Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch Op-am

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch Op-am

    Mình có mạch như hình vẽ, nhưng nó rất hay chết op-am (các phần khác đều không hư gì, hư hỏng thì lại thay op-am mới thì lại hoạt động.
    Nguồn cấp thì đã ổn nhờ IC7812 & có tụ lọc (nói chung là ổn). Ngõ vào in 1 & in 2 lấy tín hiệu khác nhau, đại khái như người nói nhỏ thì dùng in 2 & ngược lại thì dùng in 1. Tại một thời điểm chỉ có 1 ngõ vào lấy tín hiệu (in 1 hoặc in 2). Các cao thủ chỉ giáo làm sao cho op-am này không bị ngủm với. Cám ơn các bác nhiều.
    Attached Files

  • #2
    Mạch có vẻ ổn. Linh kiện hàng chợ thì hay hỏng thôi. Mua hàng tốt, có khả năng thì mua cái chính hãng là chạy bền được thôi.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Bạn thử tách riêng 2 ngõ ra của opamp (Dùng công tắc đảo) hoặc thêm điện trở nối tiếp ở ngõ ra.
      sau.ph

      Comment


      • #4
        Chân 2 & chân 5 có cần thêm tụ & điện trở không các bác ?????????? Nếu thêm thì như thế nào. Hoặc có bác nào chỉ giáo phân cực nguồn đơn cho op-amo này (vì đang cho nó chạy nguồn đơn)

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Bạn thử tách riêng 2 ngõ ra của opamp (Dùng công tắc đảo) hoặc thêm điện trở nối tiếp ở ngõ ra.
          Đúng rồi, tách riêng cả đầu in và out dùng công tắc cặp 6 chân (1 bên in, và 1 bên out).
          Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
          <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi namlch Xem bài viết
            Chân 2 & chân 5 có cần thêm tụ & điện trở không các bác ?????????? Nếu thêm thì như thế nào. Hoặc có bác nào chỉ giáo phân cực nguồn đơn cho op-amo này (vì đang cho nó chạy nguồn đơn)
            Mắc vậy đúng rồi nhưng mà thường thấy người ta phân áp cho chân không đảo (3,5) từ 56k tới 100k chứ không thấp cỡ 10k. Và từ các chân không đảo có 1 tụ 100nF xuống 0 volt mass. Nếu Khuếch đại đảo thì không nói, nếu khuếch đại không đảo thì tốt hơn là tín hiệu đưa vào sau trở phân nguồn cách ly bằng 1 tụ chặn.
            Và ngoài ra còn có cách dùng 2 zener để phân nguồn sẽ tốt hơn
            Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
            <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

            Comment


            • #7
              các ic hay chết có thể do bạn dí hàn vào ic quá lâu. bạn nên mua cho nó 1 cái đế là ok
              Sống chậm lại - Nghĩ khác đi - Yêu thương nhiều hơn

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi namlch Xem bài viết
                Mình có mạch như hình vẽ, nhưng nó rất hay chết op-am (các phần khác đều không hư gì, hư hỏng thì lại thay op-am mới thì lại hoạt động.
                Nguồn cấp thì đã ổn nhờ IC7812 & có tụ lọc (nói chung là ổn). Ngõ vào in 1 & in 2 lấy tín hiệu khác nhau, đại khái như người nói nhỏ thì dùng in 2 & ngược lại thì dùng in 1. Tại một thời điểm chỉ có 1 ngõ vào lấy tín hiệu (in 1 hoặc in 2). Các cao thủ chỉ giáo làm sao cho op-am này không bị ngủm với. Cám ơn các bác nhiều.
                Bạn xem lại cái đầu ra OUT đi nhé. Mắc kiểu vậy thì nó tiêu hao dòng của nhau rùi.
                Mình thấy bạn vẽ vẫn còn thiếu cái dây trung tính của đầu vào không biết nối đâu nhỉ ?
                Nhưng giả sử theo mình đoán thì... 1 đầu không được đấu với tín hiệu thì Vout1=Vcc/((R1+R2)/R2)=12/((10+10)/10)=6V(R1,R2 là điện trở phân áp cho IN+ )
                Còn đầu còn lại thì tín 0.8V<= Vout2 <= 11,2V
                ==> KL: Vậy có phải là Vout1 và Vout2 tiêu dòng của nhau kô???
                Lý do này làm cho OP-AM hay chết.
                Bạn phải dùng một cái công tắc chuyển mạch như ở mấy cái AMLI ấy nhé, nó cũng giảm được cả tạp âm đó.
                Last edited by quanghuy_125; 27-05-2013, 19:26.
                ĐT : 01676455880

                Comment


                • #9
                  Chân 3 và 5 phải có tụ khoảng 10 µF nối đất (để tạo điện thế 0 xoay chiều ) .Còn đầu ra như thế là bị "chập" về xoay chiều nên IC hay chết , cần phải có điện trở nối tiếp với tụ điện .....

                  Comment


                  • #10
                    Theo mạch mình đo được áp chân 2,3,1,5,6,7 là Vcc/2=6v. Mình mắc thêm tụ hóa 47uf nối chân 3,5 xuống mass ; một điện trở 47k từ cầu phân áp vào chân 3,5 (hạn dòng vào 2 chân này). Còn phần ngõ ra theo bạn thetung nói "Còn đầu ra như thế là bị "chập" về xoay chiều nên IC hay chết , cần phải có điện trở nối tiếp với tụ điện" ---> phải thêm tụ gốm 104nf (hay tụ hóa ?) & điện trở . Các bạn chỉ giáo thêm, cám ơn nhiều nhiều.....

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi namlch Xem bài viết
                      Theo mạch mình đo được áp chân 2,3,1,5,6,7 là Vcc/2=6v. Mình mắc thêm tụ hóa 47uf nối chân 3,5 xuống mass ; một điện trở 47k từ cầu phân áp vào chân 3,5 (hạn dòng vào 2 chân này). Còn phần ngõ ra theo bạn thetung nói "Còn đầu ra như thế là bị "chập" về xoay chiều nên IC hay chết , cần phải có điện trở nối tiếp với tụ điện" ---> phải thêm tụ gốm 104nf (hay tụ hóa ?) & điện trở . Các bạn chỉ giáo thêm, cám ơn nhiều nhiều.....
                      Chân 3,5 (IN+) với OPAM chân này có trở kháng vào tầm 1T=>10T. Vậy bạn thêm trở hạn dòng vào đó làm gì?
                      Đầu OUT tốt nhất là bạn dùng công tắc chuyển mạch. Còn bạn có thêm điện trở nối tiếp vào đó thì dòng vẫn bị tiêu hao.
                      Nếu bạn dùng OPAM LM358
                      I Output Short Circuit to Ground V =5V, GND at -5V, V =0V - 40 60 mA
                      Iout max= 60mA ====> R hạn dòng đầu ra ~ là (12/2)/(60*10^-3)=100R
                      Nếu thêm tụ phụ thuộc vào tần số đầu vào nha : GS tần số âm tần thì tụ có thể là 4.7uf -> 47uf
                      Mạch còn có nhiều yếu tố để tính toán tải, điện áp, RC, mạch lọc ......
                      Kết quả trên chỉ mang tính tham khảo.
                      ĐT : 01676455880

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi namlch Xem bài viết
                        Theo mạch mình đo được áp chân 2,3,1,5,6,7 là Vcc/2=6v. Mình mắc thêm tụ hóa 47uf nối chân 3,5 xuống mass ; một điện trở 47k từ cầu phân áp vào chân 3,5 (hạn dòng vào 2 chân này). Còn phần ngõ ra theo bạn thetung nói "Còn đầu ra như thế là bị "chập" về xoay chiều nên IC hay chết , cần phải có điện trở nối tiếp với tụ điện" ---> phải thêm tụ gốm 104nf (hay tụ hóa ?) & điện trở . Các bạn chỉ giáo thêm, cám ơn nhiều nhiều.....
                        Là tôi nói thêm cái điện trở nối tiếp vào cái tụ có sẵn của bạn ấy....

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                          Đúng rồi, tách riêng cả đầu in và out dùng công tắc cặp 6 chân (1 bên in, và 1 bên out).
                          Phương án này là "bền vững" nhất....nhưng phải thao tác bằng tay .Bạn có thể làm cái chuyển mạch điện tử tự động theo độ to nhỏ của tín hiệu mà........

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi namlch Xem bài viết
                            Theo mạch mình đo được áp chân 2,3,1,5,6,7 là Vcc/2=6v. Mình mắc thêm tụ hóa 47uf nối chân 3,5 xuống mass ; một điện trở 47k từ cầu phân áp vào chân 3,5 (hạn dòng vào 2 chân này). Còn phần ngõ ra theo bạn thetung nói "Còn đầu ra như thế là bị "chập" về xoay chiều nên IC hay chết , cần phải có điện trở nối tiếp với tụ điện" ---> phải thêm tụ gốm 104nf (hay tụ hóa ?) & điện trở . Các bạn chỉ giáo thêm, cám ơn nhiều nhiều.....
                            Cái mầu đỏ này không cần thiết đâu....

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            namlch Tìm hiểu thêm về namlch

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X