Thông báo

Collapse
No announcement yet.

BOARD cong suat ampli

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • BOARD cong suat ampli

    Đơn giản nhất và nhỏ nhất để thay thế cho các loại STK khó tìm
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

  • #2
    Ý của anh là sao nhỉ? là đang định tìm 1 mạch ampli nhỏ để thay cho mạch STK hay là anh định post sơ đồ lên?
    Mà nhân tiện nếu cần ráp 1 ampli nhỏ , có thể thay thế STK khó tìm tại sao mình không lên ráp lại sơ đồ con STK đó trong Datasheet nhỉ?

    Comment


    • #3
      hồi trước tôi có làm một board bằng LK rời có chân ra tương tự như con STK (STK Driver chứ ko phải STK Power đâu) tính năng khá tốt. mục đích cũng giống như bác NDV nói là để thay thế cho các con STK Driver mắc tiền và khó tìm.
      để tôi lục lại xem còn ko sẽ post lên nhé.

      Comment


      • #4
        Thay thế cho các loại STK khó tìm là một ý tưởng hay và rất thực tế. Tôi đã vài lần gặp phải trường hợp này. Đặc biệt là khi mua "STK mới-gặp phải hàng nhái". Dùng thời gian đầu thì tạm ổn nhưng sau đó "trôi nhiệt rất nhanh, rồi méo tiếng và hỏng dần, cuối cùng lại phải thay mới.
        Sau đó tôi đã dùng giải pháp thay bọn này bằng con TDA7294 của ST Microelectronics (www.st.com). Con này về tính năng và chân cẳng thì gần như tưong đưong với STK. Nếu khác chỉ cần câu dây-vặn chân nối lại là xong. Về công suất và điện áp nguồn thì khá giống nhau. Chỉ có điều cần phải gia cố lại tản nhiệt (vì con TDA7294 có dạng vỏ nhỏ hơn nhiều).
        Con này hay đựoc dùng trong các bộ "dàn VCD-DVD mini liền cục" vẫn hay bán phổ biến hiện nay. Sau một lần sửa cho 1 chú chết thấy tiện dùng luôn và thấy khá ổn. Tất nhiên không thể lại được với các bộ "sò" công suất nhưng so vói STK thì tốt và không mất nhiều công sức, kể cả không cần board mạch in.

        Mong các bạn đã dùng TDA7294 cho biết thêm ý kiến

        Comment


        • #5
          TDA7294 về mặt nào đó thì có thể thay thế cho STK trong một số dàn máy liền cục - nghĩa là thay thế được cho 1 số loại STK công suất vừa và nhỏ chứ không hoàn toàn thay thế cho tất cả các STK.

          TDA7294 theo quảng cáo của hãng ST (SGS-Thomson Microelectronics) là loại DMOS công suất có thể đạt 100W max (Bình thường khoảng 70W) nhưng thực tế sử dụng thì công suất đạt chỉ khoảng 50W. nếu nâng công suất bằng cách tăng điện áp nguồn (max +-40V) sẽ sinh nhiệt rất lớn, hoặc tăng công suất bằng điện trở hồi tiếp thì chất lượng âm thanh giảm khá rõ. tôi đã dùng mọi cách như nói trên thậm chí dùng 2 con TDA7294 mắc theo kiểu BTL để tăng công suất nhưng không vừa lòng. mặt khác với kiểu chân Mulltiwat15 có vỏ nối với (VS-) nên tản nhiệt kém và khó sử dụng. sử dụng TDA7294 hoặc LM386 phải có Opamp đệm ngõ vào. nếu không thì rất tệ.

          nói tóm lại có thể sử dụng cho các ampli công suất vừa và nhỏ hoặc làm công suất cho loa sub của máy tính thì tốt. không đủ công suất cho 1 ampli karaoke diện tích phòng trên 20m2.

          STK loại hiện có bán trên thị trường giá khá cao và không chắc là hàng chính hãng do vậy cũng nên hạn chế dùng.

          nếu có điều kiện các bạn có thể tự ráp 1 board công suất bằng linh kiện rời. tuy hơi phức tạp/ cân chỉnh khó khăn một chút nhưng có nhiều ưu điểm...

          Comment


          • #6
            Đúng vậy, như tôi đã nói trước: dùng TDA7294 để thay thế cho STK chỉ dùng cho các trường hợp STK nhỏ thôi, và chất lượng thì không thể sánh được với các tầng công suất dùng "sò" công suất chịu áp cao-dòng lớn được. Tuy nhiên đối với các tình huống cấp bách và với những người mới làm chưa có nhiều kinh nghiệm lắp mạch và cân chỉnh thì đây cũng là một bài thực hành khá hay để nâng dần kinh nghiệm.
            Về quan điểm cá nhân, tôi có sự so sánh như sau:
            - Thiết kế mạch cho các tầng công suất Amply (dùng sò): Liên xô (cũ) có thiết kế mạch rất phức tạp nhưng chất lượng âm thanh rất hay. Có điều chất lượng linh kiện quá kém (các transistor nhỏ-màu đỏ, màu vàng...), các tụ hoá, điện trở chân bằng sắt...rất hay hư hỏng nên thường xuyên phải có đồ nghề để bên cạnh để "xử lý" ngay. Các bạn ở phía Bắc (Hà Nội) có thể đã gặp hoặc còn nhớ về những loại amply này (hiện nay nó thường được gánh rong trên các gánh hàng đồng nát...).
            - Thiết kế của các Amply Nhật (cùng thế hệ với loại trên) thì đơn giản hơn. Có thể nói là theo thiết kế kinh điển, chất lượng âm thanh ở mức trung bình-tốt nhưng chất lượng linh kiện rất tốt, ít khi bị sự cố lặt vặt...thích hợp với đa số người dùng.
            - Thiết kế của các Amply Mỹ (USA) (cùng thế hệ trên) thì mạch cực kỳ đơn giản, nhưng chất lượng âm thanh rất tuyệt. Tuy nhiên hay sử dụng linh kiện "độc-quái chiêu" hoặc yêu cầu chất lượng linh kiện rất cao nên khi hỏng khó sửa chữa, thay thế.
            Thời mới tập lắp ráp mạch amply, tôi không theo hướng mua board mạch sẵn có ngoài chợ mà đi mua lại một chiếc amply Nga (Liên xô cũ) còn đầy đủ chassis, biến áp nguồn, cặp tụ lọc nguồn, bộ tản nhiệt với giá còn rẻ hơn mua các linh kiện rời kia. Sau đó về tìm hiểu, vẽ lại sơ đồ mạch (để điều trị cho nhiều lần sau...) và thay các linh kiện của ta vào, đo đạc, hiệu chỉnh. Nhận xét kết quả: chất lượng tốt hơn các board lắp sẵn ơ chợ nhiều. Lại có vỏ để sẵn sàng dùng ngay. Phải tội là không bày ra được (vì vỏ của Nga xấu lắm...)

            Tuy nhiên chất lượng này thì hơn hẳn một số loại STK "khủng" đấy-giá thành rất rẻ.

            Mong các bạn trao đổi thêm kinh nghiệm

            Comment


            • #7
              tôi vẫn đề cao việc lắp ráp amply bằng linh kiện rời,nếu bạn tìm được linh kiện chuẩn + thiết kế đúng :chắc chắn thành công và âm thanh rất tốt(tôi ko nói hay vì một chiếc amply muốn "hay" phải có bộ lọc bass treble nữa,bạn thử cấp tín hiệu vào amply chỉ có công suất không thôi thì nghe rất chán,ai giải thích được vụ này ko ?)

              nhân tiện có bác nào vọc cái amply 5.1 rồi ko ?phát biểu 1 chút nhé

              Comment


              • #8
                Tôi vừa tìm được 1 sơ đồ, mạch đẳng hiệu của 1 con STK4221 II , tôi đưa lên đây chúng ta cùng phân tích nhé! Banj link vào trang web sau: http://www.pollin.de/service/Bauelemente/100898.pdf
                Last edited by online_60; 11-05-2006, 19:56.

                Comment


                • #9
                  Chao!

                  Tôi vừa tìm được 1 sơ đồ, mạch đẳng hiệu của 1 con STK4221 II , tôi đưa lên đây chúng ta cùng phân tích nhé! Banj link vào trang web sau:

                  http://www.pollin.de/service/Bauelemente/100898.pdf
                  Để post nguyên hình ảnh của mạch lên , nhưng web cứ báo lỗi, mặc dù size của file chỉ có 87kb, nhưng cứ bị web báo lỗi hoài, vì thế tôi link tạm web này để các bạn tham khảo.
                  Last edited by online_60; 11-05-2006, 20:11.

                  Comment


                  • #10
                    STK thì cứ vô trang web của Sanyo mà tìm ( http://www.semic.sanyo.co.jp/ ) gõ STK vào ô trống trên tollbar.Ở đấy không thiếu gì. ngoài ra còn có một số IC của hãng này cũng ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị audio.
                    ví dụ:
                    http://service.semic.sanyo.co.jp/sem...50&row_count=1

                    Comment


                    • #11
                      Ha ha! Đang bốc mộ trên diễn đàn, tìm đc bộ hài cốt có niên đại 5 năm này, lục lên xem có dùng đc gì ko? Chả là hôm qua em vừa take của đồng nát đc 1 con ampli Onkyo Integra A-3500. Con này là dòng cực cổ! Công suất nó dùng 2 con STK 032, cho công suất mỗi kênh 25W. Phần nguồn, pre ... còn ngon, có điều 2 con STK đều ngỏm! Em có ý tưởng muốn thay 2 con STK này bằng 2 con TDA7294 hoặc LM3886. Nhưng em thích con LM3886 hơn vì nó phù hợp công suất và điện áp của con amp này!

                      Xin các bậc tiền bối cho ý kiến! Thks!
                      Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!

                      0989313142

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi lvt195 Xem bài viết
                        Ha ha! Đang bốc mộ trên diễn đàn, tìm đc bộ hài cốt có niên đại 5 năm này, lục lên xem có dùng đc gì ko? Chả là hôm qua em vừa take của đồng nát đc 1 con ampli Onkyo Integra A-3500. Con này là dòng cực cổ! Công suất nó dùng 2 con STK 032, cho công suất mỗi kênh 25W. Phần nguồn, pre ... còn ngon, có điều 2 con STK đều ngỏm! Em có ý tưởng muốn thay 2 con STK này bằng 2 con TDA7294 hoặc LM3886. Nhưng em thích con LM3886 hơn vì nó phù hợp công suất và điện áp của con amp này

                        Xin các bậc tiền bối cho ý kiến! Thks!

                        hi hi, "đào mộ" mà vớ được mộ Tần Thủy Hoàng thì vớ bẫm!
                        Theo tôi cứ xem phần bát chép còn ngon thì độ bo CS có sẵn là OK, nếu thích CS cao thì thay luôn biến áp nguồn, nếu không vừa ý về bo bán sẵn thì thay thế linh kiện chủ đạo của nó :sò, tụ lọc, điốt nắn nguồn, là có ngay con amli ngon lành mà tốn ít công nhất.
                        Chán ko buồn ký.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi tho hoc viec Xem bài viết
                          hi hi, "đào mộ" mà vớ được mộ Tần Thủy Hoàng thì vớ bẫm!
                          Theo tôi cứ xem phần bát chép còn ngon thì độ bo CS có sẵn là OK, nếu thích CS cao thì thay luôn biến áp nguồn, nếu không vừa ý về bo bán sẵn thì thay thế linh kiện chủ đạo của nó :sò, tụ lọc, điốt nắn nguồn, là có ngay con amli ngon lành mà tốn ít công nhất.
                          Ặc! Bác ko đọc kỹ bài của em rồi! Em nói là con này nó chạy 2 con STK 032 cho 2 vế CS, hiện 2 con đều ngỏm và em đang muốn thay bằng LM3886. Nguồn của con amp này phù hợp với con 3886 mà!
                          Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!

                          0989313142

                          Comment


                          • #14
                            Máy Denon đó IC công suất nhỏ nên toàn treble , tiếng bass rất nhẹ nên thay 3886 vào rất hợp , các IC dòng STK bị hư nếu khéo tay tách lớp vỏ đen ra hay mài đứt phần mặt chữ thì thấy bên trong có bản mạch kiểu SMT đo và thay thế linh kiện hư thì sử dụng lại được , 2 con công suất nếu hư thỉ cách ly ra khỏi mạch câu 3 dây B,C,E ra hàn vào trans công suất khác gắn trên tản nhiệt .

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                              Máy Denon đó IC công suất nhỏ nên toàn treble , tiếng bass rất nhẹ nên thay 3886 vào rất hợp , các IC dòng STK bị hư nếu khéo tay tách lớp vỏ đen ra hay mài đứt phần mặt chữ thì thấy bên trong có bản mạch kiểu SMT đo và thay thế linh kiện hư thì sử dụng lại được , 2 con công suất nếu hư thỉ cách ly ra khỏi mạch câu 3 dây B,C,E ra hàn vào trans công suất khác gắn trên tản nhiệt .
                              Thks bác tuyennhan! Em cũng nghĩ tới cách này nhưng chưa dám làm vì chưa có đồng minh. Đc bác tiếp tay em thêm tự tin, có lẽ về em sẽ chiến tiếp theo cách này trc. Thks!
                              Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!

                              0989313142

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X