Nguyên văn bởi undertaker
Xem bài viết
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Xưởng Sản xuất Đèn điện tử AUDIO
Collapse
X
-
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
-
Hình như người ta đổ phía trước bóng đèn hình day còn vi lý do an toàn nữa anh Vân ạ. Vì với sự chênh áp hoặc bất kỳ nguyên nhân nào gây ra cháy nổ đền hình thì sẽ làm vỡ điểm yếu nhất trên đèn hình. Như vậy an toàn cho người sử dụng (chủ yếu là đối mặt với đèn hình). Bển sản xuất vẫn phải kiểm tra độ bền đó.
Nguyên văn bởi phanbobo Xem bài viết.
- cách làm cho một cái vòng kim loại nóng đỏ bằng từ trường đâu có quá khó? một bộ giao động cao tần với một vòng dây đồng đường kính to là đảm bảo yêu cầu của em rùi!
Mình chỉ biết mấy bóng điện tử mình gặp thì họ đốt 1 dây mà thợ ráp họ bảo là dây tóc thôi.Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!
Comment
-
[QUOTE=phanbobo;30682]Bác Vân à! Chất đó chính là Canxi hoặc Natri đó ạ. Cô_nhóc chắc chắn là con một đại cao thủ nào đó mới được truyền lại những kiến thức như vậy. QUOTE]
Bề mặt catot được phủ một lớp á kim ( Kim loại không bền vững ) để các ... hạt điện tử dễ bức xạ khỏi bề mặt của nó hơn .
Tuy vậy canxi thì có lẽ chỉ dùng để phát sáng trong đèn hình hay đèn hiển thị digit thôi . Chất canxi ( và nhiều chất khác , nói chung là Á kim ) sẽ phát quang khi các hạt điện tử va chạm vào . Mỗi chất sẽ phát quang một màu khác nhau ( quang phổ khác nhau )
Chắc chắn Canxi không tham gia vào quá trình KĐ của đèn điện tử chân khôngChuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Comment
-
Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viếtCái đó cậu phải hỏi cô giáo Vật lý ở trường Phổ thông trung học . Còn mình thì không đủ trình độ để hiểu điều đó
Vậy lý phổ thông công nhận là có dạy về tia catốt,nhưng có lão nào áp dụng nó vào tivi để giảng chưa?về cấu tạo đèn TV có lẽ mấy lão ấy còn chưa thấu được.Có lẽ bác may mắn gặp được GV vậy lý có nghiên cứu điện tử,nhưng không phải người khác cũng thế,hỏi một câu mà đã nói cái kiểu ấy thì chết quách đi cho xong.
Bác làm điện tử mà không đủ trình độ phân tích,lại đi hỏi GV phổ thông,vậy có phải bác tự cắn đuôi mình không?
diễn đàn ta có đìu hiu vắng vẻ hay không là nhờ một phần lớn ở công ....đâm thọt của bácComputer : please enter password!
User : "penis":D
Computer : Your pasword isn't long enough!
User : :((
Comment
-
Vật lý phổ thông (không biết lớp nào) có nói rõ về bản chất dòng điện trong chất khí và trong chân không.
Các đèn có khí có tác dụng khác hẳn đèn chân không, là nó có đặc tính giống như các họ thyristor. Nghĩa là có hiệu ứng giống như hiệu ứng thác đổ. Hiệu ứng này xảy ra do sự ion hóa chất khí. Các đèn này gọi là đèn ba cực có khí thyratron, thường được dùng để nắn điện có điều khiển.
Chất khí bên trong thường là hơi thủy ngân. Ban đầu thì nó là thủy ngân nguyên chất. Người ta phải mồi bằng tia lửa điện, để thủy ngân bốc hơi. Khi đó, đèn mới hoạt động bình thường.
Bác Vân nói vậy là để nhắc nhở chơi cho vui chứ nhỉ? Bác Undertaker đừng nóng nhé.
Comment
-
Chất khí bên trong thường là hơi thủy ngân. Ban đầu thì nó là thủy ngân nguyên chất. Người ta phải mồi bằng tia lửa điện, để thủy ngân bốc hơi. Khi đó, đèn mới hoạt động bình thường.
Trích:
Bề mặt catot được phủ một lớp á kim ( Kim loại không bền vững ) để các ... hạt điện tử dễ bức xạ khỏi bề mặt của nó hơn .
không phải là ákim mà là oxit của kim loại á kim. Hình như bác Vân nhầm chỗ này hoặc sách bác đọc họ viết thiếu! còn chất phủ ở thành trong của đèn điện tử thường được làm bằng kim loại có hoạt tính mạnh
Trích:
Tuy vậy canxi thì có lẽ chỉ dùng để phát sáng trong đèn hình hay đèn hiển thị digit thôi . Chất canxi ( và nhiều chất khác , nói chung là Á kim ) sẽ phát quang khi các hạt điện tử va chạm vào . Mỗi chất sẽ phát quang một màu khác nhau ( quang phổ khác nhau )
Đây là tính chất của oxit kim loại mà bác Vân, có phải tính chất của kim loại đâu?
Trích:
Chắc chắn Canxi không tham gia vào quá trình KĐ của đèn điện tử chân không
tất cả các kim loại có tính hoạt động cao khi tiếp xúc với oxi thì đều làm chất phủ trong thành của bóng đèn điện tử được vì nó có tác dụng hóa hợp với oxi để tạo thành chất rắn không bay hơi được(trong đó có canxi và natri).
Hơn nữa trong công nghệ chế tạo bóng đèn điện tử người ta còn chủ động "đổ" đầy nito(N2-khí trơ) vào trong bóng trước khi hút chân không để lượng khí còn lại trong bình(dù còn rất ít) không làm hỏng điện cực đốt nóng (dây vonfram có phủ Canxi Oxit).
Trích:
Để chịu được áp suất như vậy nên ngày xưa người ta người ta làm các màn hình TV có dạng cong lồi ra phía trước . Họ cho rằng như vậy thì nó chịu lực ép tốt hơn .
Ngoài chức năng chịu áp xuất còn một nguyên nhân đơn giản là công nghệ lúc đó bắt buộc phải làm màn hình cong vì để làm cho thời gian truyền của tia điện tử từ catot đến màn hình là bằng nhau. Nếu thời gian này khác đi thì sẽ gây hiện tượng méo ảnh (TV tầu giả phẳng thường có hiện tượng này!)Last edited by nguyendinhvan; 01-10-2006, 22:32.Cũ người mới ta!
Comment
-
Nguyên văn bởi phanbobo Xem bài viếtBạn nhầm với bóng đèn neon phát ánh sáng lạnh ở nhà à? Bóng đèn điện tử bác Vân nói có cấu tạo khác và bên trong nó không phải hơi thủy ngân! mà chỉ đơn giản là chân không!
Tài liệu về đèn này, bạn chỉ có thể tìm được ở những sách xuất bản khoảng thập niên 70, hoặc trước đó, hình như nó là cuốn "Điện tử công suất" hay là "Điện tử công nghiệp" gì đó. Mấy cuốn đó của QT đã bị mối xơi mất rồi, nên không vẽ hình và gởi bài chính xác lên cho bạn được. Chỉ viết theo trí nhớ. Vả chăng ngày ấy QT học loại đèn này cũng hơi chán chán, nên không nhớ nhiều.
Để khi nào kiếm được tài liệu, QT sẽ viết bài gởi lên sau. Ha ha, cũng là một kiểu hoài cổ.
Về mặt cong, thì nó chịu áp lực bên ngoài vào tốt hơn nhiều so với áp lực bên trong ra. Vì vậy, để có thể chịu đựng chân không, người ta phải làm cong. Bác Vân nói thế là đúng rồi. Bạn có thể xem lại trong cuốn vật lý vui, phân tích về tính chịu lực của các mái nhà hình vòm, và các cửa hình vòm.
Về mặt cong, thì nó chịu áp lực bên ngoài vào tốt hơn nhiều so với áp lực bên trong ra. Vì vậy, để có thể chịu đựng chân không, người ta phải làm cong. Bác Vân nói thế là đúng rồi. Bạn có thể xem lại trong cuốn vật lý vui, phân tích về tính chịu lực của các mái nhà hình vòm, và các cửa hình vòm.
Còn vấn đề đường đi của tia âm cực, người ta có thể có nhiều cách khắc phục. Trong đó tăng tốc tia âm cực bằng cách tăng điện áp siêu cao lên là một cách. Khi tốc độ tia âm cực tăng lên thì dù quãng đường có khác nhau, nhưng thời gian không khác nhau bao nhiêu. Sửa lại dạng sóng của mạch lái tia là một cách nữa. Và hình như đây mới là biện pháp chính. Ngoài ra còn có thể dùng các mạch tinh chỉnh từ trường đặt bên ngoài cổ đèn hình, để thay đổi lại cách phân bố từ trường lái tia.
Có lẽ nhà chế tạo còn nhiều cách khác nữa mà mình không biết.Last edited by nguyendinhvan; 01-10-2006, 22:29.
Comment
-
Tính chất của Đèn hình và đèn khuyếch đại cũng gần giống nhau .
Ở đây chỉ bàn đến loại đèn khuyếch đại thôi
Có một loại nữa là dèn điện tử có khí . Nó được sử dụng như một con Thyrixto bán dẫn . Loại này cồng kềnh , tuổi thọ không cao và nhiều nhược điểm khác nên hiện nay không được sử dụng nữa
Một loại đền chân không nữa là đèn hiển thị số được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử dân dụng đề hiẻn thị Clock hay bài hát hay số kênh radio .....
Nguyên tắc của chúng đều giống nhau cảChuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Comment
-
Các đèn khuyếch đại thì hầu như bên trong là chân không ( lượng khí còn lại rất ít bên trong là khí trơ) do vậy nó cho phép các điện tử chuyển động thoải mái mà không bị va đập linh tinh. Hầu hết các đèn điện tử lợi dụng nguyên lý cản trở điện tử của trường tĩnh điện để tạo ra các kiểu đèn điện tử khác nhau. Ngày nay các bóng đèn điện tử chủ yếu được dùng trong các lĩnh vực về audio và một số thiết bị quân sự đặc biệt. Ngoài ra một ứng dụng quan trọng của đèn điện tử là trong việc phát thanh và phát hình công suất lớn....Cũ người mới ta!
Comment
-
Các đài phát tín MW vẫn dùng những bóng đèn ba cực, to bẳng cái ấm trà, nhưng bộ giải nhiệt của nó giống như cái nồi to. Bóng đèn này sử dụng điện áp dương cực đến 10 kV và dòng điện cũng đến 5 .. 10 A
Khí trơ hay khí gì đi nữa, thì khi bị âm điện tử bắn phá, cũng đều dẫn điện, và có đặc tuyến Hysterysis cả. Trong khi đèn chân không thì lại không có hiện tượng này.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
-
Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viếtTính chất của Đèn hình và đèn khuyếch đại cũng gần giống nhau .
Ở đây chỉ bàn đến loại đèn khuyếch đại thôi
Có một loại nữa là dèn điện tử có khí . Nó được sử dụng như một con Thyrixto bán dẫn . Loại này cồng kềnh , tuổi thọ không cao và nhiều nhược điểm khác nên hiện nay không được sử dụng nữa
Một loại đền chân không nữa là đèn hiển thị số được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử dân dụng đề hiẻn thị Clock hay bài hát hay số kênh radio .....
Nguyên tắc của chúng đều giống nhau cảNguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!
Comment
-
Hi hi. Hôm nay, nhóc tìm trong tủ sách cũ của Papa thấy cuốn sách mà anh Cuội Thái nói rồi. Đó là cuốn "Đèn điện tử và đèn bán dẫn" của Trần Đứcv Hân, Ngô Đức Dũng và Lê Phi Yến, xuất bản năm 1978. Tập 2 có nói đến các loại đèn có khí.
Để nhóc tóm tắt một ít rồi gởi lên các anh tham khảo nha:
Đèn điện tử có khí chia làm 2 loại chính:
1/. Đèn Cathode lạnh:
a/. Đèn hai cực có khí: đèn ổn áp làm việc ở chế độ phóng điện tỏa sáng. Đặc tuyến gần diống như diode Zenner, chỉ khác một chút là điện áp mồi của nó hơi cao hơn điện áp ổn áp đôi chút. Điện trở động du/di khoảng 100 Ohm.
Điện áp ổn áp có những trị số như 75, 95, 105, 150 volt, tùy thuộc vật liệu, hình dạng và khoảng cách các điện cực, tùy thuộc loại khí và áp lực khí.
Khi phóng điện, sẽ có tỏa sáng trên điện cực. Ánh sáng này tùy thuộc loại khí bơm trong đèn: khí Neon cho màu đỏ, argon mà xanh lá, heli màu vàng, hơi thủy ngân màu xanh tím...
Các đèn này đôi khi còn được dùng như đèn chỉ báo điện áp, với nhiều điện cực, nhiều mức điện áp ổn áp khác nhau.
b/. Đèn thyratron là đèn 3 cực làm việc ở chế độ phóng điện tỏa sáng. Đèn này có thể có 1 hoặc 2 lưới.
c/. Đèn chỉnh lưu thủy ngân: đèn excitron. Có lẽ anh cuội Thái nhớ lẫn lộn đèn thyratron với exitron này.
Đây là loại đèn chỉnh lưu 3 pha. Ban đầu phải nghiêng đèn đi cho 2 điện cực tiếp xúc với nhau qua thủy ngân. Khi dựng đèn trở lại, khe hở giữa 2 điện cực sẽ phóng điện, tạo nguồn phát xạ điện tử rất mạnh, đồng thời ion hóa hơi thủy ngân. Khi đó, sẽ có phóng điện giữa các điện cực phụ gần Cathode để duy trì phát xạ điện tử. Đèn này thông thường có điện áp cchinh3 lưu vài trăm volt, và dòng vài chục amp. Một số đèn chỉnh lưu thủy ngân vỏ thép có thể tải dòng đến vài trăm amp. Một số đèn đặc biệt có thể chinh lưu đến 12000 Amp, điện áp ngược lên đến 15 kV.
d/. Đèn chỉnh lưu thủy ngân Ignitron: Đây là đèn chỉnh lưu có khí có điều khiển, có tác dụng như một thyistor. Đèn có thêm một điện cực mồi, để mồi sáng hồ quang trong đèn, xác định chính xác thời điểm phóng điện.
Điện áp mồi giữa Cathode và điện cực mồi khoảng 50 đến 80 V.Một số đèn được chế tạo để chỉnh lưu điện áp đến 12 kV và dòng 100A
e/. Đèn phóng điện, tương tự như đèn ổn áp, nhưng điện áp phóng điện lớn hơn nhiều so với điện áp khi dẫn. Dùng để bảo vệ chống các xung điện áp cao. Ngoài ra còn có loại đèn phóng điện siêu cao tần, dùng trong trường hợp máy phát tín và máy thu cùng nối vào chung một ăng ten. Đèn này dùng chuyển mạch cho máy phát - máy thu để năng lượng lớn của máy phát không xâm nhập vào máy thu và làm hư máy thu. Tốc độ chuyển mạch của loại đèn này có thể lên đến vài ngàn lần / giây.
Bài sau, nhóc sẽ tiếp tục tóm tắt các loại đèn có khí cathode nóng.
Các anh chị chờ nha.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi tuyennhanCách ly dây điện vào , bộ nguồn và đèn khỏi khung xe thì có rò thật cũng không lo bị giật .
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
hôm nay, 08:56 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi thetungBạn cho qua cái Tờ ri gơ Sờ mít ấy ......
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
16-12-2024, 11:26 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nguyendinhvanCó gì mà khó ?
Răn cưa vuông đây
...-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
15-12-2024, 23:36 -
-
Trả lời cho hỏi về tụ điệnbởi ndp62Chữ " VENT" không phải là tên hãng sx tụ đâu ,vó thế là 1 ký hiệu liên quan tụ lowesr ?
-
Channel: Điện thanh
15-12-2024, 18:24 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi bqvietTrừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 22:02 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi namlangnhoE thử 3 cái nguồn nó đều giống nhau. Nên e làm tiếp địa luôn.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 19:58 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi mèomướpDạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 18:51 -
-
bởi namlangnhoXin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 00:12 -
-
bởi Manh.n.trCác bác cho em hỏi cách điều chế xung răng cưa sang xung vuông với ạ. Em đang thấy khó ạ...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
13-12-2024, 20:46 -
-
Trả lời cho hỏi về thiết kế mạch tuần tự trên proteusbởi Hatruong1309
-
Channel: Hỗ trợ học tập
12-12-2024, 00:33 -
Comment