Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch bảo vệ loa - xin giúp đỡ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch bảo vệ loa - xin giúp đỡ

    Mình có bài tập về làm một mạch bảo vệ loa, lang thang trên net thì thấy trang SieuthiAV họ có bán sẵn mạch này, họ dùng rơle và con UPC1237. Mình cũng ko rành lắm về con IC và mạch bảo vệ loa này nên bạn nào đã làm mạch kiểu thế này thì xin cho chỉ dẫn

  • #2
    về IC thì vào http://datasheetcatalog.com mà down về.Nói đủ cả-toàn Tiếng anh/mạch bảo vệ dùng role là ok rồi/dùng được đấy/


    Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
    Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

    Comment


    • #3
      Mình đã làm mạch bảo vệ loa theo sơ đồ dưới đây và có được đoạn phân tích mạch này nhưng chưa hiểu lắm mong các bạn giải thích thêm cho:


      R1,R1,R3,R4,LED,C1,C2,Q1,Q2 tạo thành một mạch dao động đa hài phi ổn. Khi nguồn áp vào, mạch đa hài phi ổn dao động làm LED nháy sáng. Nếu không có ngưỡng DC nào tại ngõ ra của ampli thì tụ C4 nạp qua R5. Mất khoảng thời gian để tụ C4 nạp đủ mức để làm bão hòa cặp Darlington Q4 và Q5. Tại thời điểm này, role sẽ được cấp năng lượng và ngõ ra ampli nối trực tiếp với hệ thống loa. Cùng lúc role được cấp năng lượng, cực C của Q1 bị đẩy xuống mức thấp ngang qua D3 và tác động của cặp Darlington làm cho mạch đa hài phi ổn mất khả năng dao độngvà giữ cho LED tiếp tục sáng.
      Nếu ngưỡng DC của ampli trở nên cao hơn khoảng 1,7V DC, tụ C3+C5 sẽ nạp ngang mức này ngang qua điện trở R6. Cầu diode sẽ nắn điện thế này bất chấp cực tính của nó để làm bão hòa transistor Q1. Khi Q1 mở trở kháng Zce của nó giảm mạnh mở đường cho C4 xả qua Q3, làm mất phân cực (đang giữ cho Q4 và Q5đóng). Hậu quả là relay bị mất năng lượng nên hệ thống loa bị ngắt ra khỏi ngõ ra của ampli. Như vậy loa đã được bảo vệ tránh khỏi bất cứ ngưỡng DC nào tại ngõ ra. Cùng lúc này, mạch đa hài phi ổn bắt đầu dao động tạo ra chỉ báo qua LED cho biết loa đã cắt khỏi ampli. Nếu điều kiện ngưỡng DC tại ngõ ra đã bị xóa bỏ, mạch bảo vệ sẽ tự động đặt lại sau một vài giây, phục hồi hoạt động bình thường cho ampli.


      Mong các bạn giải thích hộ 2 phần mình đánh dấu đỏ ấy. Ngoài ra khi mạch chạy ngoài thực tế, khi cấp nguồn thì led nháy khoảng 3s là role đóng. Nếu có áp DC ở trên đầu loa vào thì role nhả ngay tuy nhiên khi hết áp DC thì led nháy nhưng phải mất hơn 30s mới sáng yên và role mới dc đóng trở lại. Mong các bạn giải thích giúp hiện tượng này
      THANKS
      Attached Files

      Comment


      • #4
        cần gì phải làm phức tạp thế chỉ cần 3 transitor đk rơ le là đc mà, quan trọng là hiểu nguyên lý của nó là đc. giơ khuya rồi, mai mình vẽ điền giải thích luôn.
        Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
        Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

        Comment


        • #5
          mạch bảo vệ loa đơn giản nhất

          mạch đc phân tích như sau:
          với công xuất chạy nguồn (+,-) thì đầu ra ở chế độ tĩnh(ko t/h) luôn=mass (mas là điểm giưã của +,-). t/h ra từ công xuất của 2 vế đi ngang qua R2 & R3, (33kx2) được lọc bởi C3; tín hiệu âm là t/h AC nên bị C3 loại trừ--->điểm chung E-Q1 và B-Q3=0vol--->Q1 & Q3 vô dụng trong mạch. Q2 đc định thiên= R1 từ 47k->100K (tùy thời gian trễ sẽ nói sau). Q2 dẫn--> relays RL1 đóng nối đầu ra Ampli power ra jac đấu loa.
          trường hợp sự cố từ AmPower: giả sử SP.Output bị(+)-->Q3 dẫn-->Q2 ngắt..ngăt loa.
          SP.Output bị (-)-->Q1 dẫn -->Q2 ngắt-->ngăt Relays-> cắt loa khỏi ampli.
          * Để an toàn khi tắt và bật điện ko bị "sốc": nguồn nuôi hệ thống này đc nắn từ xoay chiều riêng biệt (có thể lấy từ điểm AC thứ cấp mạch nắn chính), chú ý nếu relays có điện áp nhỏ hơn nguốn cấp fải không chế trở ( trong mạch ko vẽ)
          *Cơ chế làm việc: -khi cấp điện, mạch đc nắn lọc bởi D1 & C1 (từ 10u->22uf), nhưng Q2 chưa dẫn vì tụ C2 đang nạp điện qua R1, trị số của R1, C2 tỉ lệ thuận với time trễ. khi relays đóng cũng là lúc mạch C.xuất đã ổn định.
          -Khi tắt điện vì tụ C1 có trị số nhỏ nên cắt relays nhanh C1 =1/time. cắt loa trước khi nguồn DC nuôi Cx(PowerAmp) bị thay đổi.
          Last edited by daominhchien; 20-03-2009, 14:59. Lý do: ko thay file tai len
          Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
          Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

          Comment


          • #6
            mach bảo vệ loa

            sao thay file nhỉ????
            Attached Files
            Last edited by daominhchien; 20-03-2009, 15:09. Lý do: ko thấy dislay file ??
            Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
            Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

            Comment


            • #7
              trơi ạ nén lại thì ko tải lên đc
              Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
              Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

              Comment


              • #8
                ủa bác ơi nó có 2 đầu ra loa bên này rồi ,bên relay cũng 2 đầu ra lao nữa là thế nào,hay là nối với nhau hết.Mà dùng con relay 5 chân dc không nhỉ?

                Comment


                • #9
                  à cho em hỏi cái SP.Out put là cái gì thế.em hẻm biết cái này.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi HAINGUYEN_20 Xem bài viết
                    à cho em hỏi cái SP.Out put là cái gì thế.em hẻm biết cái này.
                    SP Output = speaker output = đầu ra loa
                    Hết

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi daominhchien Xem bài viết
                      cần gì phải làm phức tạp thế chỉ cần 3 transitor đk rơ le là đc mà,
                      Đúng là chỉ cần 3 con tran như bạn nói là có thể làm dc mạch bảo vệ loa như bạn nói, tuy nhiên mạch của mình có thêm mạch đa hài để báo hiệu dùng bằng led. Cho mình hỏi trong mạch của bạn thì khi Q1 hay Q3 dẫn thì Q2 tắt, chỗ này thì giải thích thế nào

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi nguoiphuxe8x Xem bài viết
                        Mình đã làm mạch bảo vệ loa theo sơ đồ dưới đây và có được đoạn phân tích m.....................
                        Mong các bạn giải thích hộ 2 phần mình đánh dấu đỏ ấy. Ngoài ra khi mạch chạy ngoài thực tế, khi cấp nguồn thì led nháy khoảng 3s là role đóng. Nếu có áp DC ở trên đầu loa vào thì role nhả ngay tuy nhiên khi hết áp DC thì led nháy nhưng phải mất hơn 30s mới sáng yên và role mới dc đóng trở lại. Mong các bạn giải thích giúp hiện tượng này
                        THANKS
                        Cậu thiết kế hay copy của ai ? Cái mạch này có mấy nhược điểm .
                        1 . Mức điện áp cần bảo vệ hơi cao . Điện áp DC từ công suất ra loa phải lớn hơn 1.5V thì mạch mới được kích hoạt .
                        2 Mạch này chỉ được kích hoạt khi điện áp từ công suất ra có cực tính dương . Nếu công suất đưa ra điện áp âm thì mạch không cắt rơ lay >> loa vẫn bị hỏng .
                        3 . Loại rơlay 5V khó có thể điều khiển được đường công suất của loa. Thường thì dòng điện ra loa rất lớn .( >1A ) Nếu là Amp công suất hàng trăm W thì dòng ra loa tới hàng chục A
                        4 Tụ lọc quá lớn ( 330uF nối tiếp )
                        Nên sửa lại như hình dưới đây nếu không muốn thay đổi nhiều .

                        Khi điện áp xuất hiẹn ở lối ra công suát . Nó sẽ nạp vào hai tụ 330uF mà cậu mắc nối tiếp . Khi điện áp đường loa trở về 0V thì phải đợi cho tụ đó xả hết điện áp qua R 10K . Sau đó mạch trễ mới hoạt động .
                        Cậu phải chờ lâu là đúng thôi .

                        Chuyện rơ lay 5 chân thì thế này :
                        5 chân thì điều khiển được 1 cái loa .
                        Các loại Ampli thường có hai đường loa . Vậy phải sử dụng 2 cái rơ lay 5 chân . Tổng cộng là 10 chân .
                        Nếu mua cái Rơ lay có 8 chân thì điều khiển được 2 đường loa cùng lúc
                        Như vậy 10 chân so với 8 chân và 1 cái so với 2 cái và hai đường loa trong một và một cái trong hai đường loa thì cái nào hơn cái nào và cái nào rẻ hơn cái nào ?????? !!!!!!
                        Attached Files
                        Last edited by nguyendinhvan; 23-03-2009, 14:18.
                        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                        nguyendinhvan1968@gmail.com

                        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                        Comment


                        • #13
                          Cảm ơn bác nguyendinhvan đã ra tay trợ giúp. Em xin trả lời mấy câu bác hỏi thế này:
                          - Mạch này ko phải em thiết kế mà em copy trong 1 cuốn sách về amply (ko nhớ là cuốn gì), cả mạch nguyên lý và đoạn phân tích mạch mà. Em làm mạch này để làm bài tập thôi nên copy luôn trong sách chứ biết đằng nào mà thiết kế. Thế mới có chuyện ko hiểu nguyên lý chính cái mạch mình làm ra
                          - Đúng là mạch này điện áp bảo vệ hơi cao (trên 1,7V) vì phải qua 2 con diot trong con cầu nên đó là nhược điểm so với cách dùng 2 con tran như của bác
                          - Mạch này vẫn bảo vệ dc trong trg hợp điện áp âm chứ vì qua con cầu thì vẫn đảm bảo dc Ube con Q3 lớn hơn 0 nên Q3 vẫn dẫn
                          - Mạch này mang tính chất thí nghiệm để nộp thôi nên em dùng con role có 12V, trong thực tế có thể dùng con role 24V để đảm bảo chịu dc dòng lớn
                          - Về phần cái tụ hóa 330uF em cũng ko rõ nữa nhưng thấy rất nhiều mạch có 2 con tụ hóa đấu ngược như thế. Theo em suy đoán có thể chỗ ấy cần 1 con tụ ko phân cực trị số lớn mà tìm 1 con tụ gốm 165uF hơi khó nên người ta mắc ngược 2 con tụ hóa 330uF như thế
                          - Ở chỗ bác giải thích là con tụ 330uF phóng qua con R 10k em ko hiểu lắm mong bác giải thích thêm. Theo em hiểu thì tụ phóng từ bản cực dương về cực âm mà ở đây em ko thấy có đường nào đi từ 1 cực của con 330uF qua con R 10k về bản cực kia cả

                          Cái ảnh thứ 2 bác post lên khó nhìn quá bác có thể post lại rõ hơn dc ko. Cho em hỏi thêm bác sửa cái file pdf của em thế nào mà chỉ thay đổi mỗi chỗ cái con cầu các chỗ khác ko đổi

                          Cảm ơn bác nguyendinhvan nhiều nha

                          Comment


                          • #14
                            Cho em hỏi chút. Trên mạch có những 4 chân ra loa thì đấu kiểu gì? Mà test mạch như thế nào vậy? Em đang tìm hiểu về mạch này mong được các bác hướng dẫn.

                            Comment


                            • #15
                              cho e hỏi chút
                              q1 và q2 là 2 tranistor đóng vai trò phát hiện dc ở loa vậy:
                              -khi có tín hiệu ở loa là AC thì dòng điện vào R2,R3 qua tụ C3 xuống mass( c3 triệt tiêu ac đi)-Q3 không dẫn=>Q2 dẫn role hoat động bình thường
                              -Khi L,hoặc R loa co DC+ thì sẽ qua R2 hoặc R3 làm q3 dẫn - q2 ngưng dẫn => ngắt role
                              -Nhưng với Q1 thì sao không có trở hạn dòng cho cực B và cũng không có tụ triệt tiêu AC vậy thì Q1 luôn dẫn hay như thế nào
                              -Khi L,hoặc R loa co DC- lúc này mass sẽ dương với R,L của loa thì sẽ qua R2 hoặc R3 làm Q1 dẫn - Q2 ngưng dẫn => ngắt role(nhưng lúc này dòng kích cho Q1 quá lớn )
                              nhờ các bác giúp e chỗ màu đỏ
                              Click image for larger version

Name:	New Bitmap Image (2).bmp
Views:	2
Size:	858.4 KB
ID:	1386865

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguoiphuxe8x Tìm hiểu thêm về nguoiphuxe8x

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X