Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Trong tân nhạc, còn gọi là âm nhạc tây phương cò 07 nốt cơ bản DO RÉ MI FA SOL LA SI. Vậy tần số của từng nốt nhạc trên là bao nhiêu? . Bạn nào biết cho mịnh xin bài? Cảm ơn trước.
Thân ái!....
PT
Trong tân nhạc, còn gọi là âm nhạc tây phương cò 07 nốt cơ bản DO RÉ MI FA SOL LA SI. Vậy tần số của từng nốt nhạc trên là bao nhiêu? . Bạn nào biết cho mịnh xin bài? Cảm ơn trước.
Thân ái!....
PT
Đa tạ bạn! ...
Còn cổ nhạc? bạn có tư liệu cho mình luôn?
Thân ái!
PT
Cổ nhạc thì đơn giản lắm, đại loại là: "Đồ mi là đồ mi phá, bố mi về là bố mi la!!!"
Nhớ khi xưa thời xà lỏn, cũng cắp guitar đi học cho biết... Thật may gặp đúng sư phụ chuyên chơi guitar phím lõm với đàn bầu... Cụ dạy rằng: "Đừng nhìn nốt nhạc, mà hãy nghe nó bằng tâm hồn".
Nhưng ngày đó còn trẻ, đâu có hiểu... Thế nên chẳng chơi được đàn nào ra hồn, giờ ôm hận chỉ biết chơi đàn... bà!
Nếu cứ theo quy định tần số thì âm nhạc sẽ trở thành vô cảm. Âm thanh chỉ gây rung động con tim khi nó cộng hưởng cùng với con tim người nghe, chứ không thì nó chỉ rung động màng nhĩ thôi. Mà để rung động màng nhĩ thì có đủ loại mạch trên cái diễn đàn này, đảm bảo vừa hỏng màng nhĩ vừa viêm màng túi.
Cổ nhạc : Hồ xề xang liu ú cống xự. Hình như còn có thêm oan, phạn nữa.
Hóa ra nhathung có biết "Đồ mi là đồ mi phá, bố mi về là bố mi la!!!", nhiều nốt phết nhỉ.
Thế mà lâu nay cứ tưởng nhathung chỉ biết có 2 nốt : la và đô .
1. (----) Xa xưa (xang)
Vào thời __(xừ.) vua Hồng Đức (cống)
2. Phường Bích Câu.( u ) một nho sinh trọ học (cộng)
Vốn nhà nghèo.(xừ) tên gọi Tú Uyên (xê)
3. (--xê--) Trời xanh biếc (cống)
Đàn chim én.(liu) báo hiệu xuân sang (xang)
4. Cảnh vật.( ngoại thành Thăng Long (xê)
Rừng hoa. tô điểm núi sông (liu)
5. Phía Nam. ngựa xe lũ lượt (cộng)
Chùa Ngọc Hồ. mở hội Vô Gia (u)
6. Thiện nam. tín nữ gần xa (xang)
Đều rủ nhau. cùng đi trẫy hội (cộng)
7. Áo xiêm. hoa gấm lụa là (xề)
Tú Uyên . cũng cất bước hành hương (liu)
8. Bóng tà dương. khuất sau mây bạc (cộng)
Chàng ngồi. nghỉ dưới gốc đa (xê)
9. (--xê--) Nắng chiều (xừ)
Gợi hồn thơ. tình xuân lai láng (cống)
10. Non nước êm đềm. như gương trong sáng (cống)
Nhìn lối về. nhạt nắng hoàng hôn (xê)
11. (--xê--) Chàng bỗng thấy (cống)
Nhẹ nhàng. một chiếc lá bay (xang)
12. Nhìn xem. Có thơ phẩm đề (xừ)
Lối văn từ. đượm vẻ bướm ong (u)
13. Chàng nghĩ rằng(xừ). có kẻ dấu tay (xê)
Nên Vội tìm. nhưng chẳng thấy bóng ai (xê)
14. Lạ lung. lá đâu bay đến (cống)
Phải chăng là. Nguyệt Lão mối mai (xê)
15 (--xê--) Gió bay (xê)
Đưa hương.(xê) lẫn tiếng cười (xừ)
16. Chàng trông.(xừ) từ phía cổng chùa (xừ)
Có một nàng.(xừ) dịu dàng bước ra (xê)
17. (--xê--) Tha thướt (cống)
Hình dáng. gợi lòng thiết tha (xang)
18. Ngơ ngẫn. chàng đến hỏi qua (xê)
Cùng giai nhân.(xê) câu chuyện đậm đà (xừ)
19. (--xừ--) Đình Quãng Văn (xê)
Bỗng nàng. biến dạng mất tăm (xang)
20. Tú Uyên.(u ) nuối tiếc âm thầm (xề)
Thôi cam đành. ôm mối tình câm (liu)
Cổ nhạc thì đơn giản lắm, đại loại là: "Đồ mi là đồ mi phá, bố mi về là bố mi la!!!"
Nhớ khi xưa thời xà lỏn, cũng cắp guitar đi học cho biết... Thật may gặp đúng sư phụ chuyên chơi guitar phím lõm với đàn bầu... Cụ dạy rằng: "Đừng nhìn nốt nhạc, mà hãy nghe nó bằng tâm hồn".
Nhưng ngày đó còn trẻ, đâu có hiểu... Thế nên chẳng chơi được đàn nào ra hồn, giờ ôm hận chỉ biết chơi đàn... bà!
Nếu cứ theo quy định tần số thì âm nhạc sẽ trở thành vô cảm. Âm thanh chỉ gây rung động con tim khi nó cộng hưởng cùng với con tim người nghe, chứ không thì nó chỉ rung động màng nhĩ thôi. Mà để rung động màng nhĩ thì có đủ loại mạch trên cái diễn đàn này, đảm bảo vừa hỏng màng nhĩ vừa viêm màng túi.
Cảm ơn nhathung góp ý rất vui!..."bố mi la là bố mi sùng, bố mi sùng là bố mi thăng, bố mi thăng là má mi đền!...
Thì ra vậy nên nhathung sở trường là chơi đàn...bà?..Khà!khà!...
Nhớ lần đầu cầm guitar đệm cho một bạn ca sĩ, ca bài "Mộng dưới hoa" ton ĐÔ Majeur, không biết mình đàn kiểu gì mà bạn ấy ca xuống thì xuống không nổi! ca lên thì đứt gân cổ!...Thì ra! vì sinh viên quá nghèo nên "đàn chơi không ngại gì đô rê mi phá mà ngại vì đàn phải đứt dây" nên mình so dây thấp không giống ai khiến bạn ấy phải ca lòn lên xuống như cồ nhạc với cái mặt méo xẹo!!!!!
Sau đó mới biết có bán cái còi phát ra nốt LA (A) chuẩn để so dây đàn, và có lẻ nhờ cái còi này mà mình tránh được cái họa phải "chơi đàn...bà" Khà!khà!...
Do vậy, roman cở nào thì cũng phải có chuẩn mựt của nó, bằng không thì không thể hợp tấu, hợp xướng gì ráo trọi."Đàn chơi không ngại gì đô rê mi phá mà ngại vì đàn chỉ với ta!"....Khà khà!.....
Thân ái!...
PT
Ừm... Có lẽ còn phải 8 nhiều về chủ đề này, nhưng chờ sau khi bác Nguyên Đinh Vặn chuyển xuống box "Tâm tình". Chứ 8 ở đây không hợp lý. Đây là box "Điện thanh" mà, nãy giờ toàn thấy thanh, chẳng thấy tí "điên nặng" nào cả.
Thanks! HTTTH!...
Lại cũng toàn là thanh, không thấy điện? Có bản tần số không? bố thí cho xin một bản? bằng không Bác Văn tống bài xuống "ông tám bà tám" bây giờ?...
Thân ái!...
PT
À! còn nửa Paddy ơi!... Cho mình hỏi thêm:
- Dây mì thấp nhất của đàn guitar có tần số là bao nhiêu?
- Nốt DO thấp nhất của cây đàn piano là bao nhiêu?
- Tại sao khi xướng âm thí người ta chọn khởi đầu từ ĐÔ...Ré..MI. Nhưng khi ký tự hóa nó thì người ta lại chọn từ LA/A....SI/B....Có phải chăng chính tần số của nó khiến nốt LA chuyển vị lên hàng đầu là A?.
Nếu là người âm nhạc thì không dính đến tần số, nếu là người kỹ thuật thì không dính đến Đô Ré Mi. Nhưng ở đây rỏ ràng âm nhạc chính là tần số? Âm nhạc và tần số là những thông số mặc định không thể tách rời nhau. Chúng ta đã mang kiếp đam mê kỹ thuật thi không thể mắt thấy tai ngơ? biết đó tay trơ?...Vì thế nên mình tra tấn các bạn, cưỡng bức các bạn cùng mình tiếp tục "loạn suy"...Nếu các bạn không nhảy vào đây với mình thì các bạn là "tội đồ thiên cổ" đấy?
Lạy Chúa!...Xin Người khiển Khổng Minh Trần Văn Khê vào 4R giúp chúng con với! A Men!....
Thân ái!...
PT
- Tại sao khi xướng âm thí người ta chọn khởi đầu từ ĐÔ...Ré..MI. Nhưng khi ký tự hóa nó thì người ta lại chọn từ LA/A....SI/B....Có phải chăng chính tần số của nó khiến nốt LA chuyển vị lên hàng đầu là A?.
PT
Tôi đoán thế này:
Muốn lên dây đàn guitar,người ta dùng 1 âm chuẩn nốt LÀ hay LA để so sánh.
Nếu dùng nốt Là thì có dụng cụ bằng gỗ ,nốt LA thì cái còi để thổi.
Vì vậy khi xướng âm thí người ta chọn khởi đầu từ ĐÔ...Ré..MI. Nhưng khi ký tự hóa nó thì người ta lại chọn từ LA/A....SI/B...
Tôi phải chuẩn bị cây guitar để hòa tấu cùng bác và các cao thủ Nhahung,Htttth. Lâu quá ko chơi,trật nhịp các bác kéo tôi theo nghen.
Tôi đoán thế này:
Muốn lên dây đàn guitar,người ta dùng 1 âm chuẩn nốt LÀ hay LA để so sánh.
Nếu dùng nốt Là thì có dụng cụ bằng gỗ ,nốt LA thì cái còi để thổi.
Vì vậy khi xướng âm thí người ta chọn khởi đầu từ ĐÔ...Ré..MI. Nhưng khi ký tự hóa nó thì người ta lại chọn từ LA/A....SI/B...
Tôi phải chuẩn bị cây guitar để hòa tấu cùng bác và các cao thủ Nhahung,Htttth. Lâu quá ko chơi,trật nhịp các bác kéo tôi theo nghen.
Ok!... Nhưng thiếu logic!...
Nếu vì cái còi nốt LA thì người ta làm cái còi nốt ĐÔ có khó gì? Sao chi phải làm cái còi nốt LA cho thế nhân đão lộn? (Có còi nốt ĐÔ nửa đấy, trên đó có đóng chử C)
Thân ái!...
PT
Sau đó mới biết có bán cái còi phát ra nốt LA (A) chuẩn để so dây đàn, và có lẻ nhờ cái còi này mà mình tránh được cái họa phải "chơi đàn...bà" Khà!khà!... PT
Người ta thường dùng thanh âm La để làm âm mẫu có lẽ vì tai người nhạy nhất với âm này, nên tiện cho việc chuẩn âm các dây đàn. Một âm thoa có tần số dao động riêng, một thanh La mẫu được dùng để lên dây cho piano, sau đó trở thành âm chuẩn để so dây cho các nhạc cụ khác.
Nốt mì thấp nhất của Guitar là E3 tần số 164,81 Hz.Nốt Đô thấp nhất của piano (loại lớn nhất )là C1 tần số 32,70Hz
Hoan nghinh thành viên mới dai-ngu!....
Và có lẻ phải tôn dai-ngu làm Đại-Ca quá?....
Và nếu có thể dai-ngu giải đáp dùm vài thắc mắc... nêu ở trên?...
Thân ái!....
PT
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Bạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...
Comment