Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
BlackMask23 : Thảo luận về làm loa siêu trầm ( Sub )
Chào cả nhà,mình là thành viên mới của diễn đàn,mình cũng là một người mê âm thanh và thích ráp các loại amply và đóng loa.
Amply class AB và nguồn dùng biến áp sắt từ có lẽ đã hơi cổ rồi. Giờ người ta có mốt dùng nguồn xung và amply class D.
Mình đã thiết kế đc một bộ mạch nguồn xung + class D chuyên dùng cho Sub. Do giới hạn về tốc độ MosFet và Opamp nên mạch Class D của mình chỉ hoạt động đc ở tần số khoảng 350kHz nên đáp ứng tần số chỉ tốt trong dải 10Hz đến 10kHz.
Anh em tham khảo qua clip vừa quay này nhé! http://www.youtube.com/watch?v=cbvG1oTEgk0
Clip quay bằng điện thoại và ko chuyên nên hơi giật
Tiếc là bạn ko tham gia diễn đàn sớm hơn!
Thks bạn cái đầu tiên!
Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!
Mình cũng thích nguồn xung và class D lâu lắm rồi! (Cho dự án đóng sub điện) Nhưng ko có ai tiếp lửa! Hix! Bạn minheft có thể chia sẻ mọi người sơ đồ mạch ko? Thks!
Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!
Mình tham gia diễn đàn từ rất lâu rồi nhưng ngại viết bài lắm,tức là toàn đọc bài của anh em mà ko chia sẻ gì,mình sẽ rút kinh nghiệm...
Do công việc của mình khá bận nên lúc nào có thời gian mình sẽ chia sẻ với anh em sơn đồ nguyên lý cũng như PCB của 2 mạch này.
Nguồn xung mình dùng Flyback Mode, nói chung công suất dưới 200W dùng mode này sẽ rất đơn giản và dễ chế tạo.
Lý thuyết amply Class D có rất nhiều luồng thảo luận khá kỹ trên diễn đàn rồi nhưng mình chưa thấy sơ đồ hoàn chỉnh nào đã chạy tốt,mình sẽ ko đưa ra lý thuyết chung nữa mà đi vào cụ thể sơ đồ nguyên lý luôn.
Về Class D Amply có 2 loại chính:
Loại 1: Tần số không đổi, thay đổi độ rộng xung rồi lọc qua LC,tần số càng cao thì L và C càng bé.
Loại 2: Tự dao động, cả tần số và độ rộng xung thay đổi theo biên độ tín hiệu lối vào.
Mình thiết kế theo loại 2,từ các linh kiện rời,không dùng IC chuyên dụng nào,toàn các linh kiện các bạn có thể dễ dàng mua đc ở chợ giời hay Nhật Tảo.
Nếu dùng để nghe toàn dải (15Hz~20kHz) thì ở tần số cao hơn 10k sẽ bị yếu, nhưng nếu dùng làm Subwoofer thì trên cả tuyệt vời, tiếng Bass rất căng và chắc chắn.
Bạn nào muốn làm luôn 2 mạch này thì hãy chuẩn bị trước một số linh kiện này nhé: Nguồn xung vào 100VAC -> 250VAC, out +/- 35V và +/- 12V:
- Cầu diode 3A, Tụ 150uF/450V,KA3843, MUR1660 x 2,1000uF50v x 4,TL431,PC817,Lõi biến áp xung và EMI Filter bóc từ nguồn PC cũ,MosFet 10A/600V...và một số tụ trở BJT nhỏ khác Class D amp:
- Cầu diode 5A,4700uF50V x2,TIP41C,C2383,A1013,KA7805,74HC00,74HC14,IR2110, IRF540,TL081,cuộn lọc đầu ra khoảng 60uH/10A...và một số linh kiện nhỏ khác..
Về mạch nguồn xung khá dễ nên mình sẽ trình bày sau. Để các bạn có thể ráp Class D hoạt động tốt ngay và để việc cân chỉnh được dễ dàng thì phải hiểu khá kỹ về mạch này.(mình nói thế xin mạn phép các cao thủ nhé ).
Về sơ đồ nguyên lý ko phải mình nghĩ ra mà dựa trên một ý tưởng mà mình đã đọc đâu đó trên mạng,mình chỉ thêm bớt một cơ số linh kiện cho phù hợp với điều kiện linh kiện ở VN mình thôi. Sau khi làm hoàn chỉnh rồi nghĩ kỹ lại thì thật bất ngờ các bạn ạ,nó giống hệt một mạch điện rất chi là cơ bản mà hầu như ai làm điện tử tương tự cũng đều đã biết: đó là mạch dao động dùng Opamp để tạo xung vuông và tam giác. chỉ có điều đầu ra xung vuông là đầu ra công suất và đc lọc bằng 1 mắt lọc LC rồi đưa ra loa.
- Ở mạch dao động tạo xung vuông và tam giác cổ điển thì lối vào không đảo của Opamp đầu tiên luôn ghim ở mass, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vào đầu này một tín hiệu điện nhỏ,chẳng hạn đầu audio out của máy nghe nhạc chẳng hạn?
Không cần làm mạch thật đâu,các bạn hãy làm mô phỏng trên Electronic Workbench 5.12 hoặc ISIS Proteus các bạn sẽ thấy điều lý thú đấy!
Hi ! Chao ca nha ! Chuc ca nha nhieu suc khoe va niem vui !
Ca nha oi ! Cho em hoi ,cach lam mach sub hoi xai bass 20 cm . don gian nhat ,ma hieu qua nhat ! TKS !
Ai biet chi dum em voi nhe ! -> hiepnghia2008@yahoo.com ! Cam on ca nha rat rat nhieu !
"các bác cho em hỏi với nếu e dung nguồn đơn nuôi công suất và vẫn dùng nguồn đó nuôi 4558 đọan nào cần mas thì em dùng cầu phân áp được không?mắc theo kiểu nối tiếp hai con trở và lấy điểm giữa làm điểm mass như vậy có ảnh hưởng gì không ak? xin cảm ơn các bác bác nao lam rồi giúp em với gửi tin nhắn cho em qua địa chỉ q_le48@yahoo.com hoac sdt 0984166050 "
dùng 2 trở ko ổn đâu.bởi vì sẽ rất khó tính toán dòng qua trở dẫn tới nguồn sẽ ko đối xứng được.bạn làm nguồn đôi đi dễ lắm mà
bác nào có sơ đồ mạch lọc siêu trầm của 4558 cho mạch tda7294 200w cho e xin với e mới vào nghề chổ e ko có tl072 đành phải làm 4558 thôi
và nếu đóng thùng sub tda7294 thì đóng như thế nào sư dụng loa gi là ok nhất mong các bác chỉ giáo
Thân
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Bạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...
Comment