Tai nghe như thế này không biết có hoạt động tốt không nhỉ ? Nhưng xem ra dễ ráp hơn loại RF
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tai nghe ( Phon ) hồng ngoại
Collapse
X
-
Tai nghe ( Phon ) hồng ngoại
Tai nghe như thế này không biết có hoạt động tốt không nhỉ ? Nhưng xem ra dễ ráp hơn loại RFChuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóngTags: None
-
Cái mạch này là điều biên hả bác? Nếu vậy thi đi đi lại lại, quay cái đầu thì tiếng cũng bị to nhỏ theo à. Thế thì còn gì là nhạc nữa.
PT.Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
-
mạch này đúng là điều biên,dùng cường độ chiếu sáng của IR led làm tín hiệu phát,cái này chỉ hữu dụng khi mạch thu và phát cố định và không bị che chắn.
để khắc phục nhược điểm khoảng cách,mình đã nghĩ ra 1 mạch khác,dùng 555 điều chế tần số rồi phát đi dưới dạng hồng ngoại hay sóng điện từ-siêu âm đều được.
nguồn âm sau khi được khuếch đại sẽ cho vào chân 5 của dao động đa hài 555(chạy ở cao tần) để điều chế tần số,sau đó phát đi
bên thu,sau khi khuếch đại, sóng thu được sẽ qua một bộ lọc thông thấp để lấy tín hiệu âm thanh
sơ đồ thì nhờ các member nghiên cứu trước,tớ sẽ chuyển thể sang máy tính sau
Comment
-
cái này trong sách vở và trên mạng có đầy mà, đa số người ta dùng cách điều chế tần số(dạng xung). Nhưng mà mình nghĩ dùng hồng ngoại thì khoảng cách chỉ được 10m là tối đa. mấy tai phone không dây bán ngoài chợ đa số dùng sóng vô tuyến điều tầnPhạm Minh Tuấn
(+84) 982006467
Comment
-
Nguyên văn bởi mgdaubocái này trong sách vở và trên mạng có đầy mà, đa số người ta dùng cách điều chế tần số(dạng xung). Nhưng mà mình nghĩ dùng hồng ngoại thì khoảng cách chỉ được 10m là tối đa. mấy tai phone không dây bán ngoài chợ đa số dùng sóng vô tuyến điều tần
Chỉ có điều người ta thiết kế thế nào để nó che chắn vẫn kêu " thì tiền nó ở chỗ đó đó " .Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com
Comment
-
Vậy phải ngâm kíu cái vụ điều tần hồng ngoại ngay thôi. Nhưng mình vẫn không hiểu sao cái remote TV chỉ dùng nguồn 3V mà lại phát được xa tới hơn 10m, trong khi mình cố gắng làm 1 cái máy phát hống ngoại dùng 9V mà chỉ được 3m, không biết nó dùng kiểu gì?Phạm Minh Tuấn
(+84) 982006467
Comment
-
remote TV nó phát xung,cho nên có thể dùng tuyệt chiêu "quá tải ngắn hạn" để "overclock" nó.
đại loại là nếu con led hồng ngoại chịu dòng DC 30mA chẳng hạn,thì nếu phát xung ngắn,bạn có thể cấp cho nó dòng 40mA hoặc hơn(số liệu chỉ mang tính minh hoạ)
Comment
-
Nguyên văn bởi voduychauremote TV nó phát xung,cho nên có thể dùng tuyệt chiêu "quá tải ngắn hạn" để "overclock" nó.
đại loại là nếu con led hồng ngoại chịu dòng DC 30mA chẳng hạn,thì nếu phát xung ngắn,bạn có thể cấp cho nó dòng 40mA hoặc hơn(số liệu chỉ mang tính minh hoạ)
Và nếu dùng nguồn điện áp thấp thì điều chế cái xung đó thế nào, bạn nào cho 1 sơ đồ tham khảo với (dùng linh kiện rời thôi)Phạm Minh Tuấn
(+84) 982006467
Comment
-
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường, có rất nhiều công ty trong nước đã sản xuất ra các sản phẩm gia dụng, tuy nhiên trong đó có một số sản phẩm chỉ là bán nội địa do không thể tích hợp được thiết bị điều khiển cầm tay vào trong sản phẩm mà hầu hết là phải nhập ngoại. Đứng trước nhu cầu đó, chúng tôi đã nghiên cứu, phát triển và chế tạo thành công bộ điều khiển từ xa hồng ngoại có tích màn hình đồ họa tinh thể lỏng, bàn phím nhiều chức năng, hoạt động ở khoảng cách xa 5m, tiết kiệm năng lượng. Bộ mã điều khiển có thể được phát triển theo nhu cầu cũng như có thể tích hợp các chuẩn quốc tế.
2. Sử dụng tia hồng ngoại trong các thiết bị điều khiển từ xa
Hiện nay, phương thức điều khiển từ xa bằng hồng ngoại với khoảng cách ngắn là phương pháp rẻ và dễ sử dụng. Do đó nó thường được sử dụng phổ biến ở các thiết bị gia dụng như tivi, đầu video, điều hoà . Trước khi xem xét sâu hơn về nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển bằng hồng ngoại chúng ta sẽ nghiên cứu sơ qua về đặc tính của hồng ngoại, nó khác với ánh sáng bình thường như thế nào và tại sao nó lại được sử dụng để truyền dữ liệu.
Đặc điểm của tia hồng ngoại: Hồng ngoại thực chất là ánh sáng bình thường với một màu đặc biệt, mắt người bình thường không thể thấy được màu này bởi vì bước sóng của nó là khá ngắn (950nm). Do bước sóng ngắn, đồng thời khả năng chống nhiễu đối với các nguồn ánh sáng tự nhiên cũng khá cao do đó, hồng ngoại rất hiệu dụng cho việc truyền dữ liệu. Tuy nhiên một khó khăn đặt ra là trong tự nhiên có rất nhiều nguồn phát ra ánh sáng hồng ngoại, chính vì vậy chúng ta cần sử dụng các biện pháp điều chế để sao cho ánh sáng hồng ngoại chỉ phát ra với một tần số nhất định nào đó.
Điều chế và phát tia hồng ngoại: Điều chế đó là một biện pháp hữu hiệu để làm cho tín hiệu hồng ngoại mà chúng ta gửi đi phân biệt được với nhiễu do ánh sáng bên ngoài gây nên. Sử dụng điều chế tức là ta là cho tín hiệu hồng ngoại hoạt động ở một tần số xác định. Đèn IR nhận tín hiệu là loại đèn chỉ nhận tín hiệu có bộ lọc ở một dải tần số xác định, do đó sẽ bỏ qua mọi thứ sóng nhiễu khác.
Hình 1: Điều chế tín hiệu hồng ngoại
Nhìn vào hình trên ta có thể thấy tín hiệu đã được điều chế ở phía bên trái, và sẽ được bộ phát hồng ngoại truyền đi. Tín hiệu nhận được là tín hiệu ở bên tay phải của hình.
Bộ thu và giải điều chế: Để nhận được tín hiệu hồng ngoại từ bên phát, ở phía thu cần phải giải điều chế sao cho tần số phát phải nằm trong dải cho phép của tần số thu. Trong truyền dẫn nối tiếp, ta thường nhắc đến khái niệm marks và spaces. Space là tín hiệu mặc định khi không có dữ liệu truyền. Không có tia hồng ngoại được phát ra khi ở trạng thái space. Khi ở dữ liệu ở trạng thái mark, dữ liệu hồng ngoại được gửi đi với tần số trong khoảng từ 30KHz đến 60KH. Ở phía bên nhận, space được biểu diễn bằng dữ liệu mức cao tại đầu ra của cảm biến nhận. mark do đó tự động biểu diễn bằng dữ liệu mức thấp. Chú ý: mark và space thực chất không phải là bít 1 và bít 0 mà ta muốn truyền đi. Sự liên quan thực sự giữa mark, space và bít 1, bít 0 phụ thuộc vào giao thức mà ta sẽ sử dụng.
Giao thức sử dụng: Bộ phận phát hồng ngoại thường là bộ phận cầm tay được nuôi bởi pin, do đó yêu cầu của nó là nhỏ gọn và được chế tạo sao cho càng tiêu thụ ít năng lượng càng tốt. Thêm vào đó, chúng ta phải điều chế làm sao để cho tia hồng ngoại phát ra là đủ mạnh để nó có thể đạt được một độ xa tương đối trong điều khiển. Để truyền được lệnh điều khiển cũng như gói tin dữ liệu thì chúng tôi sử dụng giao thức phát được mô tả như sau:
Hình 2: Bít 0 và Bít 1 của tín hiệu Hồng ngoại
Bít mở đầu: Dữ liệu ở mức 1 trong khoảng 1800us.
Bít 1: Dữ liệu ở mức 0 trong vòng 600us theo sau đó là 1200us ở mức 1.
Bít 0: Dữ liệu ở mức 0 trong vòng 600us theo sau đó là 600us ở mức 1.
Trong bộ điều khiển từ xa cho máy lạnh mà chúng tôi chế tạo sử dụng khoảng 40 lệnh khác nhau, do đó cần một Byte dữ liệu để chứa các lệnh. Bộ phát tín hiệu sẽ xác định từng Bit trong Byte lệnh rồi phát ra tín hiệu hồng ngoại tương ứng như đã qui ước ở trên.
3. Thiết kế phần cứng:
• Sơ đồ khối của thiết bị điều khiển từ xa: Đối với một thiết bị điều khiển từ xa thì nó bao gồm các khối cơ bản sau: Khối điều khiển, khối điều chế và phát hồng ngoại, khối vào ra, khối hiển thị và khối tạo điện áp.
Hình 3: Sơ đồ khối của bộ điều khiển từ xa
• Sơ đồ nguyên lý:
Hình 4. Sơ đồ nguyên lý của bộ điều khiển từ xa
Trong chip RM-1, ta dùng hai môđun số là PWM8 và Counter8 để điều chế tín hiệu. Môđun PWM8 được dùng để tạo ra tín hiệu sóng vuông với tần số 40KHz, còn Counter8 với giá trị của chu kỳ và độ rộng xung thay đổi được dùng để tạo ra giá trị của Bít mở đầu, Bít 1 và Bít 0 như đã miêu tả ở trên.
Ghép nối bàn phím: Do yêu cầu của một thiết bị điều khiển từ xa là tiết kiệm năng lượng cho nên, trong thiết kế này chúng tôi cài đặt bàn phím dựa vào ngắt. Các phím không phải lúc nào cũng cần phải kiểm tra trạng thái của nó là có được nhấn hay không vì làm như thế thì có nghĩa là khối điều khiển của chúng ta luôn phải ở trong trạng thái làm việc, mà thay vào đó chúng ta sẽ sử dụng ngắt, để phát hiện xem phím nào được ấn. Cách thức cài đặt bàn phím sử dụng ngắt được mô tả như sau:
• Cài đặt để các chân nối với các hàng của bàn phím tạo ngắt với sườn lên
• Cài đặt để các chân nối với các cột của bàn phím ở mức cao
• Đọc bàn phím ở trong hàm ngắt khi có ngắt sừơn lên
• Khởi động ngắt GPIO (General Purpose Input Output)
Nguyên tắc hoạt động của bàn phím này là: các chân nối với các hàng của bàn phím sẽ ở mức thấp cho tới khi một phím của bàn phím được bấm, nối giữa hàng với cột làm cho mức của hàng đó đi từ thấp lên cao, tạo ra ngắt ở sườn lên.
Ghép nối màn hình hiển thị đồ họa COG (Chip on Glass) LCD: Việc sử dụng các biểu tượng để minh họa cho các lệnh của một bộ điều khiển từ xa thì cũng khá là cần thiết, hiện nay có rất nhiều loại màn hình LCD được bán trên thị trường, tuy nhiên đặc điểm của các LCD này là tiêu thụ năng lượng khá cao khoảng 100mA, chính vì vậy mà ở đây chúng tôi chọn màn hình COG LCD, đây là một loại màn hình đồ họa, gọn nhẹ, đồng thời khả năng tiêu thụ năng lượng của nó thấp 100uA. Do đó nó thích hợp với thiết bị điều khiển từ xa. Chúng tôi sử dụng màn hình 13265 COG (Chip on Glass) LCD. Loại COG này sử dụng chip điều khiển S6B1713. Đây là chip điều khiển LSI cho hệ thống màn hình đồ hoạ tinh thể lỏng. Nó bao gồm 65 hàng và 132 cột. Chip này cũng được kết nối thẳng với PSOC, có thể kết nối nối tiếp hoặc song song, và dữ liệu được chứa trên Display Data RAM (có sẵn trong chip – và là mảng hai chiều 65x132).
Khối tạo điện áp : Trong ứng dụng của mình, ta muốn sử dụng pin 3V làm nguồn nuôi, nhưng vẫn cần có nguồn 5V để làm nguồn nuôi. SMP là chức năng cung cấp bởi chip PSoC với cấu trúc ‘flyback’ có thể kích hoạt nguồn nuôi từ thấp lên cao. Vòng điều khiển cho phép ta điều chỉnh hiệu điện thế tới giá trị mong muốn.
Hình 5: Bo mạch thử đã được lắp ráp
4. Thiết kế phần mềm:
• Lưu đồ thuật toán của chương trình phát hồng ngoại:
Chương trình bắt đầu bằng việc khởi động các User Module (hình 6)sử dụng trong chương trình. Sau đó nó kiểm tra xem có lệnh nào cần được gửi không, nếu không thì nó loop tại chỗ. Nếu có lệnh cần được gửi đi, chương trình được chuẩn bị để gửi đi Bít mở đầu. và giá trị của Mask được gán bằng 0x80. Biến Mask được sử dụng để kiểm tra xem lệnh cmd đã được gửi đi hết chưa. Vòng lặp gửi lệnh đi được thực hiện theo các bước sau:
• Kiểm tra giá trị của biên Mask: nếu bằng 0 (tức là việc gửi lệnh đã hoàn thành, ta thoát khỏi vòng lặp). Nếu Mask khác 0, tức là vẫn còn bit lệnh chưa được gửi, ta sẽ xem xét giá trị của bít lệnh ở vị trí Mask khác không này
• Nếu bít lệnh bằng 0, gọi hàm gửi lệnh có giá trị 0
• Nếu bít lệnh bằng 1, gọi hàm gửi lệnh có giá trị 1
Dịch chuyển Mask về bên phải 1 bít.’
(Hình 7) là lưu đồ hoạt động của bàn phím sử dụng ngắt, nguyên lý hoạt động của nó có thể tóm tắt như sau: Nếu bàn phím được ấn, giá trị của biến keycode sẽ khác không. Lúc đó, ta gọi hàm codeout0() để hiển thị trên graphic LCD và để gửi các lệnh tương ứng với phím đã được ấn tới thiết bị thu hồng ngoại.
Sleep mode: Mục đích của chế độ ngủ là để làm giảm tối thiểu năng lượng tiêu thụ trung bình của bộ điều khiển từ xa. Chip PSoC có hỗ trợ chế độ này và hệ thống có thể khởi động chế độ ngủ bằng phần mềm. Ở trạng thái ngủ, CPU sẽ dừng lại sau khi hoàn thành nốt câu lệnh đang giang dở, các thiết bị tạo xung nhịp 24/48MHz, module nhớ FLASH, và dải điện áp tham chiếu sẽ được giảm điện thế. Khối PSoC duy nhất còn hoạt động sẽ là khối tạo xung trong 32KHz và mạch quan sát điện thế cung cấp.Hệ thống sử dụng chế độ ngủ chỉ có thể tỉnh dậy nếu có hiện tượng ngắt hoặc reset xảy ra. Sleep Timer có thể được lập trình để cho phép hệ thống tỉnh dậy, kiểm tra các thiết bị vào ra, hoặc thực hiện các hàm thời gian thực và sau đó lại rơi vào trạng thái ngủ. Ngắt GPIO, ngắt tạo bởi mach quan sát điện thế cung cấp, hoặc ngắt của timer ngoài là các ví dụ của các ngắt không đồng bộ có thể làm hệ thống tỉnh dậy.
5.Kết quả thử nghiệm:
Sau khi bộ điều khiển từ xa được lắp ráp và chạy thử nghiệm kết với bộ giải mã lệnh, chúng tôi nhận thấy kết quả khá khả quan. Lệnh điều khiển hoạt động ổn định, khoảng cách phát 5m. Lượng điện tiêu thụ ở chế độ hoạt động bình thường dưới 2mA, ở chế độ điều khiển khoảng 13mA.
6.Kết luận:
Sử dụng công nghệ PSoC với chuẩn hồng ngoại RC và màn hình COG LCD, chúng ta có thể chế tạo thiết bị thu phát điều khiển từ xa với độ tin cậy cao, gọn nhẹ,tiêu tốn ít năng lượng và giá thành thấp. Ứng dụng của thiết bị thu phát là rất nhiều trong công nghiệp, dân dụng và an ninh quốc phòng, bởi nó cung cấp cho người sử dụng độ linh động cao rất phù hợp trong thời điểm hiện nay.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi davidcopyChỉ cần dùng R C mắc vô phím power là ok....
-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 20:47 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi davidcopydùng mach khuếch opamp...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
Hôm qua, 20:42 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi davidcopy
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 18:56 -
-
bởi bqvietĐấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
17-01-2025, 21:36 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Vâng, em cũng nghĩ thế khi search được hãng ấy là SRNE, nên em test luôn những cái còn lại, và kết quả đều như nhau.
Nhận thấy kết quả khó chấp nhận, em cũng phân vân có nên mail cho họ để họ thử kiểm tra mã đó không; giữa...-
Channel: Điện tử công suất
17-01-2025, 11:33 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Xin cảm ơn bác bqviet luônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướp có ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101 cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...-
Channel: Điện tử công suất
17-01-2025, 11:22 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi mèomướpDạ chú nhat... cứ coi pin mặt trời như 1 cái ắc qui nhìu ngăn mắc nối tiếp ấy ạ. Khi 1 ngăn yếu thì cả cái ắc qui yếu luôn ạ. Nó có nhìu bộ nối tiếp mắc song song nên bị che 1 khoảng nhỏ ảnh hưởng nhìu nhưng chắc ko đến nỗi mất 50% đâu ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
17-01-2025, 06:36 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Nếu nói bị cái lá che sáng mà giảm 50% thì tôi càng không tin, bởi trên vườn tôi mặc kệ ông trời làm vệ sinh.
Tức là lá tự rụng, gió tự dọn. Ai hơi đâu mà leo lên dọn. Nếu phải như thế thì tôi dek thèm lắp làm gì.-
Channel: Điện tử công suất
16-01-2025, 21:44 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Chả hiểu ý cậu nói gì. Cái diode bypass quan trọng thế ư???
Cái giàn của tôi chả thấy cái diode nào mà vẫn hoạt động hơn 3 năm rồi.
Nhưng nó không có kiểu nối dây với bấm cốt như của cậu.
Tóm lại là tiền nào của nấy, đừng hoang tưởng kỹ thuật hóa. Kẻo ô tô điện đua nhau lắp diode.-
Channel: Điện tử công suất
16-01-2025, 21:31 -
-
Trả lời cho Dùng biến áp tự ngẫu 110V có tốn điện không?bởi nhathung1101Tôi dùng 4 cái điều hòa Fujitsu hàng bãi Nhật, nên phải dùng 4 cục đổi nguồn 220 xuống 100V. Để bật quanh năm, chả thấy bằng bữa bia. Chứ tắt đi là mất mấy bữa luôn.
-
Channel: Điện tử gia dụng
16-01-2025, 21:24 -
Comment