Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CDI Xe máy .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi hero_7070 Xem bài viết
    Theo tôi chỉ những xe gắn máy có dòng chữ EFI mới có sự thay đổi thời điểm đánh lửa nhờ hệ thống đánh lửa điện tử, còn lại các xe # thì thời điểm đánh lửa đều được đặt cố định. Ở xe hơi, đối với những xe đời thấp thì có những bộ phận cơ khí giúp cho tăng góc đánh lửa sớm, xe đời cao cũng không cần bộ phận đó mà hệ thống đánh lửa điện tử tự nó tăng góc đánh lửa lên Các bác xem lại đi kẻo mấy ông sủa xe bịp.
    Vâng thậm chí có xe còn áp dụng thay đổi thời điểm mở xupap nữa cơ, trong kỹ thuật người ta gọi là cam thông minh đấy. Các bác cứ ra mà xem mấy xe TOYOTA 5 chỗ nghồi mà xem, nếu xe nào có gắn chữ VVTi là chính nó đấy. Các bác có biết tại sao không? làm gì thì làm mục đích cuối cùng là để tăng cường khả năng làm việc của động cơ mà thôi, nhiệm vụ của anh em điên nặng tư hỏi là:mình phải làm gì khi phải làm tăng góc đánh lửa sớm nên khoảng 10 độ, tăng góc quay trục cam sớm lên 5 độ (chỉ khi tăng tốc thôi nhé).

    Comment


    • #62
      Các CDI sau này, loai chất lượng tốt theo xe, thường dùng con IC FM4213 mô phỏng theo con MB4213. IC này tự phân tích tốc độ để xác định thời điểm đánh lửa. Thời gian của xung tín hiệu từ cuộn pulser ( cuộn kích) từ lúc bắt đầu đến lúc quét qua khỏi điểm kích dùng để xác định tốc độ của xe mà đánh lửa cho phù hợp. 2 chân 2 và 7 làm nhiệm vụ này. File đính kèm. Các xe đắt tiền thì dùng CDI có IC lập trình.
      Attached Files

      Comment


      • #63
        hồi nhỏ hay đua xe mình phá lốc máy gắn thêm một cục kích phiá trước cục zin, ga cuối bật công tắc qua cục kích đó, kết quả thắng khá nhiều độ lớn trên xe Dream 2
        Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi Green_Age Xem bài viết
          hồi nhỏ hay đua xe mình phá lốc máy gắn thêm một cục kích phiá trước cục zin, ga cuối bật công tắc qua cục kích đó, kết quả thắng khá nhiều độ lớn trên xe Dream 2
          Bạn có nhớ là khoảng cách giữa 2 cục kích khoảng bao nhiêu m/m? và tốc độ cở nào hoặc tua máy là bao nhieu RPM thì chuyển cục kích mà ko bị "dộng"?

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi velo Xem bài viết
            Bạn có nhớ là khoảng cách giữa 2 cục kích khoảng bao nhiêu m/m? và tốc độ cở nào hoặc tua máy là bao nhieu RPM thì chuyển cục kích mà ko bị "dộng"?
            mình nhớ đưa nó ra đằng trước cỡ 25-30 độ gì đó, trên cái cốt số một chút, khoét banh cái lốc một lỗ, cục kích bẻ cái bát sắt rôì lấy keo AB đổ cho nó dính, cục kích còn mài bớt nhưạ cho nó nhỏ thì phải, rồi dẫn dây ra công tắc dùng chân đạp.Mình vưà sang hết số là đạp công tắc đó luôn.Còn cỡ chưa tới 3/4 ga là máy ngọt rồi
            thanks bạn!
            Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

            Comment


            • #66
              Các bạn bàn “táng” sôi nổi quá.
              Theo những gì tôi biết thì:
              1. Đối với động cơ xăng (vì đa phần ĐC xăng mới cần đánh lửa) sử dụng vít lửa thì sẽ có 2 trường hợp. Vít lửa cố định, thời điểm phát lửa sẽ cố định khoảng 5 đến 10° trước tử điểm thượng (TDT hay điểm chết trên DCT) tùy theo ĐC được thiết kế chạy với W (vận tốc góc - số vòng trên phút RPM) lớn hay nhỏ. Và vít lửa có gắn "búa tạ" (như chiếc 67 đã đề cập) thì dựa trên lực ly tâm, góc đánh lửa sẽ sớm 5° khi 500<w<1000rpm; và tăng lên 10° -> 15° khi 1000<w<5000 rpm; với các ĐC tốc độ cao, góc đánh lửa sớm sẽ là 30° -> 35°.

              2. Đối với ĐC xăng dùng IC (CDI(Capacitor Discharge Ignition) khác với CDI(Common rail direct injection) dùng trên Mercedes – Benz) thì đã loại được vít lửa và chuyển sang dùng "kích", vị trí của “cục kích” sẽ đặt trước vị trí TDT trên volang tầm 35°, và (dĩ nhiên) mỗi vòng quay trục khuỷu sẽ tạo ra một xung kích. và với 2 xung sẽ cho ra một tín hiệu phát lửa. Còn về xử lý thế nào chờ hồi sau sẽ rõ). với các ĐC made in Tung Của hoặc VN thì “cứ thế mà làm. Nhưng đối với các ĐC “xịn” thì lại dựa trên lý thuyết của “búa tạ” tức là: khi ĐC quay 800rpm <=> 13.3Hz thì nhiệm vụ của ECU hay CDI sẽ “ra lệnh” đánh lửa tầm 5°.... và tăng lên 10° -> 15° khi 1000rpm < f < 5000rpm và góc đánh lửa sớm sẽ là 30° -> 35°....

              3. Đối với ĐC dùng DC-CDI thì chỉ là “cải tiến thêm tí xíu” thay vì dùng điện phát ra từ mâm lửa (giống cuộn đèn-sạc) với V~110V thì nay NSX dùng ngay điện DC c̉ua Accu rồi nâng lên 220VAC. Với phương pháp này, cường độ tia lửa điện sẽ ổn định dù vừa khởi động, hay bạn đang “mua hết” ga. Tuy nhiên, thời điểm đánh lửa vẫn tương tự “búa tạ”.

              Có vài bạn hiểu lầm nếu là DC-CDI thì xe sẽ “ngủm” nếu không có Accu, thực ra chuyện không đến nỗi nào vì bạn chỉ không “Electric started” được thôi và dĩ nhiên vẫn “kick started” (nếu xe bạn có cần khởi động). Vì khi đạp, cuộn đèn-sạc sẽ phát ra điện để cấp về cho Accu.

              Và thêm nữa FI(Fuel Injection) hay EFI(Electric FI) thì lại là chuyện của cái “bình xăng con”. Vì công nghệ này sẽ không dùng chế hòa khí (CHK) nữa mà dùng kim phun (giống ĐC diezen) và có thể phun theo cách mà CHK làm là phun trên đường ống nạp, hoặc tối ưu hơn là phun thẳng vào buồn đốt trước thời điểm đánh lửa. Với PP này, NSX có thể cho ra đời các ĐC có tỉ số nén rất cao.

              và vì chúng ta đang tìm hiểu về CDI nên tôi chỉ xin nói đến đây (đi quá xa rồi).

              -----------
              Giống đang thuyết quá!

              Sorry vì xì băm!!
              Last edited by NGUYENDANGGR; 19-12-2008, 13:01.

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi NGUYENDANGGR Xem bài viết
                Nhưng đối với các ĐC “xịn” thì lại dựa trên lý thuyết của “búa tạ” tức là: khi ĐC quay 800rpm <=> 800Hz thì nhiệm vụ của ECU hay CDI sẽ “ra lệnh” đánh lửa tầm 5°.... và tăng lên 10° -> 15° khi 1000Hz < f < 5000Hz và góc đánh lửa sớm sẽ là 30° -> 35°....
                Nguyên tắc là thế nhưng thực tế thì mỗi hiệu xe/ đời xe đều có đường biểu diễn đánh lửa khác nhau để đạt hiệu suất tối ưu. Cái này thường trình bày trong các workshop manual. Tại sao phải như thế thì có lẽ nhà thiết kế họ rành hơn mình, ví dụ phải kết hợp khẩu độ bình xăng con, góc mở/đóng của cam .... Cũng vì lý do đó nên nhiều dân độ xe thích dùng đánh lửa có sử dụng IC lập trình. Họ sẽ lập trình và thay đổi lập trình để có được góc đánh lửa phù hợp với tua máy. VN ko biết có ai chế được CDI hoặc TCI loại này hay chưa.

                Comment


                • #68
                  Hỏi anh em 1 chút về xe máy...

                  Chào tất cả anh em!
                  Mình đọc thấy luồng này hay quá mà chưa có dịp tham gia. Hôm nay vừa gặp phải sự cố nên vội post lên cho anh em nào có kinh nghiệm, ý kiến góp ý, giúp đỡ. Số là sáng nay mình đang đi xe bon bon trên đường tự nhiên xe tắt máy cái rụp, đề, đạp gì cũng không nổ.. mình tháo cọng dây nối với cái chụp bugi gí sát vào lốc máy thì không thấy nẹt lửa gì hết. Mình nghĩ là chắc chết IC xe nên đành dắt bộ, được 1 đoạn mình thử đề máy lại thì xe lại nổ máy. Lúc này mình lại thử tháo cọng dây nối với bugi và gí vào lốc máy như lúc nãy thì lại thấy nẹt lửa xoẹt xoẹt, bó tay luôn... Giờ không biết nó bị sao để sửa cho triệt để nữa. Anh em nào có cao kiến chỉ gấp giúp mình với, xe mình là "cái chân" để mần ăn mà lại thỉnh thoảng dở chứng nữa chừng vầy chắc chết mình... với lại mình cũng ngán đem ra máy ông sửa xe máy vì họ "vẽ" dữ" lắm...
                  Cám ơn trước!

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi heolun2006 Xem bài viết
                    Chào tất cả anh em!
                    Mình đọc thấy luồng này hay quá mà chưa có dịp tham gia. Hôm nay vừa gặp phải sự cố nên vội post lên cho anh em nào có kinh nghiệm, ý kiến góp ý, giúp đỡ. Số là sáng nay mình đang đi xe bon bon trên đường tự nhiên xe tắt máy cái rụp, đề, đạp gì cũng không nổ.. mình tháo cọng dây nối với cái chụp bugi gí sát vào lốc máy thì không thấy nẹt lửa gì hết. Mình nghĩ là chắc chết IC xe nên đành dắt bộ, được 1 đoạn mình thử đề máy lại thì xe lại nổ máy. Lúc này mình lại thử tháo cọng dây nối với bugi và gí vào lốc máy như lúc nãy thì lại thấy nẹt lửa xoẹt xoẹt, bó tay luôn... Giờ không biết nó bị sao để sửa cho triệt để nữa. Anh em nào có cao kiến chỉ gấp giúp mình với, xe mình là "cái chân" để mần ăn mà lại thỉnh thoảng dở chứng nữa chừng vầy chắc chết mình... với lại mình cũng ngán đem ra máy ông sửa xe máy vì họ "vẽ" dữ" lắm...
                    Cám ơn trước!
                    Chắc là tại cái công tắc điện nó bị lờn không nhả hẳn đường nối mass cho nguổn bobin đó nếu bị nửa chỉ cần xoay mạnh chìa là nổ ngon lành, nếu có dầu chùi rỉ thì bơm vào xoay qua lại nhiều lần cho sạch,vụ này mình cũng bị rồi đang chạy lọt ổ gà cái là tắc tịt mò mãi mới ra.

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                      Chắc là tại cái công tắc điện nó bị lờn không nhả hẳn đường nối mass cho nguổn bobin đó nếu bị nửa chỉ cần xoay mạnh chìa là nổ ngon lành, nếu có dầu chùi rỉ thì bơm vào xoay qua lại nhiều lần cho sạch,vụ này mình cũng bị rồi đang chạy lọt ổ gà cái là tắc tịt mò mãi mới ra.
                      Thanks bạn vì đã trả lời!
                      Nhưng bạn ơi, bạn nói rõ 1 chút được không vì mình cũng hơi "gà", cái công tắc điện là cái ổ khóa xe phải hông? Còn "không nhả hẳn đường nối mass cho nguổn bobin" là sao bạn? Cái "bobin" là gì zậy? Với lại trường hợp của mình bị thì lúc xe không nổ máy được nhưng đề vẫn kêu o o mà...
                      Mong hồi âm!

                      Comment


                      • #71
                        Công tắc điện chính là cái ổ khóa xe, khi xoay ổ khóa này theo chiều kim đồng hồ thì nó tuần tự kéo chốt khóa cổ, nối thông điện bình, cắt mass khỏi đường cấp nguồn cho cuộn dây đánh lửa<bobin> .Ổ khóa xe nội hay xe TQ thì không tốt như ở xe hảng khi xoay chìa theo chiều mở khi điện bình được nối thông đèn số O trên bảng sáng đáng lễ đưởng điện cấp cho cuộn đánh lửa cũng được tách ra khỏi mass thì ở ổ khóa này vẫn chưa được tách phải xoay thêm đến khi cứng tay thì mới tách ra được vì vậy khi mở ổ khóa loại này nhẹ tay đường mass này mới được tách ra có chút xíu chưa tách rời đến vị trí an toàn nên khi chạy xe dằn xóc tiếp điểm này dính lại làm mất nguồn cấp cho cuộn dây đánh lửa xe không nổ máy được trong khi đề vẩn chạy đèn số O đèn signal đèn thắng vẩn sáng.Bạn thử lại như sau xoay chìa khóa theo chiều mở đén khi cứng tay xoay trả lại chút xíu ở vị trí mà đèn số O còn sáng rồi thử đề xem bảo đảm là giống như tình trạng bạn đã mô tả.Ca này về sau tôi thấy có người bị như vậy đẩy vô tiệm thợ thử rồi nói hư CDI thay cục khác vào nổ tốt về nhà tiếc tiến sửa táy máy láy cục cũ ra gắn vào cũng nổ tốt nhưng nghỉ nó hư ngầm không dám xài đâu biết nguyên nhân là ở ổ khóa.

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                          Công tắc điện chính là cái ổ khóa xe, khi xoay ổ khóa này theo chiều kim đồng hồ thì nó tuần tự kéo chốt khóa cổ, nối thông điện bình, cắt mass khỏi đường cấp nguồn cho cuộn dây đánh lửa<bobin> .Ổ khóa xe nội hay xe TQ thì không tốt như ở xe hảng khi xoay chìa theo chiều mở khi điện bình được nối thông đèn số O trên bảng sáng đáng lễ đưởng điện cấp cho cuộn đánh lửa cũng được tách ra khỏi mass thì ở ổ khóa này vẫn chưa được tách phải xoay thêm đến khi cứng tay thì mới tách ra được vì vậy khi mở ổ khóa loại này nhẹ tay đường mass này mới được tách ra có chút xíu chưa tách rời đến vị trí an toàn nên khi chạy xe dằn xóc tiếp điểm này dính lại làm mất nguồn cấp cho cuộn dây đánh lửa xe không nổ máy được trong khi đề vẩn chạy đèn số O đèn signal đèn thắng vẩn sáng.Bạn thử lại như sau xoay chìa khóa theo chiều mở đén khi cứng tay xoay trả lại chút xíu ở vị trí mà đèn số O còn sáng rồi thử đề xem bảo đảm là giống như tình trạng bạn đã mô tả.Ca này về sau tôi thấy có người bị như vậy đẩy vô tiệm thợ thử rồi nói hư CDI thay cục khác vào nổ tốt về nhà tiếc tiến sửa táy máy láy cục cũ ra gắn vào cũng nổ tốt nhưng nghỉ nó hư ngầm không dám xài đâu biết nguyên nhân là ở ổ khóa.
                          Hông biết được hông nữa, để mình mần thử xem...
                          Thank nhiều nhiều!

                          Comment


                          • #73
                            Bạn heolun2006 chạy xe j vậy? Nếu là xe Su thì khỏi tháo ra nhé. Kiểu cắt cao áp như bạn tuyennhan nói chỉ có ở vài xe thôi (điển hình là xe Honda).

                            Comment


                            • #74
                              Các bác có thấy một diode mắc ngược từ Ground lên đầu vào (từ cuộn lửa) trong các mạch CDI không? Mình có thắc mắc về cái này, về tác dụng (mình đoán) nó để xả các xung ngược sinh ra lúc đánh lửa giống như 1 freewheel Diode. Còn tác hại thì : Bobin lửa sinh ra một điện áp xoay chiều, bởi vậy chẳng phải ở chu kỳ âm, sẽ có dòng rất lớn chảy qua Diode này nối tắt 2 đầu cuộn lửa với nhau, cuộn lửa sẽ rất nóng ( do I lớn) đồng thời gây lực cản lớn( có thể làm xe bị "đì"). Không biết ai có ý kiến gì về con Diode này và giải pháp khắc phục không.

                              Or call me 0903911109

                              Comment


                              • #75
                                To : Connection

                                Con diod này nhiệm vụ chủ yếu để bảo vệ SCR khi phân cực ngược . Cuộn lửa cho CDI điện trở thuần thường > 400 ohm , số vòng thường > 7000vòng -> trở kháng
                                khá lớn -> dòng vẫn trong phạm vi cho phép , không hiểu ý bạn máy bị đì là như thế nào ? Do công suất máy phát tăng hay do ảnh hưởng tới sự vận hành của CDI ???

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X