Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có Cao Thủ nào ở Hải Phòng sửa giúp mấy cái radio với!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Máy ấp chiến lược tần số tối đa của nó chỉ có 1200-1400khz mà thôi (lâu quá không nhớ chính xác).Còn các radio dân dụng băng MW đến 1600-1800khz.Vì vậy máy ấp chiến lược không thể bắt đài từ 1400khz-1800khz, có thể vì lý do gì đó mà người ta cố tình làm như thế bác nhỉ?
    cái máy ấp chiến lược mà em được sửa là loại không tuning Bác à , nó được sản xuất theo đơn đặt hàng riêng, chỉ có mấy nút bấm thôi , volume thì vặn , nhưng thu đài bằng cách nhấn nút công tắc chuyển mạch, mỗi nút một đài và Fine tuning thôi , vì thế có những đài không có thu được trong dải thu của nó , hình như có 5 đài thu được thôi , hàng tuyên truyền , còn loại chỉnh tuning thì lại thông thường rồi .

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Máy ấp chiến lược tần số tối đa của nó chỉ có 1200-1400khz mà thôi (lâu quá không nhớ chính xác).Còn các radio dân dụng băng MW đến 1600-1800khz.Vì vậy máy ấp chiến lược không thể bắt đài từ 1400khz-1800khz, có thể vì lý do gì đó mà người ta cố tình làm như thế bác nhỉ?
      cái máy ấp chiến lược mà em được sửa là loại không tuning Bác à , nó được sản xuất theo đơn đặt hàng riêng, chỉ có mấy nút bấm thôi , volume thì vặn , nhưng thu đài bằng cách nhấn nút công tắc chuyển mạch, mỗi nút một đài và Fine tuning thôi , vì thế có những đài không có thu được trong dải thu của nó , hình như có 5 đài thu được thôi , hàng tuyên truyền , còn loại chỉnh tuning thì lại thông thường rồi .

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
        Tôi đã từng làm trong xưởng sản xuất radio nên tôi biết để làm cho cái radio bắt sóng mạnh một dải tần số hẹp nào đó thì rất đơn giản, chỉ cần chỉnh OSC, sao cho fOSC - fRF đúng bằng IF tại tần số RF mong muốn (IF đạt cực đại tại đó).

        Radio MW nào cũng có tần số tối đa 1605kHz cả, bác pham ơi. Trên tần số này sẽ chẳng còn đài phát nào cả.

        Máy nào lại không điều chỉnh như HTTTTH nói,hiệu 2 tần số dao động và rf sẽ là tần số trung tần = 455khz.Khi điều chỉnh OCS sai,tần số bắt được sẽ không đúng với vị trí thước in trên radio,bắt được đài này lại không bắt được đài kia.
        Thí dụ đài phát thanh HCM phát trên tần số 510 KHZ tức 610m nếu điều chỉnh sai cũng bắt được đài này nhưng ở vị trí khác,thí dụ vị trí 700 khz chẳng hạn và âm thanh cũng không tốt.

        Tần số tối đa của băng MW là 1605khz đúng như HTTTTH nói. Nhưng máy ấp chiến lược trên bảng chọn đài, vẽ vòng tròn tối đa chỉ có 1200 hay 1400 mà thôi,vì hồi đó tôi bắt đài Voa phải kéo CV về hết bảng.Than anten ferit máy này không giống bất kỳ máy nào,vuông 12mm.
        Tôi cho là nhà sản xuất đã tính toán tần số cộng hưởng L và C hẹp để CV quay 1 cung lớn thí dụ 10 độ vẫn bắt được tần số nào đó dù âm thanh không tốt vì máy này là sản phẩm tâm lý chiến của Mỹ .
        Last edited by vi van pham; 18-08-2013, 19:37. Lý do: chính tả.

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Máy nào lại không điều chỉnh như HTTTTH nói,hiệu 2 tần số dao động và rf sẽ là tần số trung tần = 455khz.Khi điều chỉnh OCS sai,tần số bắt được sẽ không đúng với vị trí thước in trên radio,bắt được đài này lại không bắt được đài kia.
          Thí dụ đài phát thanh HCM phát trên tần số 510 KHZ tức 610m nếu điều chỉnh sai cũng bắt được đài này nhưng ở vị trí khác,thí dụ vị trí 700 khz chẳng hạn và âm thanh cũng không tốt.

          Tần số tối đa của băng MW là 1605khz đúng như HTTTTH nói. Nhưng máy ấp chiến lược trên bảng chọn đài, vẽ vòng tròn tối đa chỉ có 1200 hay 1400 mà thôi,vì hồi đó tôi bắt đài Voa phải kéo CV về hết bảng.Than anten ferit máy này không giống bất kỳ máy nào,vuông 1,2mm.
          Tôi cho là nhà sản xuất đã tính toán tần số cộng hưởng L và C hẹp để CV quay 1 cung lớn thí dụ 10 độ vẫn bắt được tần số nào đó dù âm thanh không tốt vì máy này là sản phẩm tâm lý chiến của Mỹ .
          chắc Bác VVP viết nhầm chứ ạ , vì theo em biết đài Radio TPHCM là 610khz/ 491m mà Bác , vì có 1 thời em dùng tần số này để hiệu chỉnh cho máy thu , khi nào mà ở Đak lak ban ngày mà máy thu thu được đài này rõ là khách họ rất hài lòng , vì rất khó thu được nó nếu máy thu kém . còn máy thu T.L.Chiến xoay CV nhiều vẫn có 1 đài như Bác nói là đúng rồi Bác ạ .

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            Máy nào lại không điều chỉnh như HTTTTH nói,hiệu 2 tần số dao động và rf sẽ là tần số trung tần = 455khz.Khi điều chỉnh OCS sai,tần số bắt được sẽ không đúng với vị trí thước in trên radio,bắt được đài này lại không bắt được đài kia.
            Nếu chưa đồng chỉnh thì "đường biếu diễn sự phụ thuộc tần số dao động theo góc quay của tụ xoay" không song song với "đường biếu diễn sự phụ thuộc tần số cộng hưởng cao tần theo góc quay của tụ xoay". Do đó chỉ có 1 dải tần số hẹp là thu được sóng của đài phát.
            Quá trình đồng chỉnh trong xưởng điều chỉnh tại 3 tần số (đồng chỉnh 3 điểm), tại các tần số cách xa 3 điểm đồng chỉnh radio thu kém hơn chút ít do biên độ trung tần giảm. Nếu chọn điểm đồng chỉnh vào đúng tần số mong muốn thì đài phát ở tần số đó được thu mạnh hơn cả.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Nếu chưa đồng chỉnh thì "đường biếu diễn sự phụ thuộc tần số dao động theo góc quay của tụ xoay" không song song với "đường biếu diễn sự phụ thuộc tần số cộng hưởng cao tần theo góc quay của tụ xoay". Do đó chỉ có 1 dải tần số hẹp là thu được sóng của đài phát.
              Quá trình đồng chỉnh trong xưởng điều chỉnh tại 3 tần số (đồng chỉnh 3 điểm), tại các tần số cách xa 3 điểm đồng chỉnh radio thu kém hơn chút ít do biên độ trung tần giảm. Nếu chọn điểm đồng chỉnh vào đúng tần số mong muốn thì đài phát ở tần số đó được thu mạnh hơn cả.
              điều đó hiển nhiên là đúng với máy thu thanh có đèn rf riêng .tu xoay 3 ngăn viêc đông chỉnh cộng hưởng
              khó hơn loai tụ xoay 2 ngăn .để máy thu đồng đều từ đầu dải đến cuối dải sóng còn phải có mấy con tu time nữa .còn cái máy thu sony tôi nhớ ko nhầm thi IF của nó có một con thạch anh 460KZ .ngày xưa sửa loại này khó nhưng bây giờ nếu dùng osilo thì sẽ đơn giản hơn.
              Điện tử Nghĩa Phượng- SN268, pTân Long,tp Thái Nguyên,. SDT: 097 833 7568 - 091 373 0268
              cung cấp các loài đầu chảo K+ VTC / AVG KTS T2

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi nghiatanlong Xem bài viết
                điều đó hiển nhiên là đúng với máy thu thanh có đèn rf riêng .tu xoay 3 ngăn viêc đông chỉnh cộng hưởng
                khó hơn loai tụ xoay 2 ngăn .để máy thu đồng đều từ đầu dải đến cuối dải sóng còn phải có mấy con tu time nữa .còn cái máy thu sony tôi nhớ ko nhầm thi IF của nó có một con thạch anh 460KZ .ngày xưa sửa loại này khó nhưng bây giờ nếu dùng osilo thì sẽ đơn giản hơn.
                Trung tần SONY vẫn dùng 455khz Bác à , còn 460khz là IF của PHILIP Bác ạ .

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                  chắc Bác VVP viết nhầm chứ ạ , vì theo em biết đài Radio TPHCM là 610khz/ 491m mà Bác , vì có 1 thời em dùng tần số này để hiệu chỉnh cho máy thu , khi nào mà ở Đak lak ban ngày mà máy thu thu được đài này rõ là khách họ rất hài lòng , vì rất khó thu được nó nếu máy thu kém . còn máy thu T.L.Chiến xoay CV nhiều vẫn có 1 đài như Bác nói là đúng rồi Bác ạ .
                  Lâu quá nên tôi nhớ không chính xác,bác nói đúng đài Radio TPHCM là 610khz/ 491m,đài này ở xa như Đaklak rất khó bắt,nhất là vào ban đêm.

                  [MENTION=24454]HTTTTH[/MENTION]:bác có chỉnh FOSC thế nào đi nữa thì hiệu 2 tần số vẫn bắt buộc phải là 455khz mới tốt. Mà tần số đài phát thanh không đổi,tần số trung tần của radio không đổi sẽ có kết quả âm thanh sôi,ồn vì hiệu 2 tần số sai với tần số trung tần, kim chỉ thị tần số bị lệch, không đúng tần số đang hoạt động.
                  Last edited by vi van pham; 18-08-2013, 19:48.

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                    @ HTTTTH: bác có chỉnh FOSC thế nào đi nữa thì hiệu 2 tần số vẫn bắt buộc phải là 455khz mới tốt. Mà tần số đài phát thanh không đổi,tần số trung tần của radio không đổi sẽ có kết quả âm thanh sôi,ồn vì hiệu 2 tần số sai với tần số trung tần, kim chỉ thị tần số bị lệch, không đúng tần số đang hoạt động.
                    Ai cũng mong muốn hiệu 2 tần số bắt buộc phải là 455kHz, nhưng thực tế không bao giờ đạt được điều này.
                    Vì vậy, người ta dùng phương pháp đồng chỉnh 3 điểm để nắn (uốn cong) 2 đường: "đường biếu diễn sự phụ thuộc tần số dao động theo góc quay của tụ xoay" và "đường biếu diễn sự phụ thuộc tần số cộng hưởng cao tần theo góc quay của tụ xoay" sao cho 2 đường này gần như đồng điệu với nhau.
                    Trong cuốn "Thiết bị truyền thanh", NXB CNKT, 1977, Hà Nội, đã giải thích điều này rất rõ ràng. Thời gian làm ở xưởng sản xuất tôi đã thực tế điều này và bắt buộc thực hành đồng chỉnh 3 điểm. Hướng dẫn đồng chỉnh của hãng cung cấp linh kiện cũng chỉ dẫn tương tự.
                    Ví dụ băng MW:
                    tại RF = 1000kHz, điều chỉnh f OSC
                    tại RF = 600kHz, điều chỉnh vị trí cuộn anten
                    tại RF = 1400kHz, điều chỉnh trimer RF
                    quay lại RF = 1000kHz, điều chỉnh trimer OSC.
                    Lặp lại 2-3 lần như trên thì đạt được đồng chỉnh 3 điểm.
                    Tín hiệu RF phát ra từ máy phát của hãng LEADER, tần số âm thanh 1000Hz hoặc 400Hz, độ sâu điều chế 30%.
                    Sau khi đồng chỉnh như trên, biên độ tín hiệu tại tần số cách xa điểm đồng chỉnh (ví dụ 1200kHz) giảm còn khoảng 90-95% so với tại 1000kHz hoặc tại 1400kHz.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      Ai cũng mong muốn hiệu 2 tần số bắt buộc phải là 455kHz, nhưng thực tế không bao giờ đạt được điều này.
                      Vì vậy, người ta dùng phương pháp đồng chỉnh 3 điểm để nắn (uốn cong) 2 đường: "đường biếu diễn sự phụ thuộc tần số dao động theo góc quay của tụ xoay" và "đường biếu diễn sự phụ thuộc tần số cộng hưởng cao tần theo góc quay của tụ xoay" sao cho 2 đường này gần như đồng điệu với nhau.
                      Trong cuốn "Thiết bị truyền thanh", NXB CNKT, 1977, Hà Nội, đã giải thích điều này rất rõ ràng. Thời gian làm ở xưởng sản xuất tôi đã thực tế điều này và bắt buộc thực hành đồng chỉnh 3 điểm. Hướng dẫn đồng chỉnh của hãng cung cấp linh kiện cũng chỉ dẫn tương tự.
                      Ví dụ băng MW:
                      tại RF = 1000kHz, điều chỉnh f OSC
                      tại RF = 600kHz, điều chỉnh vị trí cuộn anten
                      tại RF = 1400kHz, điều chỉnh trimer RF
                      quay lại RF = 1000kHz, điều chỉnh trimer OSC.
                      Lặp lại 2-3 lần như trên thì đạt được đồng chỉnh 3 điểm.
                      Tín hiệu RF phát ra từ máy phát của hãng LEADER, tần số âm thanh 1000Hz hoặc 400Hz, độ sâu điều chế 30%.
                      Sau khi đồng chỉnh như trên, biên độ tín hiệu tại tần số cách xa điểm đồng chỉnh (ví dụ 1200kHz) giảm còn khoảng 90-95% so với tại 1000kHz hoặc tại 1400kHz.
                      Tôi chỉ sợ điều chỉnh như thế kim báo tần số đài đang hoạt động sẽ chỉ thị không đúng.
                      Thí dụ đài phát thanh tpHCM hoạt động tốt kim chỉ thị 610khz.Sau khi điều chỉnh như thế đài phát thanh tpHCM hoạt động (chưa chắc đã tốt hơn) kim báo tần số lại chỉ 680khz,hoặc 550khz.

                      Comment


                      • #56
                        các bác cho e hỏi e có con radio của Trung quốc, Carrefour BPR510dò đài bằng kỹ thuật số.Nhưng khi để nó scan thì nó k bắt dc đài nào mà cứ scan liên tục, hết laijuay lại.Ko dừng lại.Còn chỉnh đúng tần số thì nó bắt dc.Vi dụ đài Hải Phòng là 93,7MHZ, thì bắt dc.

                        http://img.clasf.es/2013/07/13/Radio...0713071848.jpg

                        Click image for larger version

Name:	Radio-reloj-despertador-multibanda-Bluesky-BPR510-20130713071848.jpg
Views:	1
Size:	39.6 KB
ID:	1383716
                        http://obrazki.elektroda.pl/6505507100_1304344774.jpg
                        |

                        Comment


                        • #57
                          Em đoán mấy bác bình luận chán chê, xong thì con radio đời tống sẽ chết ngỏm. Hết cái để làm chuột bạch


                          Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
                          Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
                            Em đoán mấy bác bình luận chán chê, xong thì con radio đời tống sẽ chết ngỏm. Hết cái để làm chuột bạch
                            Cái radio này không thể xem là chuột bạch được,chẳng có gì lạ để nghiên cứu.
                            Điều tự hào là chưa có radio thế hệ cũ nào tôi không sửa được từ bộ biến thế trung tần ,bộ dao động có lỏi đường kính 1mm bé tẹo,anten,đến biến thế xuất âm tôi đều quấn độ chế lại, máy này ráp sang máy khác hoạt động tốt cả.

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Tôi chỉ sợ điều chỉnh như thế kim báo tần số đài đang hoạt động sẽ chỉ thị không đúng.
                              Thí dụ đài phát thanh tpHCM hoạt động tốt kim chỉ thị 610khz.Sau khi điều chỉnh như thế đài phát thanh tpHCM hoạt động (chưa chắc đã tốt hơn) kim báo tần số lại chỉ 680khz,hoặc 550khz.
                              Bác lại... kỹ quá rồi.
                              Đố bác xác định được tần số RF đúng, ví dụ khi kim dò đài chỉ 1MHz.
                              Và cũng không có người dùng nào biết để bắt bẻ rằng kim chỉ 1000kHz mà tần số thực là 1050kHz hay 970kHz.
                              Hai cái đài giống nhau, dải chỉ thị 12cm, nếu chúng bắt cùng 1 đài nhưng vị trí kim dò đài lệch nhau 1-2 ly là bình thường. Lệch nhau đến 5 ly mới gọi là "hơi lệch". Kim dò đài chỉ là bộ phận chỉ thị cho có vẻ trực quan thôi mà.

                              Với lại bác yên tâm là điều chỉnh như vậy chỉ làm "lệch" tần số chút ít so với vạch chỉ thị.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                                Bác lại... kỹ quá rồi.
                                Đố bác xác định được tần số RF đúng, ví dụ khi kim dò đài chỉ 1MHz.
                                Và cũng không có người dùng nào biết để bắt bẻ rằng kim chỉ 1000kHz mà tần số thực là 1050kHz hay 970kHz.
                                Hai cái đài giống nhau, dải chỉ thị 12cm, nếu chúng bắt cùng 1 đài nhưng vị trí kim dò đài lệch nhau 1-2 ly là bình thường. Lệch nhau đến 5 ly mới gọi là "hơi lệch". Kim dò đài chỉ là bộ phận chỉ thị cho có vẻ trực quan thôi mà.

                                Với lại bác yên tâm là điều chỉnh như vậy chỉ làm "lệch" tần số chút ít so với vạch chỉ thị.
                                Không phải là kỹ đâu bác.Bài viết của bác làm tôi nhớ lại ngày còn học sửa radio.

                                Thầy Lê văn Khương (nếu còn sống bây giờ thầy già lắm rồi) vặn sai tất cả bộ trung tần vàng,trắng, xanh,đen ,dao động đỏ, rồi cho học trò chỉnh lại đúng theo kim trên bảng chỉ thị.
                                Học trò cân chỉnh không phải 3 điểm mà là lung tung điểm,bắt được đài này thì không bắt được đài khác,kim chỉ thị đài này đúng thì lại sai ở đài kia.Tôi lấy cái radio bỏ túi băng MW còn hoạt động tốt,hàn phần dao động,phần trung tần,phần tách sóng ra que đo đến phần nào thì làm signal thử phần đó,cuối cùng tôi được 10 điểm và lời khen của thầy,thầy nói: "Thầy dạy lâu rồi,chưa có học sinh nào mò mà chỉnh đúng cả,trừ tôi ăn gian lấy đài tốt thử từng phần".

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vietdung Tìm hiểu thêm về vietdung

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X