Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Âm nhạc?...Tần số?....

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Cách tính tần số các nốt như sau:

    Nốt chuẩn được chọn là nốt La có tần số 440 Hz

    Các nốt cách nhau 1 quãng 8 có tần số chênh lệch nhau 2 lần. Thí dụ: nốt Là có tần số 220 Hz. Nốt Lá có tần số gấp 2 lần (880 Hz)

    Hai nốt liên tiếp có tỉ số tần số là 1.05946309 (căn bậc 12 của 2). Nốt Si b có tần số là 220 x 1.05946309 = 466,16

    (Vì 2 nốt cách nhau quãng 8 có tần số gấp 2 lần và mỗi quãng 8 có 12 nốt nên dễ dàng tính ra được hai nốt liên tiếp có tần số chênh lệch nhau căn bậc 12 của 2)

    Comment


    • #17
      [QUOTE=Sơn Hà;298314]Cách tính tần số các nốt như sau:

      Nốt chuẩn được chọn là nốt La có tần số 440 Hz

      Từ cơ sở nào mà người ta chọn La 440Hz làm nốt chuẩn mà không phải là một nốt khác trong 7 nốt ĐÔ...Si?
      Thân ái!...
      PT

      Comment


      • #18
        [QUOTE=ptoanel;298375]
        Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
        Cách tính tần số các nốt như sau:

        Nốt chuẩn được chọn là nốt La có tần số 440 Hz

        Từ cơ sở nào mà người ta chọn La 440Hz làm nốt chuẩn mà không phải là một nốt khác trong 7 nốt ĐÔ...Si?
        Thân ái!...
        PT
        Theo tớ, vì nốt La tần số 440Hz nằm trong tầm- phát- âm -chuẩn -thấp- nhất mà cái cổ họng con người phát ra được để nghe để cân chỉnh nhạc cụ tốt nhất (khoảng 300Hz tới khoảng 3Khz)!
        Last edited by tepriu; 11-10-2010, 12:03.
        Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
        <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

        Comment


        • #19
          Tôi cũng vừa tìm ra bảng tính tần số các nốt nhạc Tây như các bạn Sơn Hà và dai-ngu đã trình bày.
          ptoanel không phải lo dai-ngu khác Đại ca đâu. Vì thời Hồ Quý Ly, nước ta đã có tên là Đại Ngu, do gốc gác tổ tiên của Hồ Quý Ly là người nước Ngu bên TQ. (nhân 1000 năm TL, sì păm chút). Như vầy, dai-ngu là tiền thân của Việt Nam, nói gọn là "tiền Việt Nam", gọn nữa là "Đồng". Không biết đó có phải là tên thật của dai-ngu hay không.
          Tóm lại:
          - Hai nốt cùng tên cách nhau một quãng tám có tần số hơn kém nhau 2 lần.
          - Khoảng cách giữa hai nốt kề nhau là 1.05946309 lần (căn bậc 12 của 2).
          - Nốt La được dùng làm nốt chuẩn vì đây là nốt mà ai cũng xướng âm được, và có tần số trong vùng nhạy đối với tai người. Thanh La chuẩn có tần số = 440Hz.
          Các máy phát tín hiệu chuẩn thường dùng 2 tần số âm là 440Hz và 1kHz, đây là 2 tần số thông dụng trong lĩnh vực điện thanh.
          Last edited by HTTTTH; 11-10-2010, 11:50.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #20
            Vừa mới search được một số thông tin:

            để hai nhạc sĩ , ca sĩ bất kì , sau khi luyện tập cùng một bản nhạc có thể song tấu hoặc hợp tấu , thì cần thống nhất một tần số chuẩn. Hội nghị quốc tế các nhạc sĩ và các nhà vật lí năm 1954 đã thống nhất lấy nốt la3 làm chuẩn nhạc âm , với tần số chuẩn là
            f (la3) = 440 Hz
            Gam có thể bắt đầu bằng bất kì nốt nhạc nào. Quen thuộc thất là gam đô trưởng , tức là gam bắt đầu bằng nốt đô và gồm 7 nốt nhạc là đô rê mi fa sol la si
            Như vậy có thể suy ra trong gam LA trưởng, nốt đầu tiên là nốt La. => La=A , Si=B... là hợp lý.

            nguồn: http://rockpassion.vn/forum/index.ph...c=10632.5;wap2

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
              ..
              Gam có thể bắt đầu bằng bất kì nốt nhạc nào. Quen thuộc thất là gam đô trưởng , tức là gam bắt đầu bằng nốt đô và gồm 7 nốt nhạc là đô rê mi fa sol la si
              Như vậy có thể suy ra trong gam LA trưởng, nốt đầu tiên là nốt La. => La=A , Si=B... là hợp lý.

              nguồn: http://rockpassion.vn/forum/index.ph...c=10632.5;wap2
              - KHông hẳn như vậy, "Gam có thể bắt đầu bằng bất kì nốt nhạc nào" thì căn cứ vào đâu? Gam là tập- hợp- âm của nhiều nốt theo quy định rõ ràng (gọi tắt là hợp âm), sao có thể bắt đầu với bất kỳ nốt nào?
              - Nói "quen thuộc nhất là Gam Đô trưởng " là quen thuộc với ai? Cái này chưa hợp lý lắm!

              + Một hợp âm, nó luôn theo quy chuẩn, không thể "chế" lại. Khi đã "chế" lại thì nó mang tên khác. Vd: C-> Cm, C7, Cm7, C7+9 , C7+5.... Trong 1 tone, bản thân nó đã được chế ra nhiều hợp âm bổ trợ, nhiều lắm không nhớ nổi.
              Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
              <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                - KHông hẳn như vậy, "Gam có thể bắt đầu bằng bất kì nốt nhạc nào" thì căn cứ vào đâu? Gam là tập- hợp- âm của nhiều nốt theo quy định rõ ràng (gọi tắt là hợp âm), sao có thể bắt đầu với bất kỳ nốt nào?
                - Nói "quen thuộc nhất là Gam Đô trưởng " là quen thuộc với ai? Cái này chưa hợp lý lắm!

                + Một hợp âm, nó luôn theo quy chuẩn, không thể "chế" lại. Khi đã "chế" lại thì nó mang tên khác. Vd: C-> Cm, C7, Cm7, C7+9 , C7+5.... Trong 1 tone, bản thân nó đã được chế ra nhiều hợp âm bổ trợ, nhiều lắm không nhớ nổi.
                Theo mình thì Sơn Hà nói không sai lắm? / Gam= Hợp âm= tổng hợp một chuổi nốt nhạc nào đó. Khi nào vận dụng hợp âm vào dòng nhạc, bản nhạc thì mới cần qui chuẩn gì đó mà mình chỉ biết chút chút chứ không biết nhiều!....Mình có dùng thử một một đàn organ YAMAHA(model không nhớ) của bạn, Mình bấm bất kỳ một loat phím, trên LCD hiễn thị cho mình tên của hợp âm đó.
                Còn gam ĐÔ trưởng quen thuộc thì có lẻ Sơn Hà muốn nói đên tín đồ của cây Guita, vì gam ĐÔ trưởng và gam LA thứ là 2 gam nhập môn.
                Thân ái!....
                PT

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                  Theo mình thì Sơn Hà nói không sai lắm? / Gam= Hợp âm= tổng hợp một chuổi nốt nhạc nào đó. Khi nào vận dụng hợp âm vào dòng nhạc, bản nhạc thì mới cần qui chuẩn gì đó mà mình chỉ biết chút chút chứ không biết nhiều!....Mình có dùng thử một một đàn organ YAMAHA(model không nhớ) của bạn, Mình bấm bất kỳ một loat phím, trên LCD hiễn thị cho mình tên của hợp âm đó.
                  Còn gam ĐÔ trưởng quen thuộc thì có lẻ Sơn Hà muốn nói đên tín đồ của cây Guita, vì gam ĐÔ trưởng và gam LA thứ là 2 gam nhập môn.
                  Thân ái!....
                  PT
                  Tên của hơp âm bắt đầu bằng tên nốt đầu tiên.

                  Thí du nốt Re (D) gồm có nốt Re (bỏ Mi) lấy Fa bỏ sol (G)lấy La.Vậy hợp âm Re gồm có nốt Re,Fa,La.Nếu trên đầu khóa nhạc gồm 2 nốt thăng bản nhạc thuộc Re trưởng,nếu bản nhạc đầu khóa là 1 nốt giáng thì là Re thứ ( Dm).Nếu lấy thêm nốt thứ tư là Si (B) là D7.

                  Bác bấm bất kỳ mà ra tên hợp âm thì chắc do chương trình organ tự động nhận dạng.

                  Comment


                  • #24
                    Không ngờ một điển đàn mạnh ĐIỆN yếu THANH thế này mà luận giải về âm nhạc cũng có quá nhiều cao thủ?... DDDTVN đúng là nơi 'ngọa hổ tàng long" Thanks! Thanks!.
                    Đến đây thì mình tạm chấp nhận lý do tại sao chọn nốt LA 440Hz làm âm chuẩn.
                    Còn 2 vấn đề nửa, chưa làm rỏ:
                    1- Tại sao Nốt La được chuyển vị lên hàng đầu để chọn ký tự A làm đại diện mà không phải là ĐÔ = A ? Nó có trước 1954 hội nghị gì đó đấy nhé?.
                    2- Cổ nhạc Việt Nam tần số bao nhiêu? Chẳng lẻ cổ nhạc, cứ so dây chùn một tí, thẳng một tí là chơi? Chẳng lẻ sư phụ của nhathung bảo nghe nhạc bằng tâm hồn và nghiêm cấm xem bằng mắt ? nghiêm cấm luôn không được nhìn vào oscilo?.
                    Thân ái!....
                    PT

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      Tên của hơp âm bắt đầu bằng tên nốt đầu tiên.

                      Thí du nốt Re (D) gồm có nốt Re (bỏ Mi) lấy Fa bỏ sol (G)lấy La.Vậy hợp âm Re gồm có nốt Re,Fa,La.Nếu trên đầu khóa nhạc gồm 2 nốt thăng bản nhạc thuộc Re trưởng,nếu bản nhạc đầu khóa là 1 nốt giáng thì là Re thứ ( Dm).Nếu lấy thêm nốt thứ tư là Si (B) là D7.

                      Bác bấm bất kỳ mà ra tên hợp âm thì chắc do chương trình organ tự động nhận dạng.
                      Đúng là chương trình tự nhận dạng.
                      Nhưng dầu sao nó cũng vẩn là hợp âm?..Trong một đoạn nhạc nền cho Phim MA người ta dùng rất nhiều hợp âm rất quái mà người chơi nhạc xoàn xoàn như mình chịu pó tay thôi?....Chỉ biết nghe mà rợn người!...
                      Thân ái!...
                      PT

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                        Đúng là chương trình tự nhận dạng.
                        Nhưng dầu sao nó cũng vẩn là hợp âm?..Trong một đoạn nhạc nền cho Phim MA người ta dùng rất nhiều hợp âm rất quái mà người chơi nhạc xoàn xoàn như mình chịu pó tay thôi?....Chỉ biết nghe mà rợn người!...
                        Thân ái!...
                        PT
                        Cái này thì không đúng rồi bác Ptoanel ơi,hợp âm là tập hợp những âm thanh theo 1 quy luật,khác với tạp âm.Người chơi nhạc chắc chắn không sử dụng tạp âm.
                        Thân ái

                        Comment


                        • #27
                          Chế độ tự nhận dạng là đặt chế độ sơ cấp/ trẻ em: nhấn 1 nốt -> hợp âm trưởng của note đó; nhấn 1 nốt kèm theo nốt kế bên trái -> hợp âm thứ. Dùng chế độ này khi chưa nhớ hết các ngón trong hợp âm.
                          Guitare : x có chế độ nào cả, bấm chai cả tay , giãn cả ngón.
                          Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                          <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            hợp âm là tập hợp những âm thanh theo 1 quy luật,khác với tạp âm.Người chơi nhạc chắc chắn không sử dụng tạp âm.
                            Người ta nói : "Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn, khiêu vũ là ngôn ngữ của tình yêu". Mà nói đến ngôn ngữ thì phải nên hiểu rằng có hằng hà "bất quy tắc".
                            Cái quy luật gì đó trong âm nhạc là để học nhạc và dạy nhạc còn khi chơi nhạc và soạn nhạc thì nó không đủ...?
                            Thân ál!.....
                            PT

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                              Người ta nói : "Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn, khiêu vũ là ngôn ngữ của tình yêu". Mà nói đến ngôn ngữ thì phải nên hiểu rằng có hằng hà "bất quy tắc".
                              Cái quy luật gì đó trong âm nhạc là để học nhạc và dạy nhạc còn khi chơi nhạc và soạn nhạc thì nó không đủ...?
                              Thân ál!.....
                              PT
                              Quy luật âm nhac là gì? là sự dúc kết kinh nghiệm lâu đời sao cho tiết tấu,âm điệu ngày càng du dương và truyền thụ sự cảm nhận cho người nghe.

                              Thí dụ: bản nhạc ton Dm, tùy theo âm điệu, người nhạc công sẽ bay bỗng theo các hợp âm kề cận chủ âm như Gm,Am nhưng quy luật bắt buôc trước khi về chủ âm phải về hợp âm A7 rồi mới về Dm.

                              Nếu bác bỏ quy tắc,được thôi,không ai cấm nhưng tôi e rằng người nghe không cảm thu được khúc nhạc.Không ai sọan cái quy luật âm nhạc để làm hàng rào cản trở sự thăng hoa của người nghệ sĩ .

                              Khiêu vũ là ngôn ngữ của tình yêu,nếu không có quy luật,tôi dẩm vào chân bạn.Bạn đạp vào chân cô kia,thế là lọan cả lên.

                              Comment


                              • #30
                                HÊ HÊ cái này sở trường của em ,, em là thợ sửa điện tử kiêm nhạc công đám cưới đám ma,, hiện đang chơi ghitar và organ,, có gì mời các bác tới nhà em cùng bàn luận (âp4 vòng xoay trung sơn huyện bình chánh)

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                ptoanel Tìm hiểu thêm về ptoanel

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X