Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm thế nào để đo được điện trở của Speaker?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Làm thế nào để đo được điện trở của Speaker?

    Xin máy bác cho em hỏi là làm thế nào để xác định được giá trị điện trở của loa. Trong loa ngoài thành phần điện trở ra thì còn có thành phần cảm kháng hoặc dung kháng không? Để loa hoạt động thì cần cấp nguồn như thế nào (ví dụ loa 8W). Mong các bác trả lời giúp em.
    Chân thành cảm ơn.

  • #2
    Speaker là speaker, loa là loa. Speaker = loa + mạch khuyếch đại đi kèm + nguồn đi kèm. => kô đo trở kháng cái gì hết

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nnvkct
      Xin máy bác cho em hỏi là làm thế nào để xác định được giá trị điện trở của loa.
      ... có thể nói tổng trở (Z)của loa cũng chính là điện trở (R)của loa, dùng Ohm kế đo 2 đầu loa là biết được giá trị này ngay...
      Nguyên văn bởi nnvkct
      Trong loa ngoài thành phần điện trở ra thì còn có thành phần cảm kháng hoặc dung kháng không?
      ... có, vì là cuộn dây được quấn thành vòng nên nó có một giá trị tự cảm nào đó (L), vì là cuộn dây được quấn rất khít nên phát sinh ra những điện dung (C) phân bố giữa các vòng dây... tuy nhiên những giá trị tự cảm và điện dung này rất nhỏ không đáng kể so với tín hiệu âm tần nên có thể bỏ qua... như vậy có thể nói tổng trở Z của loa cũng chính là điện trở R của loa....
      Nguyên văn bởi nnvkct
      Để loa hoạt động thì cần cấp nguồn như thế nào (ví dụ loa 8W). Mong các bác trả lời giúp em.
      ... Vấn đề ở đây không phải là cấp nguồn cho loa như thế nào, mà là phải chọn Ampli có công suất như thế nào cho phù hợp với loa... ví dụ : loa có công suất là 8W thì chọn Ampli có công suất là 10W là hay nhất (nên nhớ, để khai thác hết sức mạnh của loa thì nên chọn loa có công suất trong khoảng từ 3/4 đến 4/5 công suất của Ampli là tốt nhất...)

      Comment


      • #4
        Bác Ki-lô-hẹc độ này rỏi hóa !!!!!
        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
        nguyendinhvan1968@gmail.com

        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi KienLong Xem bài viết
          Speaker là speaker, loa là loa. Speaker = loa + mạch khuyếch đại đi kèm + nguồn đi kèm. => kô đo trở kháng cái gì hết
          Speaker là loa. Loa là speaker.
          Anh KienLong thử tra tự điển xem Loud speaker là kí rì.
          Tiếng Pháp cũng có chữ tương tự, là Haut Parleur (dân giả thường hay gọi là cái Ô pạc lưa) chính là cái Loa. Chẳng dính dáng gì đến cái ampli hết.

          Trở kháng của loa basse thường hơi lớn hơn điện trở thuần của nó một tý. Lý do là vì loa này có nam châm rất lớn, và rất mạnh, cuộn dây có nhiều vòng, nên cảm kháng khá lớn. Thêm vào đó, phải kể đến cảm kháng do phản ảnh từ hệ thống cơ học, gọi là trở kháng do âm học tạo ra. Vì khi màng loa di động sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng, gây ra một cảm kháng ảo. Mà sự di động của màng loa basse lại phụ thuộc rất nhiều vào thùng loa, sức cản trở của không khí, hoặc hốc cộng hưởng âm học mặt trước loa.

          Thông thường, điện trở thuần của loa basse bằng khoảng 75 đến 80% tổng trở loa. Thí dụ, loa 8 ohm, anh đo R sẽ khoảng 6 đến 7 Ohm.

          Trở kháng của loa treble thường không lớn hơn bao nhiêu so với điện trở. Các cuộn dây của loa khá nhỏ, ít vòng, dây mảnh, nên cảm ứng yếu hơn. Màng loa thưởng không di động, nên điện áp cảm ứng không đáng kể. Khi tần số lên cao, thì điện dung ký sinh giữa các vòng dây sẽ làm giảm tổng trở đi.
          Riêng đối với loa treble loại áp điện thì điện trở thuần lớn đến vô cực.

          Cách đo tổng trở loa, thường thường người ta dùng phương pháp Volt ampere, hoặc so sánh với điện trở mẫu. Dùng nguồn phát tần số thay đổi được, và cho qua ampli, vào loa. Đo Volt, ampere để tính ra tổng trở. Hoặc cũng dùng nguồn trên, nhưng cho phát vào loa nối tiếp với một điện trở chuẩn 8 Ohm. Đo điện áp trên 2 đầu loa, và điện áp trên hai đầu điện trở để tính ra giá trị tổng trở loa. Thay đổi tần số từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Vẽ đường đặc tuyến tổng trở loa theo tần số.

          Thông thường, đối với loa toàn dải, hoặc loa thùng nhiều đường tiếng, người ta đưa ra tổng trở danh định khi đo ở tần số 1kHz hoặc 400Hz.
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #6
            Nhóc hay thật, lý thuyết rất tốt và viết bài rất cô đọng.

            Những cái Nhóc nói anh cũng có biết qua đọc sách nhưng chỉ để tham khảo, việc đo đạc loa rất phức tạp và độ chính xác ko cao, thôi thì cứ tin vào thông số của nhà SX ghi trên loa vậy. nhiệm vụ còn lại của mình là làm sao ra được cặp loa nghe vừa lỗ tai hoặc bán ra được người dùng chấp nhận, điều này cần nhiều kinh nghiệm, trình độ và...cái lỗ tai của mình nữa

            Nếu bạn ko biết thưởng thức hoặc ko yêu âm nhạc (có trình độ âm nhạc càng tốt) thì cho dù bạn say mê điện tử đến đâu cũng khó lòng làm dc phải ko nào ???

            Comment


            • #7
              Chào các bạn, cho tôi góp vui một chút. Thực ra việc đo trở kháng loa bằng đồng hồ chỉ nhằm mục đích kiểm tra loa còn tốt hay đã bị hỏng. Trở kháng và công suất của loa thường được nhà sản xuất in rõ ràng phía sau của loa( trừ một số loa đi theo thiết bị đặc biệt)
              - Về cơ cấu, loa giống hệt như micro điện dung, nghĩa là có một màng loa gắn liền với một cuộn dây, di động giữa một lõi nam châm có từ trường thật mạnh( Trừ loa thạch anh là loa rung bằng lớp thạch anh giữa hai màng kim loại tạo ra âm trung < MID> và âm cao< TREBLE>). Hoạt động của loa ngược lại với micro, khi đưa tín hiệu điện vào cuộn dây của loa, màng rung mạnh và tạo ra âm thanh
              - Loa màng nhún( Bằng giấy, xốp hoặc plastic) nếu màng loa lớn ( 15-45cm) dùng phát âm trầm hoặc âm trung. Màng loa nhỏ, cứng (titanium) dùng cho âm cao .Loa củ nén( Compression Driver ) chỉ có màng rung nhỏ, cứng dùng cho âm trung và cao. Các loại loa này thường có trở kháng là 4, 8, 16 OHM.
              - Loa sắt ( Horn speaker ) củ loa loại nén nhưng vành loa ( Bằng kim loại hay nhựa tổng hợp ) được thiết kế đặc biệt để phóng đại nguồn âm thanh lớn và chói tai chỉ dùng ngoài trời.Độ nhậy loa rất cao nên hiệu xuất cũng rất cao. Ở các máy phát thanh công cộng, người ta sử dụng tổng trở loa khoảng 600 , 1K hoặc 10K Omh. Khi dùng loa tổng trở cao có điểm lợi là có thêm hay bớt một số loa mà không làm ảnh hưởng đến công suất âm thanh tổng( Dùng với amply phóng thanh có phân vùng ). Nhằm truyền tín hiệu đi xa, điện áp loa càng cao thì dòng càng thấp và suy hao trên đường truyền càng nhỏ . Vì vậy, các amply dùng cho loại loa này có điện áp đầu ra từ 70-120 V.
              Về câu hỏi "Để loa hoạt động thì cần cấp nguồn như thế nào (ví dụ loa 8W)." thì bạn chỉ phải quan tâm đến nguồn cấp khi thùng loa đó đã có sẵn amply ở bên trong ( Như loa máy tính v.v.)và điện áp này phụ thuộc vào thiết kế của nhà sản xuất ( Nguồn cắm trực tiếp hay qua adaptor ). Còn nó là loại loa không có amply bên trong thì bạn chỉ cần kiếm một amply có trở kháng đầu ra giống trở kháng loa và công suất nhỏ hơn một chút loa của bạn là được. ( Đối với âm thanh chuyên nghiệp người ta thường sử dụng amply có công suất lớn hơn loa vì khi đó âm thanh sẽ căng hơn và amply sẽ không phải chạy hết công suất nhưng nếu không cẩn thận thì bạn sẽ cho cả hệ thống loa vào kho )
              Có một vài hiểu biết nông cạn, nếu có gì không đúng xin các cao thủ bỏ qua cho.

              Comment


              • #8
                Đại thể là như thế này !!!
                Tèn ten !!! DĐ không up được File hình . Nên bản vẽ hệ thống đo loa đành để dành vậy
                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                nguyendinhvan1968@gmail.com

                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                Comment


                • #9
                  Đo điện trở loa = R + j*PI*f*L
                  Trong đó R là điện trở thuần của loa đo bằng đồng hồ vạn năng thang đo ôm.
                  j là số phức, PI = 3.14. f là tần số đặt vào loa. Như vậy trở kháng của loa phụ tuộc tần số. L đương nhiên là điện cảm của loa, xác định bằng máy đo điện cảm, nếu pác muốn xác định chính xác, xin đến phòng thí nghiệm của tôi.

                  Các bác mắc 1 sai lầm nữa là không bao giờ cho phép công suất amply lớn hơn công suất của loa, bởi vì như vậy amply sẽ làm cháy loa ngay. Bởi vì công suất ghi ở loa là công suất điện cho phép loa có thể chịu đựng được.
                  Ví dụ 8W = U*I = (U*U)/R = R*I*I. Trong trường hợp này nếu chọn loa 8W và 8ohm thì điện áp lớn nhất đặt vào loa là 8V xoay chiều hiệu dụng.

                  Comment


                  • #10
                    bác noí không đúng,chính xác phải là:
                    không bao giờ được để công suất phát ra từ amply mà lớn hơn công suất cuả loa

                    em làm con amply 100w đánh vào con loa 10W thì chẳng có gì cả,lý do là chỉ cho nó xuất ra 10W mã thôi,he he,bởi vậy người ta mới chế ra cái volume chứ

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                      Đại thể là như thế này !!!
                      Tèn ten !!! DĐ không up được File hình . Nên bản vẽ hệ thống đo loa đành để dành vậy
                      bác qua đây http://photobucket.com/ đăng kí 1 acc , up hình thoải mái rồi mang link qua đây show hàng cho anh em coi

                      Comment


                      • #12
                        Một cái loa ghi 8ohm, 0,25W. Ta đóng mở nguồn 5V xuống loa qua cái transistor, như vậy dòng Dc qua loa lúc mở coi như Idc=0,625A. Như vậy là cái loa nó chịu dòng tới 625mA qua nó mà không ... đứt sao! Các bác chỉ giúp zemen hiểu đoạn này với!
                        !e

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
                          bác noí không đúng,chính xác phải là:
                          không bao giờ được để công suất phát ra từ amply mà lớn hơn công suất cuả loa

                          em làm con amply 100w đánh vào con loa 10W thì chẳng có gì cả,lý do là chỉ cho nó xuất ra 10W mã thôi,he he,bởi vậy người ta mới chế ra cái volume chứ
                          ... chính xác, bắt tay bác Châu một cái xem nào....
                          Theo kinh nghiệm của dân chơi âm thanh chuyên nghiệp (pro) thì để khai thác hết sức mạnh của loa cũng như của Ampli, nên chọn loa có công suất khoảng từ 3/4 đến 4/5 công suất của Ampli thì tốt...

                          Comment


                          • #14
                            vâng,cái này là vấn đề kinh tế thôi,tranistor khi đó sẽ được khai thác gần hết công suất -->lưu ý vấn đề giải nhiệt

                            lắp theo class D thì miếng tản nhiệt có thể không cần gắn cũng chả chết ,cái này mà nghe nhạc thì chán bỏ xừ,chỉ thích hợp cho phóng thanh công cộng.Mấy cậu choai choai thích cái này để gắn vào xế nổ

                            Comment


                            • #15
                              Một cái loa ghi 8ohm, 0,25W. Ta đóng mở nguồn 5V xuống loa qua cái transistor, như vậy dòng Dc qua loa lúc mở coi như Idc=0,625A. Như vậy là cái loa nó chịu dòng tới 625mA qua nó mà không ... đứt sao! Các bác chỉ giúp zemen hiểu đoạn này với!
                              khi ta hạn chế tín hiệu vào bằng volume thì 1 phần áp nguồn sẽ đánh vào loa,phần kia sẽ rớt trên Vce của transistor,con loa vẫn bình an vô sự.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nnvkct Tìm hiểu thêm về nnvkct

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X