Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Class D (2) Opam - IR2110 lái FET

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • sao bác tép vẫn chưa mở luồng class dê dùng linh kiện rời
    computer: enter password
    man: penis
    computer:your password isn't long enough
    man: :((

    Comment


    • Nguyên văn bởi nick phụ Xem bài viết
      sao bác tép vẫn chưa mở luồng class dê dùng linh kiện rời
      bác cứ từ từ, làm quá bác tép tẩu hỏa thành tép rang luôn à. cứ dùng IC chuyên dụng trước cho đơn giản. với lại IC này nhật tảo không thiếu nên sợ gì

      Comment


      • Nguyên văn bởi nick phụ Xem bài viết
        sao bác tép vẫn chưa mở luồng class dê dùng linh kiện rời
        Cứ từ từ! Nó dùng TL074 tạo xung tam giác, sau đó so sánh với tín hiệu audio để ra 1 thứ, thứ đó dùng để đưa vào cặp sò từ cặp sò đưa ra áp kích cặp FET, sẽ nói trong luồng khác (sau khi test sơ bộ).
        Đây là mạch căn bản về D.
        Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
        <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

        Comment


        • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
          Mạch amp class D tự ráp ưu điểm là gọn nhẹ , chất âm tốt dễ đạt công suất lớn nhưng có khuyết điểm là thui loa bất ngờ không kịp trở tay mà mấy mạch bảo vệ như của amp class AB không có tác dụng vậy để bảo vệ cặp loa của mình khi sử dụng amp class D tôi nghỉ nên phân tích về nguyên nhân thui loa để tìm cách khắc phục hay hạn chế bớt . Vì HTTH là người giỏi lý thuyết nhất và đang tính ngồi chơi tôi nghĩ nên giao cho HTTH nêu ra các nguyên nhân để anh em cùng nghiên cứu ai đồng ý thì cùng dơ tay ...
          Ủa , em tưởng chỉ thui loa khi có DC đầu ra , hoặc công suất ra lớn , hoặc có cao tần lọt ra , chứ nếu các mạch bảo vệ hay dùng ở Class AB không bảo vệ được thì em nghĩ không ai dám dùng Class D đâu ạh , nguyên nhân thui loa em thấy chỉ có 3 cái trên kia là hay gặp , hay thấy nhất là 2 cái đầu - rò DC (amp hư) , công suất ra lớn (máu quá ) , và đầu ra của amp dù là Class nào đi nữa thì nó vẫn là tín hiệu tương tự (Analog) , và như vậy thì mình vẫn dùng các mạch bảo vệ thông thường chứ ạ , có điều là với Class D thì em nghĩ nên bảo vệ cả khi có cao tần lọt ra nữa ạ .
          Em đề xuất nghiên cứu và sử dụng mạch này (do bác mattroidem bên vnav giới thiệu) , bảo vệ và lập trình điều khiển = PIC , có Module phát hiện cao tần .... nói chung là em thấy rất tốt , nhưng ngại vì dùng PIC , có cao thủ nào thầu được vụ này thì hay quá nhỉ .

          PIC-based Speaker Protection

          Thân
          Chuyện gzì cũng dám làm - No_Four_Go

          Comment


          • Nguyên văn bởi thi3nch4y Xem bài viết
            Ủa , em tưởng chỉ thui loa khi có DC đầu ra , hoặc công suất ra lớn , hoặc có cao tần lọt ra , chứ nếu các mạch bảo vệ hay dùng ở Class AB không bảo vệ được thì em nghĩ không ai dám dùng Class D đâu ạh , nguyên nhân thui loa em thấy chỉ có 3 cái trên kia là hay gặp , hay thấy nhất là 2 cái đầu - rò DC (amp hư) , công suất ra lớn (máu quá ) , và đầu ra của amp dù là Class nào đi nữa thì nó vẫn là tín hiệu tương tự (Analog) , và như vậy thì mình vẫn dùng các mạch bảo vệ thông thường chứ ạ , có điều là với Class D thì em nghĩ nên bảo vệ cả khi có cao tần lọt ra nữa ạ .
            Em đề xuất nghiên cứu và sử dụng mạch này (do bác mattroidem bên vnav giới thiệu) , bảo vệ và lập trình điều khiển = PIC , có Module phát hiện cao tần .... nói chung là em thấy rất tốt , nhưng ngại vì dùng PIC , có cao thủ nào thầu được vụ này thì hay quá nhỉ .

            PIC-based Speaker Protection

            Thân
            không đến mức phải dùng pic trong việc bảo vệ. Đơn giản vì Loa là thiết bị sau cùng thể hiện analog chúng ta chỉ cần dùng analog cho nó là đủ. Thui loa là do chưa có bảo vệ chứ nếu có bảo vệ sẽ không còn chuyện đó đâu. Mà không hiểu sao tôi làm lớp dê chán rồi mà chưa cháy cái loa nào!!? cứ đo DC chắc chắn trước khi cắm loa vào là ok.
            Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

            Comment


            • mạch bảo vệ loa nên thêm mạch định thời vài giây dùng trans hoặc 555 để mới bật amply sao vài giây mới cho đóng loa. chứ nếu không mới bật amply lên nghe cái "bụp"...màng loa dính lên nóc nhà

              Comment


              • Nguyên văn bởi thwcs Xem bài viết
                không đến mức phải dùng pic trong việc bảo vệ. Đơn giản vì Loa là thiết bị sau cùng thể hiện analog chúng ta chỉ cần dùng analog cho nó là đủ. Thui loa là do chưa có bảo vệ chứ nếu có bảo vệ sẽ không còn chuyện đó đâu. Mà không hiểu sao tôi làm lớp dê chán rồi mà chưa cháy cái loa nào!!? cứ đo DC chắc chắn trước khi cắm loa vào là ok.
                Ặc ặc , bác có nhìn schematic chưa mà phán em dùng Digital bảo vệ , con Pic chỉ là để điều khiển cái Relay đóng ngắt ra loa , và các cổng Logic của nó để nhận tín hiệu từ các mạch dò tìm gửi về ( dò DC , HF , đóng chậm và mở nhanh khi bật nguồn , quá dòng quá nhiệt .... tùy mình thêm vào ) , chỉ có con Pic là số , còn lại vẫn thuần Analog , và tín hiệu ra loa cũng chỉ qua cái ... Relay thôi mừ
                Chuyện gzì cũng dám làm - No_Four_Go

                Comment


                • Nguyên văn bởi likes Xem bài viết
                  mạch bảo vệ loa nên thêm mạch định thời vài giây dùng trans hoặc 555 để mới bật amply sao vài giây mới cho đóng loa. chứ nếu không mới bật amply lên nghe cái "bụp"...màng loa dính lên nóc nhà
                  Cái này buộc phải có khi làm mạch bảo vệ bác ạ , không cần dùng 3 số làm gì cho rắc rối đâu ạh , ngay cả con uPC1237 cũng có sẵn chức năng này , và em thấy mạch nào cũng phải có chức năng này
                  Chuyện gzì cũng dám làm - No_Four_Go

                  Comment


                  • Hôm nay chủ nhật, moi trong đống DIY cũ ra được cái mạch UCD đã chạy nhưng giờ thiếu đủ thứ nên đang sửa lại. Chưa cắm lại điện. Chắc phải hết tuần sau mới xong. Nhân tiện cũng DIY luôn 2 em True sine inverter dùng EGS002 và 1 em UCD 100W x 2 kênh/+-40VDC không dùng IR2110. Có vài cái hình cho các bác ném đá.

                    Free Cloud Storage - MediaFire
                    Free Cloud Storage - MediaFire
                    Free Cloud Storage - MediaFire
                    Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

                    Comment


                    • Mạch class D tôi nói thui loa có sử dụng mạch bảo vệ loa ở trạng thái rò DC và quá tải , mạch ráp hoàn chỉnh sử dụng để nghe nhạc , xem phim lâu lâu hát karaoke dùng với cặp loa 4 tấc Đài loan được hơn tháng tự nhiên đang nghe nhạc thì tắt tiếng ngó ra thấy khói bốc ra từ 2 cái thùng loa cùng mùi khét tắt máy kiểm tra thấy cháy cả loa bass và treble trong thùng , tháo vỏ amp ra kiểm tra thấy không hư gì câu loa khác vào vẫn hát tốt mạch bảo vệ tháo ra cấp nguồn thử đưa DC vào rờ le không đóng tức là vẫn còn tốt loa bass khi đem quấn thợ tháo ra thấy coil loa cháy đen như vừa lấy từ lò nướng ra . Khi sử dụng vẫn mở âm lượng vừa đủ chừng 3/5 volume như mọi ngày trước đó nên cũng không hiểu lý do tại sao hư loa chỉ đoán mò là lọt AC cao tần vào loa sau này thấy nhiều người cũng bị như thế cũng cháy loa không rõ nguyên nhân .
                      Mạch class D đơn giản đã có từ rất lâu vậy sao thị trường không có bán bo mạch này mà toàn mạch class AB , amp cũng thế chắc là tại nguyên nhân trên ???

                      Comment


                      • Vâng , với class D thì em nghĩ có thể là lọt cao tần ra ngoài , lúc này loa vẫn sẽ phải hứng dòng điện này dù tai người không nghe được nhưng nó vẫn đang tiêu thụ điện năng , và amp cũng đang phải tốn thêm công suất cho mớ cao tần lọt ra nhưng vô ích này . Vậy nên em mới muốn làm cái mạch bảo vệ có bảo vệ cao tần , còn dò DC và đóng chậm thì bắt buộc phải có rồi ạ .
                        Chuyện gzì cũng dám làm - No_Four_Go

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi thi3nch4y Xem bài viết
                          Vâng , với class D thì em nghĩ có thể là lọt cao tần ra ngoài , lúc này loa vẫn sẽ phải hứng dòng điện này dù tai người không nghe được nhưng nó vẫn đang tiêu thụ điện năng , và amp cũng đang phải tốn thêm công suất cho mớ cao tần lọt ra nhưng vô ích này . Vậy nên em mới muốn làm cái mạch bảo vệ có bảo vệ cao tần , còn dò DC và đóng chậm thì bắt buộc phải có rồi ạ .
                          vậy mạch phát hiện cao tần nằm trong dãy nào. và tần số đáp ứng tối đa của loa là bao nhiêu để từ đó ta mới làm được. nhưng em thấy loa treeb ngưới ta vẫn dùng để phát siêu âm đó trong các mạch đuổi chim, chuột.

                          nói tới đây mới nhớ ngày xưa học vật lý có nói ngưỡng nghe của tai người từ 16-20.000hz. vậy mạch bảo vệ trên 20khz là cắt bụp được rồi. ngoài ra cũng xem đến cuộn lọc đầu ra, bác nào rành thì tính toán chính xác cho nó cắt ở 20khz luôn

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi likes Xem bài viết
                            vậy mạch phát hiện cao tần nằm trong dãy nào. và tần số đáp ứng tối đa của loa là bao nhiêu để từ đó ta mới làm được. nhưng em thấy loa treeb ngưới ta vẫn dùng để phát siêu âm đó trong các mạch đuổi chim, chuột.

                            nói tới đây mới nhớ ngày xưa học vật lý có nói ngưỡng nghe của tai người từ 16-20.000hz. vậy mạch bảo vệ trên 20khz là cắt bụp được rồi. ngoài ra cũng xem đến cuộn lọc đầu ra, bác nào rành thì tính toán chính xác cho nó cắt ở 20khz luôn
                            trong đó có cái module HF đó bác .
                            Em nghĩ không nên cắt thấp quá , vì dùng từ cắt ở đây nghe có vẻ là "cắt cái bụp" nhưng thực ra là mạch lọc nó chỉ làm suy giảm tín hiệu ở khoảng tần số cắt mong muốn , nên theo em (và cả thế giới họ đã làm) là không nên cắt ở 20kHz , mà cắt cao hơn tí (khoảng 23kHz - 25kHz) để khi nghe còn thấy treble nó lung ling nữa chứ , cắt thấp quá thì em sợ băng thông nó hẹp , mà amp ngày nay toàn băng thông từ 1Hz - Vài trăm kHz đến 1Mhz không hà , mình cắt ở 23kHz là thấp lắm rồi .
                            Chuyện gzì cũng dám làm - No_Four_Go

                            Comment


                            • Em tính sơ sơ thì dùng mạch LC filter của mạch UcD là Ok , nó dùng L = 30uH , C = 1,5uF , nên nó cắt ở 23,7kHz . Như vậy là Ô văn kê rồi
                              Chuyện gzì cũng dám làm - No_Four_Go

                              Comment


                              • Lọt cao tần ra loa chỉ có thể do tụ lọc đầu ra bị hỏng (đứt hoặc giảm trị số) . Bằng cách kiểm sóat dòng điện qua nó hoặc mắc song song thành tổ hợp tụ thì tôi nghĩ sẽ tránh được.
                                Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tepriu Tìm hiểu thêm về tepriu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X