tăng âm (thường là trên diode của transistor).
                        Cường độ sóng cảm ứng vào dây micro lớn hay bé? Bé. Cỡ uV/m. Thế mà đã nhiễu ầm ĩ rồi.
                        Chẳng cần phải cộng hưởng, đổi tần, ...

                        Lối ra của tầng công suất tăng âm D làm việc ở tần số >120kHz, biên độ xung gần bằng Vcc (cho là +/- 24Vpp, bằng 17Vrms). Một cái chân linh kiện hơi dài sẽ giống như một cái an-ten thu. Điện trở dây quấn càng giống cái an-ten thu.
                        Khoảng cách từ đầu ra tới linh kiện có thể cảm ứng được trên mạch in: ~ 10cm. Cường độ tại linh kiện đó = 170V/m (rms). Ối, sao lớn vậy, có tính nhầm không? Thôi, trừ mọi tổn hao do không cộng hưởng..., lấy 0,1% thôi (một phần ngàn) thì cường độ "chỉ" còn 0,17V/m (rms). (thực tế , trên đầu kim đo của dao động ký để hở đặt cách đầu ra 10cm cũng có xung gần 1Vpp)
                        Nếu không nhầm thì không nhiễu mới lạ!

                        => Phải tìm mọi cách chặn cái nhiễu này lại.

                        Đầu tiên là giảm đường đi dây tín hiệu có dòng lớn (tầng cuối của khuếch đại) = thu ngắn "an-ten" phát.
                        Sau nữa là chọn linh kiện (tránh dùng tụ mylar và điện trở dạng dây quấn), bo tròn các mối hàn... = không tạo nên các điểm thu sóng tốt.
                        Sau nữa là triệt nhiễu cao tần trên nguồn (tep mới làm)
                        ...
                        Cuối cùng (hoặc đầu tiên cũng được) là bọc kim để ngăn chặn hồi tiếp qua không gian, mà trong hướng dẫn về Dê, gọi là EMI = tương tác điện từ.

                        Toàn những thứ không nhìn thấy, nhưng có thể "nghe" thấy. Cái đó gọi là "fọt fẹt"
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #57
                          Đêm hôm qua em check lại thì thấy có con diod từ VCC xuống Vb của IR2110 bị ngược đầu, đúng là là ...... SAu khi đảo đầu diod lại từ pin 3 tới pin 6 thì đầu out hết DC. Nhưng chưa có tín hiệu ra .
                          Chắc con 2110 chết rồi, khuya quá nên không kiểm tra/ thay thử 2110.

                          Nếu được, thì Tép tính tách phần ClassD 2110 lái FET sang thành luồng mới, ai có ý kiến gì không ? Sẽ post schematic & PCB luôn cho anh chị em tham khảo. Vui lòng góp ý.
                          Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                          <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                            Đêm hôm qua em check lại thì thấy có con diod từ VCC xuống Vb của IR2110 bị ngược đầu, đúng là là ...... SAu khi đảo đầu diod lại từ pin 3 tới pin 6 thì đầu out hết DC. Nhưng chưa có tín hiệu ra .
                            Chắc con 2110 chết rồi, khuya quá nên không kiểm tra/ thay thử 2110.
                            Lại nữa, xem lại: "Vừa đi mua tụ về...". Tầng ra của 2110 chưa chắc đã die đâu, vì VB là đầu vào để boost thôi. Nhưng cũng có thể chết lối vào. Cứ thay cho chắc.
                            Nếu Tép tách phần ClassD 2110 lái FET sang thành luồng mới, vui lòng phân tích kỹ về dịch mức nhe.
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • #59
                              Từ các máy class D đã xem tôi thấy nó dùng toàn linh kiện dán , mạch nhỏ đường nối mạch ngắn hầu như không có jump và mối hàn nhỏ xíu vừa đủ dính linh kiện đôi chổ có hộp kim loại chắn nhiễu còn cuộn dây thì không có gì lạ . đổi từ lái xe đạp ra lái xe máy thì học phí cũng cao hơn chưa tính đến ngu phí vậy nên khỏi chuyển sang làm gì vì cũng có nhiều bài rồi .

                              Comment


                              • #60
                                Chúc mừng Tép!

                                Vậy thì tạo luồng mới để rên rỉ tiếp. Tớ cũng xin dừng thảo luận trong luồng này để tránh hiện tượng "core dump".
                                Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tepriu Tìm hiểu thêm về tepriu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X