Chào cả nhà,
Chắc cả nhà không lạ gì với cái tên “class D amplifier”, nhưng tại sao cái tên đó sao mãi mà không trở nên thông dụng? mãi mà không thương mại hóa được, nhất là ở Việt Nam chúng ta? (tôi nói chung chung một chút, tất nhiên class D đã có mặt trên thị trường, nhưng rất ít)
Là người đã nghiên cứu về điện thanh từ rất lâu, tôi xin mạo muội viết bài này nêu ra ý kiến của mình, mong được anh em góp ý và mong sao xây dựng được thương hiệu “class D” thông dụng “made in Viet Nam”
Ở đây tôi không bàn đến class D là gì nữa, mà bàn về vấn đề tại sao…
Vậy tại sao “nó” nổi tiếng vậy?
Tất nhiên rồi, hiệu suất của “nó” rất cao không ai bàn cãi!. Thêm vào đó là mạch rất nhỏ gọn, “bé tí” như bao thuốc lá mà công suất cỡ cả 100Wx2, thật ngưỡng mộ phải không anh em?
Nhưng tại sao??? …
À, tại vì “nó” rất khó để sản xuất theo lý thuyết, rất nhiều nhiễu khiến âm thanh ra không trung thực được, và vì vậy “nó” không thích hợp với dân nghe nhạc high-end.
Và nhiễu ở chỗ nào chắc anh em đã biết, nhiễu do xung tần số cao (cỡ 300-500KHz), nhiễu do Mosfet, IGBT, nhiễu do khuếch đại không cân bằng 2 nửa chu kỳ của âm thanh…
Nhưng với tôi, tôi không thấy ngại mấy vấn đề nhiễu đó, mà là tôi thấy khó, rất khó để làm cho sự xử lý âm thanh ở hai nửa bán kỳ giống hệt nhau như ở class AB, và đã có lúc tôi định buông xuôi, trở lại nghiên cứu class G, class H - mong được an ủi phần nào…
Ở class D, với 2 “sò” ở ngõ ra có 2 chế độ điều khiển khác nhau, “sò” trên thì xả dòng từ cực S (đối với Mosfet) ra loa với chế độ điều khiển là “high side drive”, còn “sò” dưới thì kéo dòng từ loa về cực D với chế độ điều khiển là “low side drive”. Nghe đã thấy chán chán, vì chẳng giống như cặp “sò” bài trùng trong class AB tí nào. Cái khó thực sự ở đây là mạch “high side drive”… rất khó để hoàn thiện nó, để nó giống như mạch “low side drive” mặc dù đã có rất nhiều giải pháp điều khiển… (Ai đã từng nghiên cứu mạch class D chắc chắn biết việc này)
Tôi thử đưa ra mạch này anh em nghiên cứu và bàn luận nhé, tất nhiên khi lắp ta sẽ dùng KA3842 với tần số max lên tới 500KHz. Tôi đã lắp “nửa chu kỳ” và thấy sóng ra tương đối tốt. Nhưng tôi vẫn không thấy “thích” vì lý do trên, tôi có ý tưởng này xem anh em có ủng hộ được không nhé:
1. Dùng 2 loa, có ngăn âm trong cùng 1 thùng, mỗi loa hoạt động với một nửa chu kỳ của âm thanh ( nếu có hãng nào SX loa có 2 cuộn dây giống nhau với 3 cực ra thì tốt quá)
2. Sửa lại mạch thành 2 mạch giống nhau, mỗi mạch điều khiển 01 mosfet theo dạng “low side drive” cho dễ (như thế thì bỏ biến áp điều khiển vào cực G của mosfet đi) và làm việc với nửa chu kỳ âm thanh (ra nửa chu kỳ âm thanh đó trên 01 loa). Như vậy là ta đã giải quyết triệt để vấn đề xử lý 2 nửa chu kỳ âm thanh giống hệt nhau
Anh em cho ý kiến nhé…
Chắc cả nhà không lạ gì với cái tên “class D amplifier”, nhưng tại sao cái tên đó sao mãi mà không trở nên thông dụng? mãi mà không thương mại hóa được, nhất là ở Việt Nam chúng ta? (tôi nói chung chung một chút, tất nhiên class D đã có mặt trên thị trường, nhưng rất ít)
Là người đã nghiên cứu về điện thanh từ rất lâu, tôi xin mạo muội viết bài này nêu ra ý kiến của mình, mong được anh em góp ý và mong sao xây dựng được thương hiệu “class D” thông dụng “made in Viet Nam”
Ở đây tôi không bàn đến class D là gì nữa, mà bàn về vấn đề tại sao…
Vậy tại sao “nó” nổi tiếng vậy?
Tất nhiên rồi, hiệu suất của “nó” rất cao không ai bàn cãi!. Thêm vào đó là mạch rất nhỏ gọn, “bé tí” như bao thuốc lá mà công suất cỡ cả 100Wx2, thật ngưỡng mộ phải không anh em?
Nhưng tại sao??? …
À, tại vì “nó” rất khó để sản xuất theo lý thuyết, rất nhiều nhiễu khiến âm thanh ra không trung thực được, và vì vậy “nó” không thích hợp với dân nghe nhạc high-end.
Và nhiễu ở chỗ nào chắc anh em đã biết, nhiễu do xung tần số cao (cỡ 300-500KHz), nhiễu do Mosfet, IGBT, nhiễu do khuếch đại không cân bằng 2 nửa chu kỳ của âm thanh…
Nhưng với tôi, tôi không thấy ngại mấy vấn đề nhiễu đó, mà là tôi thấy khó, rất khó để làm cho sự xử lý âm thanh ở hai nửa bán kỳ giống hệt nhau như ở class AB, và đã có lúc tôi định buông xuôi, trở lại nghiên cứu class G, class H - mong được an ủi phần nào…
Ở class D, với 2 “sò” ở ngõ ra có 2 chế độ điều khiển khác nhau, “sò” trên thì xả dòng từ cực S (đối với Mosfet) ra loa với chế độ điều khiển là “high side drive”, còn “sò” dưới thì kéo dòng từ loa về cực D với chế độ điều khiển là “low side drive”. Nghe đã thấy chán chán, vì chẳng giống như cặp “sò” bài trùng trong class AB tí nào. Cái khó thực sự ở đây là mạch “high side drive”… rất khó để hoàn thiện nó, để nó giống như mạch “low side drive” mặc dù đã có rất nhiều giải pháp điều khiển… (Ai đã từng nghiên cứu mạch class D chắc chắn biết việc này)
Tôi thử đưa ra mạch này anh em nghiên cứu và bàn luận nhé, tất nhiên khi lắp ta sẽ dùng KA3842 với tần số max lên tới 500KHz. Tôi đã lắp “nửa chu kỳ” và thấy sóng ra tương đối tốt. Nhưng tôi vẫn không thấy “thích” vì lý do trên, tôi có ý tưởng này xem anh em có ủng hộ được không nhé:
1. Dùng 2 loa, có ngăn âm trong cùng 1 thùng, mỗi loa hoạt động với một nửa chu kỳ của âm thanh ( nếu có hãng nào SX loa có 2 cuộn dây giống nhau với 3 cực ra thì tốt quá)
2. Sửa lại mạch thành 2 mạch giống nhau, mỗi mạch điều khiển 01 mosfet theo dạng “low side drive” cho dễ (như thế thì bỏ biến áp điều khiển vào cực G của mosfet đi) và làm việc với nửa chu kỳ âm thanh (ra nửa chu kỳ âm thanh đó trên 01 loa). Như vậy là ta đã giải quyết triệt để vấn đề xử lý 2 nửa chu kỳ âm thanh giống hệt nhau
Anh em cho ý kiến nhé…
Comment