Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tăng cường tính nhạc cho Ampli

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tăng cường tính nhạc cho Ampli

    Đấu mạch này cho một đường INPUT nào đó của Ampli . Bạn sẽ thấy đường đó có Âm thanh " hay " hơn các đường khác .
    Nhiều khách hàng rất khoái cái mạch này khi tôi lắp thêm cho họ . Thường các đường Phôn của Ampli bỏ không ( vì không có đầu đĩa Than ) Nên bạn có thể bỏ mạch tiền khuếch Phono đi . Thay thế bằng mạch này .
    Mach này có đường độ lợi KD như biểu đồ bên dưới
    Attached Files
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

  • #2
    uhm

    trong thiết kế amply,một chiếc amply khuếch đại công suất thoả mãn yêu cầu:độ lợi bằng nhau tại mọi tần số từ 20Hz đến 20khz thì tuyệt vời.Các mạch preamp tăng giảm bass treble..chỉ là cách nuông chiều cái lỗ tai không mấy bình thường của con người.

    thế giả sử ráp được cái amply tuyệt hảo như vậy(mừng hết lớn),cắm điện vào,nghe thử,thấy nó lạt nhách,bass treble chẳng lên gì cả,toàn là tiếng trung do ca sĩ hoặc các nhạc cụ như kèn,organ phát ra.Vậy vấn đề ở đây là cái gì????(bác nguyendinhvan thử ra tay phân tích xem nào?)

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi voduychau
      uhm
      thế giả sử ráp được cái amply tuyệt hảo như vậy(mừng hết lớn),cắm điện vào,nghe thử,thấy nó lạt nhách,bass treble chẳng lên gì cả,toàn là tiếng trung do ca sĩ hoặc các nhạc cụ như kèn,organ phát ra.Vậy vấn đề ở đây là cái gì????(bác nguyendinhvan thử ra tay phân tích xem nào?)
      Đó là do Đạo diễn Âm thanh của trường quay ( Studio ) làm như thế trước khi ghi chương trình đó vào đĩa để xuất bản
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #4
        không đúng!

        Comment


        • #5
          Nguồn âm tốt, ampli đặc tuyến bằng phẳng mà không lên được như bạn Châu nói, thì lỗi tại cái loa.
          Mà nếu loa cũng tốt, thì lỗi tại... tai người nghe.

          Comment


          • #6
            ta làm một thí nghiệm ...siêu tưởng sau:
            -nguồn phát:tần số thay đổi từ 20hz đến 20khz,biên độ bằng nhau và ổn định với mọi tần số trong dải này.
            -loa:đáp tuyến bằng phẳng(nghĩa là với mọi tần số,kích vào công suất bao nhiêu thì nó hát to bấy nhiêu,có thể gọi là quan hệ tuyến tính)

            như vậy trên nguyên tắc thì bạn sẽ nghe được âm thanh to bằng nhau với mọi tần số thay đổi trong dãi trên,nhưng thực tế chỉ âm thanh vùng tần số giữa(khoảng 1khz) là nghe to nhất,còn âm thanh tần số thấp đến 50hz thôi là đã không nghe thấy gì hoặc rất nhỏ.Vậy vấn đề là do đâu? các bạn thử nghiên cứu xem :>

            (chỉ định:áp dụng cho người bình thường,chống chỉ định với người có khả năng đặc biệt như nghe được sóng siêu âm hoặc hạ âm :>)

            Comment


            • #7
              Do giới hạn nghe thấy của tai người.
              nếu bạn vẽ đáp ứng của tai người thì ở tín hiệu nhỏ, khu vực tần số cao và thấp phải có mức cao hơnkhu vực tần số trung. vì thế nên nếu âm thanh bằng nhau, mà tín hiệu quá nhỏ thì không nghe thấy tiếng Basse và Treble. Nhưng khi tín hiệu khá lớn thì lại tương đối bằng phẳng đó bạn à.

              Chính vì vậy, nên ở khu vực tín hiệu thấp (ứng với biến trở Vol = 50% trở xuống) người ta lắp thêm mạch Loudness, để tăng base và treble. Còn khu vực tín hiệu từ 50 % trở lên, thì mạch Loudness sẽ không còn tác dụng.

              Vì vậy các mạch Loudness thường dùng biến trở Vol 4 chân có thêm 1 chân ở điểm giữa ( 50 %) chứ không dùng biến trở thường 3 chân..

              Chứ nếu lắp mạch như bác Vân, thì vol nhỏ nghe sẽ hay hơn (tác dụng giống như mạch Loudness), nhưng khi mở lớn sẽ không hay nữa, vì Basse và treble quá lớn, làm cho âm thanh bị chát chúa, mất tính mượt mà của âm nhạc đi

              Comment


              • #8
                bạn nói đúng rồi,tớ chỉ bổ sung thêm chút ít:

                nếu xem sóng âm trong không khí là 1 nguồn phát điện,thì tai người chính là tải.Tải này không "thuần trở",đáp ứng của nó hơi kém ở tần số thấp và tần số cao,cực thính ở tần số giữa.Đặc biệt là với tín hiệu mạnh,nó lại trở nên "thuần trở" hơn,quái thế các bạn ạ.

                đa số amply thị trường đều lắp theo kiểu của bác Vân,nghĩa là nó đối xử bình đẳng với cả tín hiệu yếu và tín hiệu mạnh,cho nên khi mở lớn,chỉ còn nghe bass treble một cách vô hồn,chẳng còn mượt mà nữa.(các dàn âm thanh sân khấu hay bị tình trạng này).

                hôm nào nhờ quốc thái vẽ lại mạch loudness để chúng ta cùng phân tích nhé!

                thân ái!

                Comment


                • #9
                  Mạch Loudness

                  Mạch nó đây này, các bạn.

                  Rất đơn giản. Chỉ mỗi cái phải mua biến trở có 4 chân, thay vì mua loại 3 chân.

                  Ở vị trí Off, tụ phía dưới bị nối tắt. Toàn bộ tín hiệu trong khoảng 50% dưới của biến trở bị giảm xuống, do 50% biến trở bị nối song song với điện trở rời.

                  Khi qua vị trí On, tụ bị rời ra. Chỉ có những tần số cao hơn tần số xác định bởi tụ và các trở mới bị giảm xuống. Các tần số thấp hơn (tiếng bass) không bị giảm, nên sẽ có âm lượng cao hơn (tương ứng với tăng Bass)

                  Trong khi đó, các tần số cao hơn nữa lại được tăng cường qua mạch RC phía trên. (tăng treble).

                  Như vậy nếu tính chính xác, thì khi Vol mở nhỏ hơn 50%, mạch Loudness để On thì mạch cũng có đặc tuyến giống như mạch của bác Vân. Nhưng khi tăng lên trên 50%, thì đặc tuyến lại dần bằng phẳng trở lại.

                  Trong mạch Stereo, sẽ có 2 mạch như vậy cho 2 kênh, tức là dùng bộ biến trở đôi, và công tắc đôi (công tắc 6 chân)

                  Comment


                  • #10
                    Tôi thấy các bạn bàn về âm thanh nhưng nó còn nhiều vẫn đề nữa chứ đâu phải chỉ đơn giản một vài thứ.
                    Chúng ta đang làm về kĩ thuật nên có lẽ đưa ra các mạch ứng dụng, nghiên cứu để mà nghe cho nó sướng . Đúng không ???
                    - Để điều chỉnh to nhỏ , bass treble... ta hay dùng chiết áp - Mà đối với nguồn âm trực tiếp thì nó đã là cả vấn đề rồi .

                    - Tại sao chiết áp ALPS tốt ( đơn giản cứ nhìn vào tiền là biết tốt hay không ) - một chiết áp Log ALPS 100K có giá bán lẻ là 12 ngàn đồng , chiết áp đơn bình thường có 1500 đồng ( thì ta đánh giá thế nào ).
                    Chiết áp có bi ( bán 2000 đồng ) cũng chưa thấm vào đâu. Đối với những người mê âm thanh và kĩ thuật , trong hệ thống có sử dụng chiết áp thì họ có lẽ cũng đoán ra là cái nào .

                    - Hiện tại các chiết áp ngâm dầu ALPS hoặc ALPS không ngâm dầu đều ít gặp trong các thiết bị của dân dụng hiện nay , có chăng nó chỉ trang bị cho những đồ cao cấp.
                    - Thay thế cho chiết áp đắt đỏ bây giờ công nghệ phát triển người ta thay nó bằng điều khiển điện tử ( không sử dụng chiết áp ) . Hoặc có thể sử dụng chiết áp nhưng chiết áp rất rẻ tiền và mục đích của nó là điều khiển điện chứ không phải điều chỉnh trực tiếp tín hiệu âm thanh .

                    Để tôi giới thiệu cho các bạn một IC chuyên dụng có điều khiển bằng điện tử : Đó là PT2235 được ứng dụng hầu hết trong các loại bàn mix , âm ly số hiện nay .
                    Điều quan trọng là con này có bán tại việt nam , chất lượng rất tốt.
                    Trước đây trong một số máy chuyên nghiệp của nhật thường hay sử dụng dòng JRC 306 cho điều khiển âm thanh , NJM3061 , 3062 chuyên dùng cho điều khiển âm sắc , thì nay một số trong chúng đã dùng PT2235 chi JRC 306 .
                    Có thể nói PT2235 cũng là một IC khá xuất sắc của PTC.
                    Với các bộ thuật toán trong âm thanh , hãy sử dụng NE5532 hoặc TL 082 thay thế cho JRC 4558 , trong đó hiệu quả đặc biệt và tạp âm nhỏ nhất, tốc độ chuyển đổi cao là NE5532 đầu bảng sau đó đến TL082 ( có band width tới 8MHz ).
                    Riêng các dòng 4558 ngày xưa hay dùng cho các thiết bị chuyên nghiệp hay dùng trong các "amply quai " " california " hay đại loại nay đã không chiến thắng được các IC đời mới và rẻ tiền.

                    - Điều quan trọng nữa và cá nhân tôi có làm " tôi ít khi sử dụng chiết áp để điểu khiển trực tiếp tín hiệu , bởi chiết áp có nhiều tạp âm , có khi chiết áp đểu loẹt xoẹt nghe muốn " Đập máy " . Tôi thường sử dụng chúng trong diều khiển hệ số của các bộ khuếch đại và hoàn toàn không nhận thấy tạp âm tiếp xúc .
                    Nếu sử dụng chiết áp và K Đ thuật toán , hãy mắc vào vị trí điều khiển điện áp " hệ số khếch đại " - Các bạn nhé.
                    -------
                    Thân mến : Dạo này tôi chuẩn bị tạm nghỉ để kinh doanh internet - buồn ghê - nhưng kinh tế và cuộc sống buộc phải có $$$ để lại bắt đầu "
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment


                    • #11
                      cám ơn anh Quế Đương đã cung cấp thông tin quý giá.Em không nghĩ kinh doanh internet là một hình thức tạm giã từ điện tử đâu anh,anh có thể vừa ngồi check mạch,vừa rung đùi thu tiền của khách :>.Biết đâu lại có nhiều ý tưởng táo bạo hơn thì sao.

                      nhờ anh check lại số hiệu mấy con IC,em check hoài mà ko ra datasheet,hoặc anh có thể up lên cũng được

                      thanks

                      Comment


                      • #12
                        Bác QD giới thiệu con PT2235 hấp dẫn quá. Hình như anh viết nhầm thì phải. Anh viết lại tên nó cho em cái, em thấy con IC này hay quá. Mò cả vào trang nhà của Princeton tìm mà có thấy em này đâu: "Sorry, can not find the part no" . Chúc bác QD làm ăn phát đạt.
                        -------------------------------------------

                        @ quocthai, VDC, NDV cái vụ dàn âm thanh rõ hoành tráng tốn tiền mà nghe như đập mẹt, thằng bạn em bị dính một lần. Chiện là như thế này, em kể hầu các bác.

                        Năm đó, thằng bạn em ra trường đi làm được một năm. Tiền lương dành dụm cả năm của nó được hai chục triệu, nó quyết định thực hiện giấc mơ từ bé của mình đó là đầu tư một phòng nghe tại gia để thưởng thức...
                        Vào một chiều chủ nhật mưa lạnh, thằng bạn đột nhiên ghé nhà chơi, khoe về dàn âm thanh hoàng tráng của mình và chèo kéo em lên nhà nó nghe thử. Mưa mà, ngoài trời ánh sáng cứ bàng bạc xam xám...
                        - Mày lên nhà tao chơi đi, nghe thử con dàn phát, mà lâu rồi mày kô đến ông bà già hỏi luôn, mẹ tao cứ nhắc sao lâu không thấy mày đến uống chanh leo. (nhớ lại mà em vẫn thấy giọng đại ca mùi quá xá )
                        Mưa lép nhép từ sáng, ngồi nhà ngắm mưa mãi cũng buồn. Vâng ta đi, đi ra đường để liếm mưa ngửi rét, ra đường để ngấm không khí mưa cuối đông sâu lắng của Hà Nội. Từ Đống Đa sang bến Bạch Đằng cũng đủ dài để cảm thấy không xa! Lâu rồi ngồi sau xe anh ra đường ngắm phố phường. Mưa bụi phất phơ, đi qua những con phố vắng mà nghe thấy tiếng hít hà của chính mình....
                        Đến nhà rồi, lâu không đến, nhà anh vẫn thế, con cún sủa loạn lên, lúc sau chắc nhớ ra người quen cu cậu vẫy đuôi mừng. Đại ca giới thiệu công trình của mình, này là bộ amply & mix của Mỹ xịn, đầu DVD, xập đĩa, và ấn tượng nhất là 2 cây loa trang nhã cao 2 mét 2 bên.
                        - Loa xịn thế, đại ca đóng lấy à
                        - Ừ tao đóng chỗ lão "Hợp loa" trên Lò Đúc, Hợp là anh "Hòa loa" ấy...
                        Rồi đại ca tâm sự kể lể về hành trình gian khổ đi chọn mua bộ dàn, đi đặt đóng loa. Cái lão Hợp thật tệ, sai hẹn đại ca bao nhiêu lần, mà lần nào cũng lặp lại cái điệp khúc "cháu Thành ạ, cháu cần phải hết sức bình tĩnh. Bình tĩnh là thành công, bình tĩnh là chiến thắng. Cả Thành, Huy và chú Hợp, chúng ta cùng chiến thắng" bằng cái giọng trầm hùng kiểu Opera của lão. Đại ca bảo lão "Hợp loa" bây giờ phải gọi là "Hợp bình tĩnh" . Hai thằng nhìn nhau cười hềnh hệch. Rồi đột nhiên đại ca trầm xuống, đại ca phàn nàn, đầu tư công sức và tiền bạc như thế mà nghe như xxx chỉ muốn đập mẹ nó đi. Thấy em không tin, đại ca lật đật tìm cái CD 'cánh cung' của Đỗ Bảo nhét vào. Đại ca chọn bài,
                        - Đây mày nghe thử bài này mày mới thấy hết được nỗi khổ nhục của tao. (cái bài gì mà "mặt đường bốc lên hơi nắng mùa hạ, tựa vai anh..." - con chuồn chuồn ớt hát)
                        Ở đoạn dạo, bộ dây và piano chơi thấy cũng ổn, chưa đến mức nào, nếu kỹ tính thì chỉ chê là hơi khô tẹo. Đại ca lắc đầu ra hiệu "mày cứ nghe tiếp". Mấy tiếng chiêng vào nhịp bắt đầu dập trống, oạch, nghe tiếng trống gì mà uỵch uỵch như nhà hàng xóm bị đổ tường thế này. Hai thằng nhìn nhau cười sằng sặc, mặt đại ca trông hết sức thê lương. Tắt nhạc, xem xét con Ampli, sợ nó xin quá đại ca không chọn đúng chế độ, menu hiển thị của nó như máy vi tính ấy. Xem một lúc thấy không vấn đề gì ở chọn chế độ, đại ca khẳng định không có vấn đề gì vì đại ca đã bỏ cả tuần ra để đọc tập User manual bằng tiếng Anh của nó rồi. Đại ca còn bổ xung thêm, đã hỏi ý kiến một số người, có người bảo tại dây công suất ra loa không hợp vì loa này to, đại ca đã thay dây khác vào hết mấy triệu bạc tiền dây, vẫn như cũ.
                        Xem xét một lúc, và sau khi bật thêm một số đĩa chuẩn nữa em kết luận phải tháo loa. Đại ca cũng quyết tháo, mặc dù vẫn còn bảo hành của "Hợp bình tĩnh" nhưng đại ca không thể bình tĩnh được nữa. Mình nghi ngay đồng chí Hợp làm phân tần không ra gì, nghe nó mới như đập mẹt thế này. Tháo ra thấy mạch phân tần có mấy cuộn cảm lõi tôn silic tự quấn to tướng, với lại tụ gốm gắn chòe choẹt. ***, kiểu này mình phải mò mẫm phân tần lại roài, vừa rồi nghe kỹ, đoán là do phân tần chưa ổn, tín hiệu chảy vào loa trung nhiều quá, mất hết bass, đồng chí Hợp nghe kiểu gì lại gông treble quá đáng làm cho tiếng loa càng lè phè như đập mẹt. Thế là vừa tăng giá trị này giảm giá trị kia. Cứ làm một bước lại bấm lên nghe thử phát, mỗi lần chỉnh nó cứ khá dần, rồi tiếng bass thoát hẳn lên, treble vừa phải. Mặt đại ca dãn dần ra nhìn em như vị cứu tinh ...
                        Kể ra thì cũng là một kỷ niệm vui, một năm nhưng cũng là lâu rồi đại ca nhỉ. Giờ anh đã có chị D ngồi nghe nhạc cùng còn gì. Mà sáng qua anh Tú có nhắn tin nói vợ anh ấy sinh em bé như thế này: "N sinh cháu vào 10h30 am hôm qua. Cháu nặng 3.7kg và rất giống bố" . Vui thật, nhưng chắc còn lâu anh em mới được ngồi với nhau như xưa.

                        ------------------
                        edit lại mầu
                        Last edited by opendoor2507; 20-07-2006, 07:33.

                        Comment


                        • #13
                          em thì chỉ quan tâm đến việc thiết kế amply theo đúng nghĩa học thuật,nghĩa là làm sao để đáp tuyến của nó ổn định,bằng phẳng với mọi tần số,làm sao để cuối cùng cái amply của mình nó chả có lỗi gì cả,vấn đề chỉ nằm ở cái lỗ tai con người mà thôi.

                          mấy cái "bộ lọc" bass,treble chẳng qua chỉ là hình thức nịnh tai,một kiểu gượng ép không đáng có.một bài nhạc nó làm sao thì cứ để nguyên xi như vậy mới gọi là trung thực,còn nâng-giảm đủ thứ,kết quả không khá hơn là 1 mớ bòng bong ,hỗn độn.

                          thôi bây giờ trở lại với vấn đề cái lỗ tai:
                          em có cách này,nếu các bác làm được thì sẽ có 1 bộ dàn hoàn chỉnh cho riêng mình:

                          theo như thảo luận ở bên dưới thì tai người có đáp tuyến nhô lên ở phần tần số giữa,khoảng 1khz,nhưng ko phải người nào cũng giống nhau.Các bác cố gắng làm sao đó,vẽ lại thật chính xác đáp tuyến của tai mình trên giấy(bằng thực nghiệm).xong bước 1.

                          dựa theo đáp tuyến đó mà thiết kế 1 cái amply với bộ lọc,chỗ nào đáp tuyến lõm xuống thì dùng mạch lọc nâng nó lên,và ngược lại,sao cho kết quả thu được là :đáp tuyến của cái amply là nghịch đảo của đáp tuyến lỗ tai.Việc này cũng phải làm thật chính xác,xong bước 2.

                          bước 3:kiếm cho bằng được cặp loa càng tuyến tính càng tốt.

                          cuối cùng:bật nhạc lên nghe thử

                          nhưng cho dù các bác có cảm thấy hay,thì cũng đừng có kêu người khác đến nghe chung nhé,vì đã nói như trên,nó chỉ thích hợp với cái lỗ tai của chính các bác mà thôi.

                          chúc...bảo trọng!

                          NDV : Để đo được tai mình thì đi phòng khám thính lực ( khám mắt gọi là thị lực ), họ sẽ có các thiết bị đo lường tối tân để kiểm tra tai mình có hơn không ???? Khà khà !!!!!
                          Last edited by nguyendinhvan; 20-07-2006, 12:13.

                          Comment


                          • #14
                            Chiện là như thế này, em kể hầu các bác.

                            Chuyện ấy người ta gọi là DIY đó bạn ạ !
                            Rõ ràng có vấn đề là :
                            1) Tầm tiền 2 chục triệu đổ vào một hệ thống như vậy xem ra không hợp lý . Nếu cách đây 3-4 năm thì 20 triệu có thể là một hệ thống Âm thanh của một phòng hát Karaoke đẳng cấp ở HN rồi .
                            2) Lần đầu mà tiên trong đời mà làm một hệ thống như vậy rõ ràng thất bại là cái chắc 99,9% . Không có gì đáng để khóc cả . Kể cả bạn có khắc phục được thì cũng không có cơ sở gì vững chắc cả . Có thể là một sự may mắn chăng ?

                            Phải đi dần dần từng bước vững chắc các bạn ạ ! Cũng như đánh bài thôi , bạn có 20 quân bài ( 20 triệu ) mà xòe ra đủ 20 quân bài thì rõ ràng là thua . Hãy thả 1 quân bài ( 1 triệu ) dò la xem tình hình thế nào đã chứ . Sau đó mới nên cân nhắc xem đánh mấy quân bài tiếp theo . Đánh đôi hay đánh tứ quân ??????

                            Trở lại vấn đề Âm nhạc thì có một vấn đề thế này :
                            Các màng loa và chi tiết rung động cơ học của loa ( mạng nhện , đôm ....) là những vật thể ( Loa điện động ). Tất nhiên vật thể phải có khối lượng ( màng loa có khối lượng riêng ) .
                            Khi ta đưa một dòng điện vào cuộn động của loa thì sẽ khiến cho màng loa chuyển động ( ra hoặc vào ) . Nhưng khi ta cắt dòng điện vào cuộn động của loa thì màng loa vẫn chuyển động theo quán tính . Vì màng loa có khối lượng .
                            Như vậy màng loa không hoàn toàn chuyển động ( rung động ) như dòng điện mà ta điều khiển loa
                            Các bạn lý luận vấn đề này như thế nào ?
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #15
                              @ NDV và VDC, hè hè em chỉ kể kinh nghiệm thực tế thôi. Chắc các bác toàn chơi thùng loa có sẵn rồi gióng Ampli. Vụ trên ngược lại, con ampli đảm bảo cho các bác gióng thỏa thích cũng không lại được con đó. Tức là mua sẵn Ampli còn thùng và loa đi đóng.
                              Ý em giống như bác Quôc Thái, muốn bổ sung cho các bác một nguyên nhân nữa, từ loa, cụ thể ở đây là mạch phân tần cho các loa Bass, Midle, và Treble. Các bác có biết phân tần là gì không hả VDC và NDV ?, 2 bác xưng danh là chuyên nghiệp về ampli và âm thanh mờ cứ đi bàn nào là tai người, nào là màng loa màng nhĩ nó rung động ra sao. Chắc để dạy mấy nhóc sn 89 à.
                              Ờ thì có mỗi cái đặc tuyến tần số của hệ thống điện thanh, các bác cứ rày rà ní nuận mãi. Ý các bác nói là nó phải bằng phẳng phải tuyến tính không ưu tiên tần số nào hơn chớ quái dề
                              @ NDV , sao bác lại xóa bài của em với con nhóc không thương tiếc thế kia, thấy ở đây bàn về âm thanh bọn em quậy phá tẹo cho nó có không khí mà.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X