Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mỉco chống hú

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mỉco chống hú

    Mình có nghe thoáng qua bạn bè nói, có một loại mỉco chóng hú và một mạch preamplifier, mình chưa từng gặp và chưa biết gì cả!!!! Mình tự suy luận ra một nguyên lý, nhưng không biết sáng tạo hay tối tạo gì đây? xin các bạn góp ý!...
    Bài này mình có post bên CM "Điện tử dân dụng", nhưng các ý kiến, không mang tính thuyết phục nên mình post qua đây. (xem hình).
    Mô tả:
    1/ Micro này là 1 loại đặc biệt, bên trong có míco 1 và mỉco 2 ở 2 đầu.
    2/ D là âm thanh trường, gồm có D1và D2, có sai số không đáng kể, nên opamp khếch đại yếu.
    3/ d là âm thanh voice, gồm có d1 và d2, có sai số lớn, nên opamp khuếch đại mạnh.
    Kết quả: Âm thanh voice được khếch đại mạnh hơn âm thanh trường sẽ có tác dụng chống hú tốt?...
    Các bạn thấy có lý không nhỉ?... Nếu không hợp lý, thì sai từ chổ nào? xin ý kiến các bạn!....Thân ái!....
    Attached Files
    Last edited by ptoanel; 17-11-2008, 21:05. Lý do: chính tả

  • #2
    Viết thêm:
    Bài "micro chống hú" đầu tiên mình post lên nhầm mục đích tìm tài liệu để tham khảo, mình cứ tưởng nó củ rít. Té ra, nó còn nguyên sinh hoặc là quá ngông, không logic nên không ai nghỉ đến. mong các bạn thông cảm!....
    Last edited by ptoanel; 17-11-2008, 15:53. Lý do: chính tả

    Comment


    • #3
      Đề tài này rất hay ! mình thích lắm ! nhưng chỉ có ý tưởng thôi , chưa thực hành bao giờ . mình nghĩ nên thiết kế mạch ở trong ampli . và mạch sử dụng nguyên lý gần giống như mạch AGC , ngoài ra có thể làm những bẫy âm thanh để khi loa phát ra tiếng hú , micro sẽ truyền tiếng hú này , mạch bẫy âm thanh sẽ làm việc và kéo âm lượng xuống mức ngưỡng đủ để cắt hiện tượng hú !
      chờ những ý kiến của bạn !

      Comment


      • #4
        Larsen hay hú là do thanh áp loa đưa về micro lớn hơn thanh áp nguồn âm nếu thanh áp loa đưa về micro nhò hơn thanh áp nguồn âm thì không hú, trong hình của bạn búp sóng của micro 2 hướng về búp sóng loa làm tăng khà năng hú hơn là giảm hú dù nó đưa vào mạch khuyếch đại yếu hơn.Hệ số hồi tiếp tính bằng công thức sau B=P'o/ Po=K.Dl.Dm/r trong đó P'o là thanh áp loa đưa về micro Po là nguồn âm vào micro r là khoảng cách từ micro tới loa K là mức âm lượng chỉnh lớn Dl là micro nằm trong trục chính của búp sóng loa Dm là xoay micro trục chính của micro trùng với trục chính loa.Khi hú chỉ có thông số r là nhỏ còn các thông số K,Dl,Dm đều lớn.Hình vẽ của bạn làm tăng Dm nên tăng khả năng hú.Loa chỉ hú khi hệ số B lớn hơn 1 ứng với P'o lớn hơn Po hay K,Dl,Dm tăng r giảm.

        Comment


        • #5
          Thảo luận về hú rít trong thiết bị âm thanh âm nhạc ...

          Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
          Mình có nghe thoáng qua bạn bè nói, có một loại mỉco chóng hú và một mạch preamplifier, mình chưa từng gặp và chưa biết gì cả!!!! Mình tự suy luận ra một nguyên lý, nhưng không biết sáng tạo hay tối tạo gì đây? xin các bạn góp ý!...
          Bài này mình có post bên CM "Điện tử dân dụng", nhưng các ý kiến, không mang tính thuyết phục nên mình post qua đây. (xem hình).
          ......................

          .... xin ý kiến các bạn!....Thân ái!....
          Muốn chống hú phải biết rõ nguyên nhân của tiếng hú --> từ đó xác định có thể chống hú từ đâu, bằng phương pháp nào.

          Dù Larsen đã nói rất rõ về tiếng hú của các dàn khúêch đại âm thanh, thì rất nhiều người, nhiều nơi vẫn cứ phát biểu lung tung về tiếng hú. Có người còn cho nó là cộng hưởng. Mà cộng hưởng lại do ... hệ số khuếch đại sinh ra (hihi !!!).

          Nguyên văn bởi nguyendinhvan
          Khi hệ số khuyếch đại tổng của hệ thống quá lớn thì sẽ tạo nên sự cộng hưởng âm thanh . Tần số của tiếng rít đó tùy thuộc vào chất âm thanh của hệ thống
          (trích : http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=19176 )

          Chưa (và không có) một công thức tính toán cộng hưởng nào có tham số hệ số khuếch đại. Phát biểu ngớ ngẩn đó xuất phát từ một ngộ nhận ở hiện tượng khác : giảm âm lượng (ở dải tần cụ thể) thì giảm (chống) được hú rít.

          Nguyên văn bởi tuyennhan
          Larsen hay hú là do thanh áp loa đưa về micro lớn hơn thanh áp nguồn âm nếu thanh áp loa đưa về micro nhò hơn thanh áp nguồn âm thì không hú, trong hình của bạn búp sóng của micro 2 hướng về búp sóng loa làm tăng khà năng hú hơn là giảm hú dù nó đưa vào mạch khuyếch đại yếu hơn. Hệ số hồi tiếp tính bằng công thức sau B=P'o/ Po=K.Dl.Dm/r trong đó P'o là thanh áp loa đưa về micro Po là nguồn âm vào micro r là khoảng cách từ micro tới loa K là mức âm lượng chỉnh lớn Dl là micro nằm trong trục chính của búp sóng loa Dm là xoay micro trục chính của micro trùng với trục chính loa.Khi hú chỉ có thông số r là nhỏ còn các thông số K,Dl,Dm đều lớn.Hình vẽ của bạn làm tăng Dm nên tăng khả năng hú.Loa chỉ hú khi hệ số B lớn hơn 1 ứng với P'o lớn hơn Po hay K,Dl,Dm tăng r giảm.
          Anh tuyennhan khoa học hơn khi đã đưa công thức tính toán vào và do đó đã xác định được đúng nguyên nhân : hệ số hồi tiếp. Lan Hương xin phát biểu tổng quan về tiếng hú rít ở các hệ thống khuếch đại âm thanh như sau :

          Tiếng hú trong các bộ khuếch đại âm học (và dao động tự kích ở các dải tần khác) là do vòng hồi tiếp dương đủ biên độ gây ra.

          Lý giải : Âm thanh đi từ micro được khuếch đại ra loa, luôn có một âm lượng quay về micro. Trong một điều kiện nào đó mà âm thanh quay về cùng pha với âm thanh từ micro và vòng hồi dưỡng hồi tiếp dương đủ lớn thì phát sinh dao động. Tần số và biên độ dao động này phụ thuộc các thông số cơ học r, K, Dl, Dm, cuối cùng thể hiện bằng tiếng hú ra loa.

          Cùng một bản chất với hiện tượng hú âm học, trong dải tần khác (RF chẳng hạn), các tín hiệu ngõ ra trùng pha với tín hiệu ngõ vào của các tầng khuếch đại trước nó cũng tạo các vòng hồi tiếp dương và phát sinh dao động tự kích làm rối loạn hạt động của hệ thống. Chúng thường xuyên là ác mộng "canh cánh bên lòng" của người ráp + cân chỉnh máy RF.

          Chúng ta có thể tóm lược một số vấn đề như sau :

          1/. Trong các hệ khuếch đại, tiếng hú âm học và dao động tự kích là cùng bản chất, xuất phát từ các vòng hồi tiếp dương đủ lớn ngoài ý muốn gây ra. Chúng làm rối loạn hoạt động của hệ thống --> giảm chất lượng thông tin (tiếng nói, âm nhạc và các dạng thông tin khác), biến dạng các dữ liệu cần truyền đi và có thể trở thành thảm hoạ kỹ thuật.

          2/. Chống tiếng hú cần giải quyết trên cơ sở kỹ thuật học như sau :

          a/. Tránh trùng phương tín hiệu vào - ra : điều này được sử dụng rất phổ biến. Loa Control thay vì để phía sau sân khấu (hay sàn diễn) để chính ca sĩ và mixerman nghe thấy thì lại đưa hết về phía trước để tránh tín hiệu trùng phương giữa loa và micro.

          b/. Ngừa và chống vòng hồi tiếp dương đủ lớn : Có 4 biện pháp kỹ thuật chính là

          b1/- Phân tần thành nhiều dải hẹp với các cách hiển thị trực quan để giảm biên độ vòng hồi tiếp dương nhanh chóng khi cần thiết. Nếu có một tần số phát sinh biên độ khác thường thì đó là tiếng hú và được giảm xuống ngay bằng tay. Các mixerman có kinh nghiệm vơi giàn âm thanh cụ thể rất nhạy cảm với việc này và thường xuyên ngừa và chống hiệu quả hiện tượng hú rít.

          b2/- Thiết trí tín hiệu ngõ vào micro nghịch pha với tín hiệu ra loa. Với một cục Pin, người ta xác định loa bung (màng loa lao ra phía trước) hay thụt (màng loa lùi về sâu) và cùng với kinh nghiệm của mình, họ bố trí để chấn động cơ học của âm thanh ra loa nghịch hướng với chấn động ngõ vào micro --> tín hiệu điện áp nghịch pha. Do đó loại trừ được vòng hồi tiếp dương --> khả năng hú rít giảm thểiu đến mức thấp nhất.

          b3/- Làm chậm pha biên độ hoặc thay đổi tần số âm thanh ở ngõ ra để tránh hiện tượng trùng pha --> loại bỏ hồi tiếp dương. Hướng này cũng khả thi vì :

          - Tần số tăng hay giảm vài Hz so với hàng nghìn Hz là khó phân biệt, (cũng có thể nói là không thể phân biệt).

          - Chống hú tích cực và hiệu quả trên mọi dải tần một cách tự động và trực quan.

          Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn tranh cãi do tác động đến âm thanh "chính gốc" và do đó bị xem là phiên bản âm học, không phù hợp với tinh thần live music perform.

          b4/- Thiết kế hai micro chung một vỏ, trong đó một để phát âm, một nhận âm thanh phản hồi với tổng trở khá bé. Tiếng hú nhận được từ loa sẽ đưa vào Controler magnetophone để kịp thời xử lý hoặc tạo giao thoa tự động để triệt tiếng hú này.

          Các giải pháp kỹ thuật cụ thể sẽ được Lan Hương trình bày trong các bài tới.

          Thân ái.

          Lan Hương.
          Last edited by lanhuong; 20-11-2008, 12:58.

          Comment


          • #6
            Tín hiệu ngõ vào và ngõ ra đồng pha hay nghịch pha đều không có tác dụng gì đến tiếng hú. Vì chỉ cần di chuyển micro một khoảng bằng 1/2 bước sóng âm học thì đồng pha sẽ biến thành nghịch pha và ngược lại. Hoặc chỉ cần thay đổi tần số đi chút ít, cũng như thế.

            Có thể nhận thấy rõ ràng bằng thí nghiệm đơn giản như sau:

            Mở ampli và loa lên. Điều chỉnh mọi thứ sao cho có tiếng hú. Tắt đi, đảo ngược 2 dầu dây loa, và mở lên trở lại, xem có còn tiếng hú không.

            Tương tự, vấn đề dời pha cũng thế.

            Đối với dân nghiệp dư chúng ta chưa có nhiều tiền để sắm các thiết bị chuyên dùng, thì có những cách chống hú là:

            1/. Micro phải là loại có búp hướng nhọn, ít nhất trong dải tần số từ trung bình trở lên. Như thế nó chỉ "mạnh" với các tín hiệu phía trước nó, mà không nhạy với các tín hiệu phía sau hoặc xung quanh. Sử dụng micro búp hướng nhọn và độ nhạy không cao quá còn có lợi thế là ca sĩ sẽ dễ dàng điều chỉnh âm lượng (mức độ "hút" của micro) hay dải tần (độ thanh trầm của micro) bằng cách kéo xa, đẩy lại gần hay thay đổi góc hướng của miệng và micro.

            2/. Loa và micro không nên bố trí cho "nhìn nhau", mà phải nhìn về hai hướng đối diện nhau (như các sân khấu biểu diễn) hoặc cùng nhìn về một hướng (như các phòng karaoke). Tương tự, như chị Lan Hương nói, loa control nên để phía trước sân khấu hướng trở vào, để nhìn cùng hướng với Micro, chứ không nên để phía sau hướng ra (đối diện với micro).

            3/. Phòng ốc, sảnh đường... cần giảm tối đa hiện tượng phản xạ âm thanh. Các nhà hát lớn đều phải tô các bức tường xù xì. Các phòng nhỏ thường treo màn nhung, trần bằng các tấm cách âm. Mặt sau sân khấu cũng nên treo màn, để âm thanh từ các loa control không phản xạ ngược lại và đi vào micro. Nếu không có điều kiện, thì đối với các phòng hát karaoke ở gia đình nên bố trí cửa sổ phía đối diện với loa. (đúng ra là đặt loa ở bức tường đối diện với các cửa sổ).
            Nhóc thích nghịch điện,
            Nhóc thích xì păm,
            Nhóc thích trêu mấy anh.
            Hi hi.

            Comment


            • #7
              Bàn thêm về chất lượng micro

              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
              Tín hiệu ngõ vào và ngõ ra đồng pha hay nghịch pha đều không có tác dụng gì đến tiếng hú. Vì chỉ cần di chuyển micro một khoảng bằng 1/2 bước sóng âm học thì đồng pha sẽ biến thành nghịch pha và ngược lại. Hoặc chỉ cần thay đổi tần số đi chút ít, cũng như thế.

              Có thể nhận thấy rõ ràng bằng thí nghiệm đơn giản như sau:

              Mở ampli và loa lên. Điều chỉnh mọi thứ sao cho có tiếng hú. Tắt đi, đảo ngược 2 dầu dây loa, và mở lên trở lại, xem có còn tiếng hú không.

              Tương tự, vấn đề dời pha cũng thế.

              Đối với dân nghiệp dư chúng ta chưa có nhiều tiền để sắm các thiết bị chuyên dùng, thì có những cách chống hú là:

              1/. Micro phải là loại có búp hướng nhọn, ít nhất trong dải tần số từ trung bình trở lên. Như thế nó chỉ "mạnh" với các tín hiệu phía trước nó, mà không nhạy với các tín hiệu phía sau hoặc xung quanh. Sử dụng micro búp hướng nhọn và độ nhạy không cao quá còn có lợi thế là ca sĩ sẽ dễ dàng điều chỉnh âm lượng (mức độ "hút" của micro) hay dải tần (độ thanh trầm của micro) bằng cách kéo xa, đẩy lại gần hay thay đổi góc hướng của miệng và micro.

              2/. Loa và micro không nên bố trí cho "nhìn nhau", mà phải nhìn về hai hướng đối diện nhau (như các sân khấu biểu diễn) hoặc cùng nhìn về một hướng (như các phòng karaoke). Tương tự, như chị Lan Hương nói, loa control nên để phía trước sân khấu hướng trở vào, để nhìn cùng hướng với Micro, chứ không nên để phía sau hướng ra (đối diện với micro).

              3/. Phòng ốc, sảnh đường... cần giảm tối đa hiện tượng phản xạ âm thanh. Các nhà hát lớn đều phải tô các bức tường xù xì. Các phòng nhỏ thường treo màn nhung, trần bằng các tấm cách âm. Mặt sau sân khấu cũng nên treo màn, để âm thanh từ các loa control không phản xạ ngược lại và đi vào micro. Nếu không có điều kiện, thì đối với các phòng hát karaoke ở gia đình nên bố trí cửa sổ phía đối diện với loa. (đúng ra là đặt loa ở bức tường đối diện với các cửa sổ).
              Nhân loạt bài " micro chống hú" mình xin kèm thêm một tiểu đề về chất lượng micro.
              Trước đây mình có sử dụng 2 cái micro, 1 Shure/ 1 Shure brother, quan sát từ hình thức đến cấu trúc bên trong, không thấy gì khác biệt. Nhưng khi dùng thì rỏ là cái Shure chống hú tốt hơn rất nhiều. Mình thắc mắc là trong công nghệ chế tạo, họ dùng chất liệu gì? kỹ thuật gì? để nâng cao chất lượng? Sao đó ít lâu, mình tìm tư liệu về micro để đọc, thấy có hình mô tả như sau, mình vẽ lại, post lên để các bạn tham khảo, mưu cầu là thoả lòng thắc mắc. Mong các bạn góp ý thêm. Thân ái!....
              Attached Files

              Comment


              • #8
                Khi B>1 tức là P'o >Po thì P'o đi váo micro tạo ra thanh áp P1 vì B>1 nên P1 lại đi vào micro tạo ra P2 tuần tự như vậy tạo ra các thanh áp P1 P2 P3.... tăng dần tạo thành tiếng hú ,P'o và Po phải có cùng một tần số mới tạo nên chuỗi liên kết còn nếu khác thỉ chuỗi bị đứt loa không hú.Trong công thức trên chỉ có r là không phụ thuộc tần số còn K,Dm,Dl đều phụ thuộc tần số bởi K là hệ số khuyếch đại nên phu thuộc váo đáp tần của tăng âm,thanh áp và búp sóng loa cũng phụ thuộc vào đáp tần loa, độ nhạy và búp sóng micro cũng phụ thuộc vào đáp tần micro Vì K,Dm,Dl đều lệ thuộc vào tần số nên ở tần số nào giá trị K,Dm,Dl còn ở mức B<1 thì không hú còn nếu ở tần số nào các giá trị K,Dm,Dl làm B>1 thì hiệu ứng Larsen xảy ra loa sẻ hú ở tần số đó.Vì các lý do đó nên khi biến đổi tần số đầu vào loa không hú hay khi chớm hú nếu xác định đươc tần số gây hú lọc bỏ đi hay chặn lại không cho xuống tăng âm thì cũng không hú.

                Comment


                • #9
                  Micro Shure có độ lợi và độ nhạy cao nên tín hiệu nguổn âm đi vào máy cao nên đạt mức âm lớn với mức chỉnh âm lượng nhỏ điều này làm hệ số K nhỏ nên ít hú hơn.

                  Comment


                  • #10
                    Micro đôi chống hú ...

                    Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                    Nhân loạt bài " micro chống hú" mình xin kèm thêm một tiểu đề về chất lượng micro.
                    Trước đây mình có sử dụng 2 cái micro, 1 Shure/ 1 Shure brother, quan sát từ hình thức đến cấu trúc bên trong, không thấy gì khác biệt. Nhưng khi dùng thì rỏ là cái Shure chống hú tốt hơn rất nhiều.
                    ....
                    Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                    Micro Shure có độ lợi và độ nhạy cao nên tín hiệu nguổn âm đi vào máy cao nên đạt mức âm lớn với mức chỉnh âm lượng nhỏ điều này làm hệ số K nhỏ nên ít hú hơn.
                    Xin các anh chị đừng xa rời mục tiêu của luồng là "micro chống hú" ạ.

                    - Riêng Micro Shure thì dân điện thanh ai cũng mê. Những chiếc Shure362 to như chai nước ngọt có từ những năm 60 của thế kỷ trước vẫn được tin dùng đến hiện nay, có giá không dưới vài triệu đồng / chiếc. Nó "hút" âm thanh lạ thường và do đó ít bị hú hơn các micro khác chung một điều kiện. Các ca sĩ đều thích nó.

                    Tuy nhiên nó ... vẫn hú.

                    - Dưới đây, Lan Hương đưa lên một mạch micro chống hú thật sự mà từ đầu luồng cho đến nay ai cũng ... làm lơ. Mạch này Lan Hương chưa có thời giờ kiểm định nhưng nhiều người cho là có tác dụng tốt.



                    Nguyên văn bởi Samuel Kerem
                    Sound sources not equidistant from the microphones experience a phase shift. Because sound travels at 1120 ft/sec, the maximum phase shift for this design's mounting scheme is about 0.5 msec. This phase shift corresponds to a 90 degrees phase shift at about 1000 Hz. Thus, all sounds in the vocal frequency range, except the user's voice, tend to cancel.
                    ... do đó mọi tạp âm, trừ tiếng nói của người dùng, đều có xu hướng bị lọc bỏ.

                    Các anh chị tham khảo :

                    http://www.next.gr/audio/microphone-circuits/

                    Thân ái.

                    Lan Hương.
                    Attached Files

                    Comment


                    • #11
                      ngày trước mình cũng thí nghiệm hai cái mic trong một vỏ để "tiêu diệt" tiếng hú nhưng thất bại, có lẽ do kiến thức còn hạn hẹp quá!
                      Cảm ơn các bạn đã moi đủ thứ các vấn đề mà dân điện tử quan tâm!!!
                      Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                      Comment


                      • #12
                        Anh Ptoanel, Green_Age và các bạn đã thử nghiệm micro chống hú này ra sao rồi ?

                        Cho biết kết quả đi chứ.

                        Lan Hương.

                        Comment


                        • #13
                          Lấy kiến thức của cái nọ áp cho cái kia tưởng là mình giỏi ?
                          Hâm nặng !
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #14
                            Hehe dân điện tử đều hâm hâm chạm chạm cả sếp ơi
                            Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                              Anh Ptoanel, Green_Age và các bạn đã thử nghiệm micro chống hú này ra sao rồi ?

                              Cho biết kết quả đi chứ.

                              Lan Hương.
                              Kết quả nó hú càng dã man hơn nên em quăng nó luôn
                              Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ptoanel Tìm hiểu thêm về ptoanel

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X