Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lắp thêm sò cho amp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Bác biết đó là nguyên lý gì hem?
    By three methods we may learn wisdom:
    First, by reflection, which is noblest;
    Second, by imitation, which is easiest;
    and third by experience, which is the bitterest

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi phuong.hng Xem bài viết
      Bác biết đó là nguyên lý gì hem?
      2.Hem có biết! chưa có biết. Cần biết.
      1. Cái đang quan tâm
      Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
      <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
        Tôi đã trã lời ghép thên trans không làm tăng công suất vì thực tế là thế , mạch này có gì đặc biệt mà làm tăng từ 300 mw lên mấy chục w vậy anh em nào rành giải thích dùm .
        Khi điện áp ra đạt cực đại, trở kháng loa không đổi, thì bạn thêm sò cũng không tăng được công suất.
        Ở đây, với nguồn +/- 25V, tổng điện áp nguồn là 50V.
        Giả sử loa 8 Ôm.
        Công suất hiệu dụng của mạch công suất là bao nhiêu? Bạn tính được phải không?
        Như vậy dòng tối đa là bao nhiêu? Chắc chắn bạn cũng tính được.
        *Trường hợp 1: Bạn dùng 1 cặp D718, với thiết kế tối ưu, mạch xuất ra được công suất đúng theo yêu cầu. Trở kháng ra của cặp công suất nhỏ hơn hoặc bằng trở kháng loa. Bạn có thêm sò thì chỉ giảm được trở kháng ra chứ không thể tăng được dòng (chính xác là tăng thêm tí tẹo chứ không thể tăng gấp đôi gấp ba) vì trở kháng loa không giảm.
        * Trường hợp 2: Bạn dùng 1 cặp TIP 41 chẳng hạn. Loa kêu nhưng nếu bạn tăng volume lên thì TIP cháy. Vì dòng của TIP nhỏ hơn dòng cực đại trên loa khi mở vol lớn. Và trở kháng ra của mạch cũng lớn hơn trở kháng loa = nặng tải. Thêm 1, 2, 3... cặp sò, dòng ra cho phép tăng được gấp đôi, gấp 3, gấp 4...; trở kháng ra giảm 2, 3, 4 lần. Cho đến khi trở kháng ra bằng hoặc nhỏ hơn trở kháng loa, đồng thời dòng ra cho phép (= dòng ra của 1 sò x số cặp sò) lớn hơn dòng cực đại trên loa, thì tăng thêm sò chỉ có tác dụng phân dòng trên các sò để chúng bớt nóng mà thôi. Quay về trường hợp 1.
        * Trường hợp 3: Dùng nhiều transistor nhỏ để làm transistor công suất: tiếp theo của trường hợp 2.
        Bạn thấy trên sơ đồ, điện trở chân E của các transistor khá lớn, là để mỗi transistor hoạt động với dòng ra tương ứng phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của nó (ICmax = 150mA) và do đó trở kháng ra của 1 cặp transistor cũng lớn... Thêm nhiều cặp transistor sẽ giảm trở kháng ra... tiếp theo thế nào, bạn thấy sự khác nhau rồi chứ?

        Trường hợp 1 (như của bạn) giống như là pha thêm muối vào bình nước muối bão hòa. Tốn "muối" mà chẳng thể "mặn" thêm.
        Trường hợp 2 giống như là pha thêm muối vào bình nước biển.
        Còn trường hợp 3 là pha thêm muối vào nước lợ cửa sông.
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #64
          Nếu bạn lắp thêm 1 cặp sò, trở kháng ra giảm xuống còn 1/2. Bây giờ bạn lắp thêm loa song song với loa có sẵn, không sợ quá tải mạch công suất. Cả 2 loa cùng kêu. Như vậy là tăng công suất ra đó thôi. Nhưng với điều kiện: Bộ nguồn phải đủ mạnh để chịu được dòng ra yêu cầu và tầng trước phải cấp đủ công suất để kích cho 2 cặp sò ở tầng công suất.
          Nếu công suất của tầng kích không đủ lớn thì thêm mấy sò cũng chỉ vậy thôi.
          Last edited by HTTTTH; 31-05-2012, 19:44.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #65
            Nguyên lý thác nước chăng?!!
            By three methods we may learn wisdom:
            First, by reflection, which is noblest;
            Second, by imitation, which is easiest;
            and third by experience, which is the bitterest

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi phuong.hng Xem bài viết
              Nguyên lý thác nước chăng?!!
              Cái "Nguyên lý" gì gì đó... ở đâu vậy? Ai phát minh, cơ sở thế nào, ... áp dụng ở đây ra làm sao?.
              Dùng đến chữ "nguyên lý" (Principle) là phải cẩn thận . Vì nó là nền tảng và có khi cũng là định luật (Law).
              Ví dụ: nguyên lý (hoặc định luật) lấy mẫu (Shannon); Nguyên lý bất định Heisenberg...
              Last edited by HTTTTH; 01-06-2012, 01:04.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                Khi điện áp ra đạt cực đại, trở kháng loa không đổi, thì bạn thêm sò cũng không tăng được công suất.
                Ở đây, với nguồn +/- 25V, tổng điện áp nguồn là 50V.
                Giả sử loa 8 Ôm.
                Công suất hiệu dụng của mạch công suất là bao nhiêu? Bạn tính được phải không?
                Như vậy dòng tối đa là bao nhiêu? Chắc chắn bạn cũng tính được.
                *Trường hợp 1: Bạn dùng 1 cặp D718, với thiết kế tối ưu, mạch xuất ra được công suất đúng theo yêu cầu. Trở kháng ra của cặp công suất nhỏ hơn hoặc bằng trở kháng loa. Bạn có thêm sò thì chỉ giảm được trở kháng ra chứ không thể tăng được dòng (chính xác là tăng thêm tí tẹo chứ không thể tăng gấp đôi gấp ba) vì trở kháng loa không giảm.
                Trở kháng loa là cái xe (car), số sò lắp parallel
                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                * Trường hợp 2: Bạn dùng 1 cặp TIP 41 chẳng hạn. Loa kêu nhưng nếu bạn tăng volume lên thì TIP cháy. Vì dòng của TIP nhỏ hơn dòng cực đại trên loa khi mở vol lớn. Và trở kháng ra của mạch cũng lớn hơn trở kháng loa = nặng tải. Thêm 1, 2, 3... cặp sò, dòng ra cho phép tăng được gấp đôi, gấp 3, gấp 4...; trở kháng ra giảm 2, 3, 4 lần. Cho đến khi trở kháng ra bằng hoặc nhỏ hơn trở kháng loa, đồng thời dòng ra cho phép (= dòng ra của 1 sò x số cặp sò) lớn hơn dòng cực đại trên loa, thì tăng thêm sò chỉ có tác dụng phân dòng trên các sò để chúng bớt nóng mà thôi. Quay về trường hợp 1.
                * Trường hợp 3: Dùng nhiều transistor nhỏ để làm transistor công suất: tiếp theo của trường hợp 2.
                Bạn thấy trên sơ đồ, điện trở chân E của các transistor khá lớn, là để mỗi transistor hoạt động với dòng ra tương ứng phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của nó (ICmax = 150mA) và do đó trở kháng ra của 1 cặp transistor cũng lớn... Thêm nhiều cặp transistor sẽ giảm trở kháng ra... tiếp theo thế nào, bạn thấy sự khác nhau rồi chứ?

                Trường hợp 1 (như của bạn) giống như là pha thêm muối vào bình nước muối bão hòa. Tốn "muối" mà chẳng thể "mặn" thêm.
                Trường hợp 2 giống như là pha thêm muối vào bình nước biển.
                Còn trường hợp 3 là pha thêm muối vào nước lợ cửa sông.
                Tổng thể về lý thuyết trên là đúng, nhưng chữ màu đỏ và màu xanh oánh nhau chan chát. Mod xem lại có đúng không? Coi như công suất nguồn không đổi nha. Cho cái nguồn xuyến Accuphase có công suất 3 kVa cho phấn khởi. Có cao thủ nào phân tích thực tế cho ae xem: tại sao các hãng nhớn họ nói Pout trên Amp của họ tới hàng ngàn Watts trên trở kháng loa cực thấp!!??? Phải có minh xác cái lý thuyết thực tế, chứ không MIT chỉ là cái học viện làng rồi!!!!!
                By three methods we may learn wisdom:
                First, by reflection, which is noblest;
                Second, by imitation, which is easiest;
                and third by experience, which is the bitterest

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi phuong.hng Xem bài viết
                  Trở kháng loa là cái xe (car), số sò lắp parallel
                  Tổng thể về lý thuyết trên là đúng, nhưng chữ màu đỏ và màu xanh oánh nhau chan chát. Mod xem lại có đúng không? Coi như công suất nguồn không đổi nha. Cho cái nguồn xuyến Accuphase có công suất 3 kVa cho phấn khởi. Có cao thủ nào phân tích thực tế cho ae xem: tại sao các hãng nhớn họ nói Pout trên Amp của họ tới hàng ngàn Watts trên trở kháng loa cực thấp!!??? Phải có minh xác cái lý thuyết thực tế, chứ không MIT chỉ là cái học viện làng rồi!!!!!
                  "...nhưng chữ màu đỏ và màu xanh oánh nhau chan chát. Mod xem lại có đúng không?" Đừng bộp chộp. Đọc cho hết. Xét riêng từng trường hợp. Nếu thấy chưa rõ thì đây:
                  Trường hợp 1 (dùng sò D718) : Trở kháng ra của cặp công suất nhỏ hơn hoặc bằng trở kháng loa. Bạn có thêm sò thì chỉ giảm được trở kháng ra chứ không thể tăng được dòng
                  Trường hợp 2 (dùng "sò nhí" TIP 41): ...Cho đến khi trở kháng ra bằng hoặc nhỏ hơn trở kháng loa, đồng thời dòng ra cho phép (= dòng ra của 1 sò x số cặp sò) lớn hơn dòng cực đại trên loa, thì tăng thêm sò chỉ có tác dụng phân dòng trên các sò để chúng bớt nóng mà thôi.

                  Hai trường hợp khác nhau ở SÒ rồi ạ.

                  "...tại sao các hãng nhớn họ nói Pout trên Amp của họ tới hàng ngàn Watts trên trở kháng loa cực thấp!!???" Hỏi cũng là trả lời rồi.
                  Công thức đến nay vẫn còn luôn luôn đúng (chưa ai cãi được là sai): P = U x I = U^2/R.
                  Muốn tăng P phải tăng U và / hoặc giảm R.
                  2 chục cái loa 4 Ôm mắc song song, R chung còn 0,2 Ôm. Điện áp cấp +/- 50V, cứ cho là điện áp đỉnh +/-48V. Dòng ra (đỉnh) là +/- 240A đấy, bạn ạ. Công suất mấy nhỉ ???
                  Muốn cấp ra loa đủ công suất ra như trên, phải có công suất kích đủ lớn, trở kháng ra tổng cộng đủ nhỏ, nguồn đủ mạnh. Khi đó dòng ra cho phép đạt yêu cầu (ví dụ 240App). OK???

                  "Chỉ là dân AMATER nên nói có gì sai mong ACE đừng nặng nhời ha" Không tin lắm. Nên xét theo chiều ngược lại.
                  Last edited by HTTTTH; 01-06-2012, 13:29.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #69
                    Cãi nhau làm chi cho mệt.

                    Lắp thêm sò là lắp thêm sò.

                    Tăng công suất là tăng công suất.

                    Rõ ràng là 2 phạm trù khác nhau.

                    Muốn tăng công suất, thì phải tăng từ đầu vào.

                    Còn lắp thêm sò, sẽ có hệ quả. Có cả tích cực lẫn tiêu cực:

                    - Nếu phân cực chuẩn, thì sẽ giảm bớt nhiệt. Giảm nhiệt đương nhiên là tích cực, bởi sẽ giảm được tạp âm.

                    - Nếu không phân cực chuẩn, thì lại biến thành tiêu cực, sẽ méo phi tuyến thậm tệ.

                    Nhưng dù gì đi chăng nữa, lắp nhiều sò song song không phải là "thiết kế hay", mà chỉ là "thiết kế khỏe".

                    Tại sao vậy? Vì đặc tuyến của linh kiện không thể 100% giống nhau, cho dù cùng tên, cùng seri.

                    Đặc tuyến không giống nhau thì đương nhiên sẽ có em "hứng tình" hơn các em khác, dẫn đến chia rẽ nội bộ, thậm chí nội chiến => Bùm.

                    Các amp công suất lớn chuyên dụng cho sân khấu có thể dùng vài chục cặp sò để át tiếng ồn ào của khán giả, chứ không thể dùng để thửng thức Mozart hay Vô Thường.

                    Nên tóm lại, tùy vào chất lượng tai mà thiết kế ampli. Cãi nhau làm gì.
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #70
                      Nếu đúng như bác Nhathung nói thì dạng 2030/ 7294 (nói chung là chíp amp) nếu có gắn thêm Sò phía sau (giả sử phân cực chuẩn) thì là .... là làm sao?!?
                      Cả 2 thằng này (chipamp và sò CS) không liên quan gì tới nhau ?!? Vậy thì lắp thêm có tác dụng gì khác?
                      XIn chỉ bảo cho tép?
                      Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                      <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                      Comment


                      • #71
                        Ậy, đang nói về cái tăng âm không dùng 2 cái tran-zi-to mà lại dùng nhiều con tran-zi-nhỏ đó.
                        Còn lắp nhiều sò để tăng cái gì thì phải biết chứ ???
                        Làm cho dữ dằn mà không có trạm nối và dây chuẩn thì dây nóng mà loa kêu vẫn bé, cũng vô ích.
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #72
                          Hiện giờ của bác đang là mấy sò? và hiệu gì ạ?
                          | | |

                          Comment


                          • #73
                            Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                            Nếu đúng như bác Nhathung nói thì dạng 2030/ 7294 (nói chung là chíp amp) nếu có gắn thêm Sò phía sau (giả sử phân cực chuẩn) thì là .... là làm sao?!?
                            Cả 2 thằng này (chipamp và sò CS) không liên quan gì tới nhau ?!? Vậy thì lắp thêm có tác dụng gì khác?
                            XIn chỉ bảo cho tép?
                            Lúc đó, IC (chíp amp hay quần chíp) chỉ thực hiện khuếch đại áp, còn "sò" sẽ đảm nhiệm khuếch đại dòng. Lúc này dòng tiêu thụ qua tải (loa, micro loa, under loa...) sẽ chảy qua "sò".

                            Nếu bạn xem qua nguyên lý và sơ đồ của mạch nguồn dòng thì sẽ hiểu nó thôi.

                            Thực ra, đó là thiết kế tối ưu cho âm thanh (không dành cho tai trâu). Hãng "Tê Lê Phông Ken" thời "Cộng hòa Dân chủ Đức" thường thiết kế kiểu như vậy. Điều đáng tiếc là thiết kế dành cho "thưởng thức" lại không đắt hàng bằng loại "trâu bò".

                            "Trâu bò" ở đây là cứ phải "huỳnh huỵch", "hự hự", "Oh yeah"... Thậm chí là phải loại nhạc không ai hiểu nổi.
                            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                              Nếu đúng như bác Nhathung nói thì dạng 2030/ 7294 (nói chung là chíp amp) nếu có gắn thêm Sò phía sau (giả sử phân cực chuẩn) thì là .... là làm sao?!?
                              Cả 2 thằng này (chipamp và sò CS) không liên quan gì tới nhau ?!? Vậy thì lắp thêm có tác dụng gì khác?
                              XIn chỉ bảo cho tép?
                              chip amp trong trường hợp này nó dùng để lái sò,tăng công suất,nhưng đến 1 giới hạn thôi bác ạ!
                              Trái đất luôn tròn vì vậy bạn chẳng thể nào nhìn thấy phía cuối con đường đi...
                              Keep moving forward...

                              Comment


                              • #75
                                Telefunken ra đời từ đầu thế kỷ 20 (1903).
                                Hồi 1980 khá thịnh hành kiểu ampli (kể cả tự chế) dùng TBA810 + 1 cặp sò 2N(3055+2955).
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                baolinh_82 Tìm hiểu thêm về baolinh_82

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X