Thông báo

Collapse
No announcement yet.

gắn thêm nam châm cho loa

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi thetung Xem bài viết
    Có lẽ bác Quocthai giải thích chưa kĩ thôi , chứ ai mà chẳng biết nếu cường độ từ trường tăng lên thì lực tác dụng lên cuộn dây cũng tăng lên → loa kêu to lên . Còn một vấn đề này nữa ( mà m nghe lỏm được từ mấy tiền bối sản xuất loa) là ở loa "đểu " từ trường trong khe từ không đều, lực tác dụng lên cuộn dây không đều , gây ra hiện tượng " xoắn" cuộn dây → âm thanh phát ra không "thật" .Mạo muội có ý kiến như vậy, sai thì các bác bỏ qua.....
    uhm, từ phải đều thì lực tác dụng lên côn loa sẽ đều, nếu như gắn thêm 1 cục nam châm ở phía sau mà từ tăng lên nhiều vậy mấy hãng loa nổi tiếng nó gắn ... 8 cái nam châm nữa quá. Mình thấy chỉ có VN là làm mấy cái trò mèo này thôi
    .

    Comment


    • #47
      m thấy loa ngoại cũng gắn 2 nam châm

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi cvhp Xem bài viết
        uhm, từ phải đều thì lực tác dụng lên côn loa sẽ đều, nếu như gắn thêm 1 cục nam châm ở phía sau mà từ tăng lên nhiều vậy mấy hãng loa nổi tiếng nó gắn ... 8 cái nam châm nữa quá. Mình thấy chỉ có VN là làm mấy cái trò mèo này thôi
        Vì từ không đều nên phải dùng nam châm ngoài để bù chỗ không đều...Vậy nam châm ngoài phải đặt đúng chỗ , không thì tác dụng ngược lại.....

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi cvhp Xem bài viết
          Sao mà bác biết từ trường tại Khe từ tăng lên ???
          Đo là thấy mà....

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi cvhp Xem bài viết
            Bạn giải thích dùm mình đi, từ trường tăng thì sao dòng qua tăng được ?? Nếu từ trường tăng thì cũng 1 mức độ CS từ AMP thì nó dao động mạnh hơn do lực hút tăng lên chứ làm sao tăng dòng qua được ?
            Lạ nhỉ! chuyên gia ampli công suất mà lại hỏi câu đó thì hơi bị lạ đó! tại sao những cái loa lớn, nam châm nó to vậy? và tại sao cũng 8 ohm mà nó đến cả vài trăm w! cái công suất đó nó thể hiện ở chỗ dòng qua nó được cao, mà nó không bị cháy, nếu như bỏ nam châm ra thì trong vòng vài chục giây là bị bốc khói liền. còn từ trường tăng, cuộn dây nằm trong từ trường đó không tăng cảm kháng được hay sao, và cảm kháng tăng thì dòng nó sẽ ..... tụt à?

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi thetung Xem bài viết
              Vì từ không đều nên phải dùng nam châm ngoài để bù chỗ không đều...Vậy nam châm ngoài phải đặt đúng chỗ , không thì tác dụng ngược lại.....
              Thế nào là từ trường không đều hả bác? trong cái khe hẹp đó được bao quanh bằng gông từ thì sự phân bố ra sao mà lại bị không đều?

              Comment


              • #52
                Cái loa trong điện thoại, mình ép thêm 1 nam châm mỏng giống trong các loa đài mini ngày xưa vào thì thấy âm thanh lớn hơn rất nhiều. Lệch chút cũng chả ảnh hưởng gì. có chăng là nó lại nhỏ tiếng đi thôi.
                Nhà phân phối, đại lý bán biến tần,PLC,HMI,AC Servo... Delta

                Mr.Quỳnh 0978706839

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                  Thế nào là từ trường không đều hả bác? trong cái khe hẹp đó được bao quanh bằng gông từ thì sự phân bố ra sao mà lại bị không đều?
                  Ở nam châm "đểu" sự phân bố từ trong cục nam châm là không đều , ngoài ra trong cục nam châm đó còn có thể có khe nứt li ti nữa ( do quá trình nung ) Mặt khác sự tiếp xúc của mặt bích với cục nc cũng có thể không đều ( cái này do độ chính xác khi gia công cơ khí ) Vậy từ dẫn từ cục nc tới mặt bích và tới khe từ là có thể không đều → từ trường trong chu vi khe từ có thể là không đều ( đây là điều m nghe lỏm được đấy,,)

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi thetung Xem bài viết
                    Ở nam châm "đểu" sự phân bố từ trong cục nam châm là không đều , ngoài ra trong cục nam châm đó còn có thể có khe nứt li ti nữa ( do quá trình nung ) Mặt khác sự tiếp xúc của mặt bích với cục nc cũng có thể không đều ( cái này do độ chính xác khi gia công cơ khí ) Vậy từ dẫn từ cục nc tới mặt bích và tới khe từ là có thể không đều → từ trường trong chu vi khe từ có thể là không đều ( đây là điều m nghe lỏm được đấy,,)
                    Thảo nào!!! đúng là nghe lỏm thật!!!

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                      Lạ nhỉ! chuyên gia ampli công suất mà lại hỏi câu đó thì hơi bị lạ đó! tại sao những cái loa lớn, nam châm nó to vậy? và tại sao cũng 8 ohm mà nó đến cả vài trăm w! cái công suất đó nó thể hiện ở chỗ dòng qua nó được cao, mà nó không bị cháy, nếu như bỏ nam châm ra thì trong vòng vài chục giây là bị bốc khói liền. còn từ trường tăng, cuộn dây nằm trong từ trường đó không tăng cảm kháng được hay sao, và cảm kháng tăng thì dòng nó sẽ ..... tụt à?
                      Vậy bạn xem lại K.Thuc về Cuộn dây nhé. L tăng thì tác dụng cản trở dòng diện càng cao nhé !

                      loa CS lớn người ta dùng dây đường kính to để quấn nhé, chuyện bao nhiêu Oh, chưa bàn tới, vì có loa 2 Ohm nữa mà, nên chịu được dòng và áp cao hơn loa nhỏ.
                      .

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                        Thảo nào!!! đúng là nghe lỏm thật!!!
                        Vâng , đúng là m nghe lỏm được của 1 tiền bối trước đây làm ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện ( ở cuối phố Trần Phú - Hà nội) Bác ấy có thời gian đi tu nghiệp về vật liệu từ và SX loa ở hãng TESLA (Tiệp khắc cũ ) Bác ấy cũng là "quân sư" cho nhà bác Hợp làm loa ở phố Lò đúc ấy .Đấy là chuyện cũ từ thời xa xưa m được nghe kể lại như vậy......

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi cvhp Xem bài viết
                          Vậy bạn xem lại K.Thuc về Cuộn dây nhé. L tăng thì tác dụng cản trở dòng diện càng cao nhé !

                          loa CS lớn người ta dùng dây đường kính to để quấn nhé, chuyện bao nhiêu Oh, chưa bàn tới, vì có loa 2 Ohm nữa mà, nên chịu được dòng và áp cao hơn loa nhỏ.
                          Đồng ý là loa to , dây quấn to, nhưng tại sao họ không làm nam châm nhỏ ? còn L tăng thì cản dòng điện đó là những cuộn dây thông thường, còn đây đang xét cuộn dây hoạt động trong từ trường, chứ một cuộn dây trong lõi sắt thì vấn đề nó lại khác đi. chú ý cho là điện cảm khác với cảm kháng!
                          Last edited by Quocthaibmt; 09-05-2013, 23:44.

                          Comment


                          • #58
                            Bất kỳ dây dẫn điện nào có hình dạng khác đường thẳng đều có hệ số tự cảm L, độ lớn của nó ít hay nhiều mà thôi. 1 Vòng dây cũng có hệ số tự cảm rồi. Cuộn dây trong loa cũng chỉ là 1 cuộn dây với trị số cảm kháng và trở kháng thôi mà. Vậy bạn nói nếu k có nam châm thì cuộn dây không dẫn nhiều dòng ah ? "nếu như bỏ nam châm ra thì trong vòng vài chục giây là bị bốc khói liền." vậy dòng qua nó nhiều hay ít ? theo mình thì thực chất loa nó gần giống với nam châm điện hơn, hệ số cảm kháng càng nhỏ càng tốt, vì khi cấp điện thì nó tạo ra lực từ tương tác với từ vĩnh cữu của nam châm có tác dụng kéo đẩy màng loa mà thôi, chứ rất ít liên quan đến cảm kháng của nó, Từ của nam châm càng mạnh thì lực tương tác càng lớn nên ta không cần cung cấp tín hiệu Audio với CS lớn mà vẫn nghe to, đấy là nhũng loa hãng xịn, màng loa dao động rất nhẹ, lực từ nam châm rất lớn, nên có độ nhạy cao ~100dB trở lên. còn việc nói gắn thêm nam châm vào thì mình không đồng tình, mình chưa thử nghiệm và đo đạc, nếu gắn vào thì gắn ngược chiều với NC chính, nghe giang hồ Nhật Tảo đồn nhưng do cái bitch nó che kín mất phần cực phía dưới của NC chính, số lượng từ thông vẫn do NC chính tạo ra, NC phụ gắn phía sau thế từ thông không thể xen vào được bao nhiêu, nếu tính số từ thông là 50 thì gắn vào có tăng chắc được 52-53. Đồng ý là từ thông càng lớn càng tốt, thế sao không tháo cái NC nhỏ ra, thay vào cái to hơn, hiệu quả và kinh tế hơn rất nhiều, mà lại dán vào phí sau như thế.
                            Tính tôi hơi thẳng, thấy sao nói vậy chứ k có ý j cả, sai thì bỏ qua nhé, các bác đừng giận
                            .

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi cvhp Xem bài viết
                              Bất kỳ dây dẫn điện nào có hình dạng khác đường thẳng đều có hệ số tự cảm L, độ lớn của nó ít hay nhiều mà thôi. 1 Vòng dây cũng có hệ số tự cảm rồi. Cuộn dây trong loa cũng chỉ là 1 cuộn dây với trị số cảm kháng và trở kháng thôi mà. Vậy bạn nói nếu k có nam châm thì cuộn dây không dẫn nhiều dòng ah ? "nếu như bỏ nam châm ra thì trong vòng vài chục giây là bị bốc khói liền." vậy dòng qua nó nhiều hay ít ? theo mình thì thực chất loa nó gần giống với nam châm điện hơn, hệ số cảm kháng càng nhỏ càng tốt, vì khi cấp điện thì nó tạo ra lực từ tương tác với từ vĩnh cữu của nam châm có tác dụng kéo đẩy màng loa mà thôi, chứ rất ít liên quan đến cảm kháng của nó, Từ của nam châm càng mạnh thì lực tương tác càng lớn nên ta không cần cung cấp tín hiệu Audio với CS lớn mà vẫn nghe to, đấy là nhũng loa hãng xịn, màng loa dao động rất nhẹ, lực từ nam châm rất lớn, nên có độ nhạy cao ~100dB trở lên. còn việc nói gắn thêm nam châm vào thì mình không đồng tình, mình chưa thử nghiệm và đo đạc, nếu gắn vào thì gắn ngược chiều với NC chính, nghe giang hồ Nhật Tảo đồn nhưng do cái bitch nó che kín mất phần cực phía dưới của NC chính, số lượng từ thông vẫn do NC chính tạo ra, NC phụ gắn phía sau thế từ thông không thể xen vào được bao nhiêu, nếu tính số từ thông là 50 thì gắn vào có tăng chắc được 52-53. Đồng ý là từ thông càng lớn càng tốt, thế sao không tháo cái NC nhỏ ra, thay vào cái to hơn, hiệu quả và kinh tế hơn rất nhiều, mà lại dán vào phí sau như thế.
                              Tính tôi hơi thẳng, thấy sao nói vậy chứ k có ý j cả, sai thì bỏ qua nhé, các bác đừng giận
                              Theo em loa nó giống như cái motor chổi than hơn bác ạ(đều là tương tác điện,từ mà.
                              Loa mà bỏ nam châm hay giữ chặt màng ko cho coil rung cũng tương tự như việc bỏ nam châm hay giữ ko cho motor quay=> đều dẫn tới dòng tải tăng cao

                              Comment


                              • #60
                                Mọi khuyết điểm của nam châm đều không thể hiện được ra đường sức từ trong khe từ, vì chúng được dẫn tới khe từ bằng các mặt bích bằng sắt.
                                Các khuyết tật trong mặt bích có thể làm cho đường sức từ trong khe từ không 'tốt', nhưng không rõ ràng lắm
                                Những khuyết tật về kích thước tại chính khe từ mới là quan trọng nhất.
                                Một cặp mặt bích cong vênh, nhiều ba-via, chỗ dày chỗ mỏng, lắp không đồng tâm,... thì đường sưc từ trong khe từ ắt sẽ không đồng đều thấy rõ.
                                Đó là chưa nói đến mặt bích của TQ thường làm bằng thép CT3, trong khi người ta yêu cầu phải là sắt non, để tránh bị từ dư.
                                Tôi cho rằng đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho loa TQ rẻ tiền mà lại kêu dở.
                                Bạn hãy tận dụng mặt bích của loa Nhật, Đức,... cũ, ghép với nam châm TQ thì sẽ thấy chất lượng khác hẳn bộ loa của TQ 'rin'
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                toanhoang29 Tìm hiểu thêm về toanhoang29

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X