Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ampli ráp tay hay cháy sò

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ampli ráp tay hay cháy sò

    Em mới làm 1 con Ampli chẳng thương hiệu gì cả mở ra mới biết là hàng ráp tay.
    Gồm 2 kênh 12 sò 2sc5200 & 2sa1943 có chết 1 con 2sc.
    Vì không có linh kiện tương tự nên em thay luôn cả kênh đó =b688 & d718>>Nghe ổn>>Trả khách>>thu tiền.
    Hôm sau khách gọi bảo chạy được 20'.Kiểm tra lại chết 1 cặp của kênh còn lại,thay vào vẫn ổn>>trả khách.Mấy hôm sau lại gọi ...được 20'
    Kiểm tra chết 1 cặp b688& d718..Em lại thay bây giờ chạy thử vẫn êm.Chưa trả khách
    Các bác cho biết lí do biết nguồn là +-40v ,họ dùng 4loa cho phòng karaoke(em nghi vấn đề này).Có khắc phục được không?Em đang lo quá!

  • #2
    bạn thử tìm xem có con khác có vấn đề gì ko, có thể nguyên nhân chính ko phải la sò mà nó chỉ là hậu quả của thằng nào khác gây ra cũng nên.
    YH : quyquy8x
    Tel : 0904 907 184

    Comment


    • #3
      B688 ,D718 làm sao đú được với 2 con C5200 và A1943.
      Một con 150 W, 1 con 80 W không cháy mới lạ

      Comment


      • #4
        Ngày trước tôi làm tăng âm gặp trường hợp chạy băng từ không sao mà bật CD lên là cháy đèn. Sau soi osc lên mới biết 1 số bài trong CD đc mã hóa thấp bit hoặc bộ codec của đầu kém mà nó có cả tín hiệu hài lấy mẫu dạng bậc thang chứ không trơn chu ( khoảng 8-10khz thì phải) Cái tín hiệu hài này qua mạch tiền kđ lọc không tốt gây tự kích mạnh, tầng công suất quá tải rồi cháy. Tôi tăng 1 cái tụ hồi tiếp âm để cắt bớt độ lợi ở vùng tần cao lên là hết.
        |

        Comment


        • #5


          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
          B688 ,D718 làm sao đú được với 2 con C5200 và A1943.
          Một con 150 W, 1 con 80 W không cháy mới lạ
          Bác nói điều hiển nhiên quá !
          Mà bác không đọc rõ trình bày của em sao?
          c52007a1943 cũng toi mà!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi minhtinh Xem bài viết
            Ngày trước tôi làm tăng âm gặp trường hợp chạy băng từ không sao mà bật CD lên là cháy đèn. Sau soi osc lên mới biết 1 số bài trong CD đc mã hóa thấp bit hoặc bộ codec của đầu kém mà nó có cả tín hiệu hài lấy mẫu dạng bậc thang chứ không trơn chu ( khoảng 8-10khz thì phải) Cái tín hiệu hài này qua mạch tiền kđ lọc không tốt gây tự kích mạnh, tầng công suất quá tải rồi cháy. Tôi tăng 1 cái tụ hồi tiếp âm để cắt bớt độ lợi ở vùng tần cao lên là hết.
            Em sẽ lưu ý vấn đề này!
            Thanks!

            Comment


            • #7
              CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VINASTAR http://www.vinastar.vn/
              VPGD: Số 7B Ngõ 76 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
              Liên hệ Mr Ky
              ĐT:0948038114
              giao hàng ở tất cả mọi nơi

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi 22_027 Xem bài viết
                Bác nói điều hiển nhiên quá !
                Mà bác không đọc rõ trình bày của em sao?
                c52007a1943 cũng toi mà!
                Bác đâu có chỗ nào nói là cặp A, C cũng chết đâu. Có 1 chỗ nói là con C chết từ đầu
                Hơn nữa cần phải xem nguyên nhân gây chết chứ đâu phải chết là thay đâu. Nếu cứ thay nó lại chết tiếp. Cần kiểm tra kĩ tín hiệu ở từng tầng xem có tầng nào có hài cao tần không, có lệch mass không.

                Comment


                • #9
                  Hài cao tần thường có ở mạch echo khi mở âm lượng lớn và treble lớn thường làm chết sò , trong dảy trans ráp song song con nào yếu thì chết trước dù mạch tốt không lệch áp , khi tải lớn củng vậy cặp B 688 , D 718 chịu cao tần kém hơn cặp A ,C nhiều nhất là khi chạy với áp +- 40 volt , khắc phục bằng cách lọc bớt hài cao tần ở ngỏ vào bằng tụ nối mass hàn tụ hồi tiếp để giảm độ lợi tần cao .

                  Comment


                  • #10


                    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                    Bác đâu có chỗ nào nói là cặp A, C cũng chết đâu. Có 1 chỗ nói là con C chết từ đầu
                    Hơn nữa cần phải xem nguyên nhân gây chết chứ đâu phải chết là thay đâu. Nếu cứ thay nó lại chết tiếp. Cần kiểm tra kĩ tín hiệu ở từng tầng xem có tầng nào có hài cao tần không, có lệch mass không.
                    Bác nên đọc kĩ trình bày của em đi!Hơn nữa em đã kiểm tra tốt và dùng nghe thử cả ngày mà(Em thích nghe nhạc lắm!Cả ngày luôn)
                    Thú thực em không biết cách phát hiện hài cao tần hoặc thuật ngữ này em chưa hiểu!Bác chỉ giùm!

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi 22_027 Xem bài viết
                      Bác nên đọc kĩ trình bày của em đi!Hơn nữa em đã kiểm tra tốt và dùng nghe thử cả ngày mà(Em thích nghe nhạc lắm!Cả ngày luôn)
                      Thú thực em không biết cách phát hiện hài cao tần hoặc thuật ngữ này em chưa hiểu!Bác chỉ giùm!
                      Báo cáo ! Đã xem kĩ !
                      Đâu phải cứ nghe tốt là ổn đâu bạn ? Như mình đã nói ở trên, cặp B688, D718 công suất 80 W còn cặp A1943, C5200 quá lệch nhau về công suất. Hơn nữa cặp BD là tần thấp AC là tần cao.
                      -- Khi bạn thay như vậy, với công suất nhỏ ( mình nghĩ bạn thử ít khi bạn để maxium trong thời gian dài. Khi đó cặp BD tuy có CS 80 W vẫn làm việc được nên bạn thấy nó vẫn bình thường. Nhưng sau đó đem về với gia chủ ( bạn có nói là quán Karaoke, và chạy 4 loa ) thì việc họ bật volume quá lớn kèm theo đó là kiểu mắc loa của họ ( bạn có nói là 4 loa như vậy 2 loa 1 kênh ), rất có thể họ đấu song song 2 loa làm cho trị số tải quá nhỏ gây quá dòng và chết sò. Điều đó giải thích vì sao khi bạn thử nó vẫn ngon nghẻ nhưng khi họ dùng lại giở chứng. Với cái này mình nghĩ nên thay đúng loại A1943 và C5200 và xem xét cách mắc loa của họ.
                      -- Hài bậc cao. Là các dao động tần số cao và đa phần nằm ngoài khả năng nghe của tai nên ta không cảm nhận được nó ( các dao động điện tần số trên 22KHz ). Tuy nhiên nó sẽ ngốn dòng rất mạnh và làm nóng sò rất nhanh. Nguyên nhân có thể do máy phát tín hiệu ( đầu đĩa, mp3 ...) chất lượng kém không lọc hết, hoặc do nhiễu từ nguồn ngoài khi dây tín hiệu dài chạy gần các nguồn nhiễu , hoặc cũng có thể do mạch của amply có phần nào đó tạo sóng hài nhiễu vào tín hiệu ( thường là phần Echo ). Để nhận biết cái này chỉ có dùng máy hiện sóng để kiểm tra từng phần và có cách xử lí. Trong trường hợp không có bạn có thể nối 1 tụ 102 từ input xuống mass. Tại đầu ra loa nối một tụ 104 nối tiếp với điện trở 10 ôm rồi nối xuống mass.

                      Comment


                      • #12
                        -Hài bậc cao hay không hầu như chẳng liên quan gì đến ngõ ra, vì loa chẳng đáp ứng tần số này, trở kháng đối với tần số này rất lớn, nhưng chủ yếu là nó làm cho tầng khuếch đại điện thế có tự kích (tầng trước mấy con công suất), dẫn tới tự dao động mạnh và chết sò. Tùy theo mạch, nhưng thường bao giờ cũng có 1 con tụ vài trăm pF mắc giữa BE của mấy con predriver để dập dao động tự kích, có thể tăng lên chút, nhưng dưới 102 ( 1000pF). Còn chuyện "nối tụ 102 từ input xuống mass " cũng chẳng giải quyết vấn đề triệt để, vì đây chỉ là mạch lọc bậc 1, chưa biết tần số cắt bao nhiêu, chẳng gây suy giảm nhiều, mà có suy giảm thì suy giảm đều phần treble. Lúc đó họ vặn equalizer treble lên thì cũng thế. Còn chuyện đáp ứng tần số thì trans AC hay BD này cũng như nhau, chẳng có chênh lệch nhiều, có điều BD của China thì không thể thay cho AC được, tiếng vừa dở vừa dễ yểu.
                        - Cái mạch Zobel : 1 tụ tầm 104 nối tiếp 1 điện trở tầm vài Ohm mắc vào ngõ ra thì gần như ampli nào cũng có. Bạn nên quấn thêm một cuộn cảm mắc nối tiếp ngõ ra nữa cho nó đủ.
                        -Hỏi chủ quán xem trước khi nó chết thì có rú rít gì không, hay tự nhiên hát to lên là nó im lìm ra đi ? Từ đó mới chẩn đoán xem nó chết do quá tải, trở kháng loa quá thấp, hay chết do tự dao động -> tìm cách khắc phục chính xác.
                        Brs.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi GA_CN Xem bài viết
                          -Hài bậc cao hay không hầu như chẳng liên quan gì đến ngõ ra, vì loa chẳng đáp ứng tần số này, trở kháng đối với tần số này rất lớn, nhưng chủ yếu là nó làm cho tầng khuếch đại điện thế có tự kích (tầng trước mấy con công suất), dẫn tới tự dao động mạnh và chết sò. Tùy theo mạch, nhưng thường bao giờ cũng có 1 con tụ vài trăm pF mắc giữa BE của mấy con predriver để dập dao động tự kích, có thể tăng lên chút, nhưng dưới 102 ( 1000pF). Còn chuyện "nối tụ 102 từ input xuống mass " cũng chẳng giải quyết vấn đề triệt để, vì đây chỉ là mạch lọc bậc 1, chưa biết tần số cắt bao nhiêu, chẳng gây suy giảm nhiều, mà có suy giảm thì suy giảm đều phần treble. Lúc đó họ vặn equalizer treble lên thì cũng thế. Còn chuyện đáp ứng tần số thì trans AC hay BD này cũng như nhau, chẳng có chênh lệch nhiều, có điều BD của China thì không thể thay cho AC được, tiếng vừa dở vừa dễ yểu.
                          - Cái mạch Zobel : 1 tụ tầm 104 nối tiếp 1 điện trở tầm vài Ohm mắc vào ngõ ra thì gần như ampli nào cũng có. Bạn nên quấn thêm một cuộn cảm mắc nối tiếp ngõ ra nữa cho nó đủ.
                          -Hỏi chủ quán xem trước khi nó chết thì có rú rít gì không, hay tự nhiên hát to lên là nó im lìm ra đi ? Từ đó mới chẩn đoán xem nó chết do quá tải, trở kháng loa quá thấp, hay chết do tự dao động -> tìm cách khắc phục chính xác.
                          Brs.
                          Dĩ nhiên loa không đáp ứng hài bậc " quá cao ". Nhưng với 25 KHz với 20 KHz thì tổng trở không thay đổi gì nhiều. Loa không đáp ứng không phải là nó không cho đi qua, mà là hiệu suất chuyển tải điện - thanh kém. Do đó tuy dòng qua loa rất lớn nhưng sóng âm cho ra cường độ rất nhỏ. Khi đó không những cháy sò mà còn cháy luôn cả loa.
                          Tụ 102 xuống mass trong trường hợp nghi ngờ hài bậc cao. Nó sẽ giảm đáng kể hài bậc có tần số rất cao xa dải âm tần ( 16 - 22Khz ).Còn gần dải này 25 KHz chẳng hạn thì cũng bằng hòa, nên có may ra vẫn hơn không.

                          Comment


                          • #14
                            [QUOTE=duong_act;278244]Dĩ nhiên loa không đáp ứng hài bậc " quá cao ". Nhưng với 25 KHz với 20 KHz thì tổng trở không thay đổi gì nhiều. Loa không đáp ứng không phải là nó không cho đi qua, mà là hiệu suất chuyển tải điện - thanh kém. Do đó tuy dòng qua loa rất lớn nhưng sóng âm cho ra cường độ rất nhỏ. Khi đó không những cháy sò mà còn cháy luôn cả loa.

                            Cậu cho biết tại sao" hiệu suất chuyển đổi điện - thanh kém. Do đó tuy dòng qua loa rất lớn nhưng sóng âm cho ra cường độ rất nhỏ. Khi đó không những cháy sò mà còn cháy luôn cả loa. "?
                            Ampli chứ đâu phải servo driver đâu mà nó biết tự tăng độ lợi, tăng biên độ ngõ ra khi không nghe loa kêu.
                            Cái chính là khi tần số cao thì trans phải làm việc dẫn/ngắt liên tục, phân cực không chuẩn thì tỉ lệ thời gian nó cross work/tổng thời gian càng cao, nóng dần -> chết. Đặc biệt trong trường hợp có tự kích thì chết là chắc chắn.

                            "Cái tín hiệu hài này qua mạch tiền kđ lọc không tốt gây tự kích mạnh, tầng công suất quá tải rồi cháy. Tôi tăng 1 cái tụ hồi tiếp âm để cắt bớt độ lợi ở vùng tần cao lên là hết. "

                            Cái này là chính xác. Hồi tiếp âm thường là 1 điện trở vài chục k từ đầu ra về chân trans hồi tiếp âm, đồng thời 1 tụ hồi tiếp âm khoảng vài trăm uF nối tiếp một điện trở vài trăm-> vài k xuống mass, có thể giảm điện trở này hoặc tăng tụ lên.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi GA_CN Xem bài viết
                              Cậu cho biết tại sao" hiệu suất chuyển đổi điện - thanh kém. Do đó tuy dòng qua loa rất lớn nhưng sóng âm cho ra cường độ rất nhỏ. Khi đó không những cháy sò mà còn cháy luôn cả loa. "?
                              Ampli chứ đâu phải servo driver đâu mà nó biết tự tăng độ lợi, tăng biên độ ngõ ra khi không nghe loa kêu.
                              Cái chính là khi tần số cao thì trans phải làm việc dẫn/ngắt liên tục, phân cực không chuẩn thì tỉ lệ thời gian nó cross work/tổng thời gian càng cao, nóng dần -> chết. Đặc biệt trong trường hợp có tự kích thì chết là chắc chắn.

                              "Cái tín hiệu hài này qua mạch tiền kđ lọc không tốt gây tự kích mạnh, tầng công suất quá tải rồi cháy. Tôi tăng 1 cái tụ hồi tiếp âm để cắt bớt độ lợi ở vùng tần cao lên là hết. "

                              Cái này là chính xác. Hồi tiếp âm thường là 1 điện trở vài chục k từ đầu ra về chân trans hồi tiếp âm, đồng thời 1 tụ hồi tiếp âm khoảng vài trăm uF nối tiếp một điện trở vài trăm-> vài k xuống mass, có thể giảm điện trở này hoặc tăng tụ lên.
                              Việc hiệu suất chuyển đổi điện thanh kém phụ thuộc cấu tạo màng loa, độ đàn hồi. ( cái này cần biết thêm về chuyển động ví dụ như vài công thức F = m.a, s = at2/2 . Nó sẽ giải thích rõ ở tần càng cao màng loa càng trở lên " đứng yên " hơn tức biên độ dao động càng thấp và do đó hiệu suất chuyển tải càng thâp. ( dpcm ).
                              Xét theo phương diện vật lí : mọi hiện tượng sinh ra đều có xu hướng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Màng loa dao động có xu hướng chống lại dòng điện qua loa. Nếu như nó dao động kém đi, khả năng chống dòng của nó giảm, dòng điện sẽ cao hơn - > cháy là chắc. Điều này cũng dễ thấy với động cơ, giữ cho trục nó không quay, dòng nó sẽ tăng mạnh -> cháy.
                              Mạch hồi tiếp âm có lẽ mạch nào cũng có tụ để giảm hài bậc cao rồi. Và nó có nhiều cách mắc. Có trường hợp nó là tụ khoảng 100pF mắc song song với điện trở tầm100K mắc từ ngõ ra loa về chân - Vin của OP-AMP tương ứng. Tăng tụ lên một chút là xong.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              22_027 Tìm hiểu thêm về 22_027

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X