Thông báo

Collapse
No announcement yet.

gắn thêm nam châm cho loa

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Bác [MENTION=239371]Quocthaibmt[/MENTION] thực hiện thí nghiệm gần giống phép đo thanh áp (SPL) sau đây sẽ rõ:
    Hai cái loa, gắn đối diện nhau ở 2 đầu 1 cái thùng dài và kín, cách nhau 1 m. Một cái làm loa, 1 cái làm micro.
    Một máy phát âm tần đưa tín hiệu vào tăng âm. Lối ra của tăng âm nối tới 1 trong 2 cái loa nói trên.
    Phát tín hiệu trong vùng tần số đặc trưng của loa (hoặc tần số tiêu chuẩn 1kHz) ở một mức cố định. Đo mức tín hiệu ra trên 2 đầu ra của cái loa còn lại. Ví dụ : x mV.
    Gắn thêm nam châm vào đít cái loa thứ nhất, cùng chiều với nam châm cũ. Đo tín hiệu ra trên loa thứ hai. Ví dụ y mV.
    Gắn nam châm ngược chiều với nam châm loa thứ nhất. Đo tín hiệu ra trên loa thứ hai. Ví dụ z mV.
    So sánh x , y và z.
    Theo tôi, chắc chắn là y > x.
    Còn z và x?? z sẽ nhỏ hơn y, nhưng z có lớn hơn x hay không, và nếu lớn hơn thì lớn trong vùng tần số nào.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
      Mọi khuyết điểm của nam châm đều không thể hiện được ra đường sức từ trong khe từ, vì chúng được dẫn tới khe từ bằng các mặt bích bằng sắt.
      Các khuyết tật trong mặt bích có thể làm cho đường sức từ trong khe từ không 'tốt', nhưng không rõ ràng lắm
      Những khuyết tật về kích thước tại chính khe từ mới là quan trọng nhất.
      Một cặp mặt bích cong vênh, nhiều ba-via, chỗ dày chỗ mỏng, lắp không đồng tâm,... thì đường sưc từ trong khe từ ắt sẽ không đồng đều thấy rõ.
      Đó là chưa nói đến mặt bích của TQ thường làm bằng thép CT3, trong khi người ta yêu cầu phải là sắt non, để tránh bị từ dư.
      Tôi cho rằng đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho loa TQ rẻ tiền mà lại kêu dở.
      Bạn hãy tận dụng mặt bích của loa Nhật, Đức,... cũ, ghép với nam châm TQ thì sẽ thấy chất lượng khác hẳn bộ loa của TQ 'rin'
      Phát biểu của MOD đáng chú ý! vấn đề cũng đã rõ rồi, vật liệu làm mặt bích đó ảnh hưởng đến từ thông, tại sao loa Nhật khi lắp nam châm phụ thì lại dùng tấm sắt loại khác với loại 1 nam châm. còn loa TQ khi độ chế lại thì phải xử lý tấm mặt bích đó thì nó gần được như loa Nhật.

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
        Bác [MENTION=239371]Quocthaibmt[/MENTION] thực hiện thí nghiệm gần giống phép đo thanh áp (SPL) sau đây sẽ rõ:
        Hai cái loa, gắn đối diện nhau ở 2 đầu 1 cái thùng dài và kín, cách nhau 1 m. Một cái làm loa, 1 cái làm micro.
        Một máy phát âm tần đưa tín hiệu vào tăng âm. Lối ra của tăng âm nối tới 1 trong 2 cái loa nói trên.
        Phát tín hiệu trong vùng tần số đặc trưng của loa (hoặc tần số tiêu chuẩn 1kHz) ở một mức cố định. Đo mức tín hiệu ra trên 2 đầu ra của cái loa còn lại. Ví dụ : x mV.
        Gắn thêm nam châm vào đít cái loa thứ nhất, cùng chiều với nam châm cũ. Đo tín hiệu ra trên loa thứ hai. Ví dụ y mV.
        Gắn nam châm ngược chiều với nam châm loa thứ nhất. Đo tín hiệu ra trên loa thứ hai. Ví dụ z mV.
        So sánh x , y và z.
        Theo tôi, chắc chắn là y > x.
        Còn z và x?? z sẽ nhỏ hơn y, nhưng z có lớn hơn x hay không, và nếu lớn hơn thì lớn trong vùng tần số nào.
        Có lẽ phải bớt thời gian để thử cái này thì mới có kết quả cao hơn, nhưng nam châm phụ gắn vào phải đúng cực mới được , nếu gắn sai thì coi như không , mà còn bị ngược lại.

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
          Có lẽ phải bớt thời gian để thử cái này thì mới có kết quả cao hơn, nhưng nam châm phụ gắn vào phải đúng cực mới được , nếu gắn sai thì coi như không , mà còn bị ngược lại.
          Thế mà tôi lại thấy có nơi gắn nam châm ngược lại đó, bác à...
          Nếu bác có công làm thì bác cứ thử luôn cả 2 phương án. Chỉ cần cầm tay giữ thôi, không phải gắn keo đâu bác à.

          Giá trị x, y, hay z đó đại diện cho mức thanh áp (SPL) của loa phát. Thí nghiệm tiêu chuẩn người ta sử dụng tín hiệu 1kHz ở 0dB... và bên thu là 1 micro.
          Last edited by HTTTTH; 10-05-2013, 11:47.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
            Thế mà tôi lại thấy có nơi gắn nam châm ngược lại đó, bác à...
            Nếu bác có công làm thì bác cứ thử luôn cả 2 phương án. Chỉ cần cầm tay giữ thôi, không phải gắn keo đâu bác à.

            Giá trị x, y, hay z đó đại diện cho mức thanh áp (SPL) của loa phát. Thí nghiệm tiêu chuẩn người ta sử dụng tín hiệu 1kHz ở 0dB... và bên thu là 1 micro.
            Gắn ngược không được MOD à! tôi đã thử rồi , khi gắn ngược với ban đầu thì từ trường ngay lõi sắt không thay đổi, nhưng khi thử chắc cũng sẽ thử kiểu đó để biết thêm vài dữ kiện nữa.tiếc là thời gian hạn hẹp quá , phải làm thêm thiết bị đầu vào ra đề đưa vào máy hiện sóng mới thấy được sự thay đổi dải tần /biên độ tín hiểu khảo nghiệm.

            Comment


            • #66
              Khi gắn ngược nam châm ngoài, bác thử ở tần số thấp xem sao... Vì "dân gian" nó đồn rằng khi gắn ngược nam châm thì "làm tiếng bass chắc hơn"... Mà dân gian thì là: dân thì ít, mà gian thì nhiều
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                Khi gắn ngược nam châm ngoài, bác thử ở tần số thấp xem sao... Vì "dân gian" nó đồn rằng khi gắn ngược nam châm thì "làm tiếng bass chắc hơn"... Mà dân gian thì là: dân thì ít, mà gian thì nhiều
                theo tôi thì khi gắn ngược cực nam châm phụ thì tiếng bass sẽ nghe nhẹ nhàng hơn , có vẻ ấm hơn nhưng không mở lớn được , vì màng loa di chuyển quá nhiều ra khỏi vùng từ trường của khe xuyến. Nói về âm thanh thì 10 người cãi nhau hết 8 rồi bác à, mỗi người mỗi ý , ai cũng cho mình là "chuẩn" cả , nên hay căng thẳng lắm , vì nó chẳng thể có cái mốc để định giá, mỗi người cảm nhận khác nhau!

                Comment


                • #68
                  Vậy nên các đại lượng x, y, z sẽ tự nó nói lên tất cả, bác ạ.
                  Còn nói rằng hay và không hay thì... tôi cũng như bác, không dám bàn, vì sợ ... "phạm húy"; có vị sẽ nhảy bổ vào mà phán rằng thì là bộ loa mấy chục ngàn đô, bộ dây loa mấy ngàn đô, vv... chóng mặt lắm (mặc dù chẳng nghe thấy nó ra sao mà rụt rè nhận xét xem là hay hay là không hay).
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    Vậy nên các đại lượng x, y, z sẽ tự nó nói lên tất cả, bác ạ.
                    Còn nói rằng hay và không hay thì... tôi cũng như bác, không dám bàn, vì sợ ... "phạm húy"; có vị sẽ nhảy bổ vào mà phán rằng thì là bộ loa mấy chục ngàn đô, bộ dây loa mấy ngàn đô, vv... chóng mặt lắm (mặc dù chẳng nghe thấy nó ra sao mà rụt rè nhận xét xem là hay hay là không hay).
                    Đúng là như MOD nói,có người rủ tôi đi "thẩm định" cái ampli Pro họ mới tậu, vào cái phòng nghe "âm thanh" của họ thì mình nghe rồi "không dám ý kiến" cứ phán là nghe cũng được! cái phòng chừng 24m2 , bít bùng, cặp loa gì quên mất tên rồi mà nghe nói tới mấy nghìn U, và cái cục nào trong đống đó cũng nghìn U cả, mà nghe thì chẳng thể tả được, loa 40cm mà mở -3dB thì nghe cái gì! khi mở tới +5dB thì ù hết tai ,. vì cái phòng bé quá...nên thôi ra quán vỉa hè nghe kẹo kéo rao còn dễ chịu hơn!

                    Comment


                    • #70
                      Khoe giàu là chính. Gọi là trọc phú là ở chỗ đó. Họ nghe tiền kêu chứ có phải nghe âm nhạc đâu.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #71
                        Làm sao gắn được nhợ, gắn nhiều quá nhiều khi nó làm cái rầm là rách màng giấy luôn

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi minhchien98 Xem bài viết
                          Làm sao gắn được nhợ, gắn nhiều quá nhiều khi nó làm cái rầm là rách màng giấy luôn
                          rách màng thì dân gian gọi là ...rồi màng!
                          Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                          <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                          Comment


                          • #73
                            Gắn thêm nam châm, ta phải vẽ lại vùng (ảnh hưởng) của đường sức từ trường tác động lên cuộn dây của loa. Nếu không có gì thay đổi thì gắn cũng bằng thừa.

                            Comment


                            • #74
                              Loa xịn thì cả màng loa, viền loa, gân loa, côn loa, từ thông nam châm, tất cả đều phải tốt, chứ loa dỏm, màng và viền dầy quá nó dao động k tốt, từ nhỏ quá nếu muốn cải thiện, nhưng tốt nhất là thay = cái nam châm mới to và mạnh hơn thì sẽ hiệu quả hơn.
                              .

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi cvhp Xem bài viết
                                Loa xịn thì cả màng loa, viền loa, gân loa, côn loa, từ thông nam châm, tất cả đều phải tốt, chứ loa dỏm, màng và viền dầy quá nó dao động k tốt, từ nhỏ quá nếu muốn cải thiện, nhưng tốt nhất là thay = cái nam châm mới to và mạnh hơn thì sẽ hiệu quả hơn.
                                = thay một cái loa khác, sẽ cải thiện được từ cái loa cũ thành cái loa mới
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                toanhoang29 Tìm hiểu thêm về toanhoang29

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X